TT. Huế: Lễ Tưởng niệm Tổ sư khai sơn chùa Từ Lâm

Đăng lúc: Chủ nhật - 13/04/2014 23:31 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
Sáng ngày 14.04.2014 (15.03 Giáp Ngọ) tại chùa Từ Lâm, (số 27, đường Trần Thái Tông, phường Thủy Xuân, thành phổ Huế) đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng niệm húy nhật Tổ sư khai sơn chùa Từ Lâm, đồng thời là lễ kỷ niệm 25 năm ngày Thượng tọa Thích Huệ Phước, UV HĐTS, Phó Trưởng BTS kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế về đảm nhận trú trì chùa Từ Lâm và phát triển ngôi cổ tự phạm vũ này.
Đến dâng hương đảnh lễ đức Tổ sư khai sơn chùa Từ Lâm có chư Tôn Giáo Phẩm thành viên HĐCM, HĐTS GHPGVN, trú xứ tỉnh Thừa Thiên Huế; chư Tôn Giáo Phẩm Chứng minh BTS, chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni các Ban ngành trực thuộc Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, chư Tôn đức Ban Trị sự 8 huyện thị, chư Tôn đức trú trì các Tổ đình, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, Niệm Phật đường trong tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh thành trong cả nước, cùng đông đảo Phật tử các giới đã về dự lễ.

Theo tác phẩm “Chư Tôn thiền đức và Cư sĩ hữu công Phật giáo Thuận Hóa” tập 1. Trang 63 do HT. Thích Trung Hậu và Thích Hải Ấn biên soạn.
 


Thiền sư Từ Lâm (? – ?)
Chùa Từ Lâm – Huế

 
Về Thiền sư Từ Lâm, cho đến nay chúng ta chưa tìm thấy một tài liệu nào viết về lịch sử của Ngài. Một tài liệu xưa nhất và cũng duy nhất, hiện nay đang còn để chúng ta có thể sử dụng được, là bài văn bia của Tổ sư Liễu Quán, dựng tại tháp ngài trên núi An Cựu, cách Thiên Thai Thuyền Tôn Tự (chùa Thuyền Tôn). Bài văn đó do một nhà sư Trung Hoa soạn vào tháng Tư năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748) sau khi Tổ sư Liễu Quán viên tịch được 5 năm; có một câu: "... Năm Đinh Sửu (1697), thọ Cụ túc giới với Từ Lâm Lão Hoà thượng; năm Kỷ Mão (1699), Ngài đi tham cứu khắp nơi, ăn uống rất đạm bạc...". Như thế, rõ ràng Thiền sư Từ Lâm đã khai sơn thảo am trước năm 1695, là năm ngài Thạch Liêm mở giới đàn Thiền Lâm rất lâu. Có thể cùng lần với Thiền sư Giác Phong ở núi Hàm Long. Trong bia ở tháp Tổ sư Liễu Quán, có nói đến Tế Viên Hoà thượng, Giác Phong Lão tổ, Trường Thọ Thạch Lão Hoà thượng, Từ Lâm Lão Hoà thượng, Tử Dung Hoà thượng. Nghiên cứu cách xưng hô này cho thấy: Ngài Giác Phong là vị cao niên nhất trong giai đoạn từ 1691 đến 1702, vì được dùng chữ "Lão tổ"; ngài Thạch Liêm và ngài Từ Lâm được dùng "Lão Hoà thượng". Vào năm 1697, ngài Thạch Liêm được 64 tuổi; tuổi được xưng "Lão Hoà thượng", thì chắc Ngài Từ Lâm cũng xấp xỉ từ 64 đến 66 tuổi, nên mới xưng "Lão Hoà thượng" như đối với ngài Thạch Liêm.

Dù sao đây cũng là một giả thuyết tìm hiểu gián tiếp mà không có gì chính xác được. Một điểm nữa là câu văn bia: 丁丑年禮慈林老和尚圓具足戒 "Đinh Sửu niên, lễ Từ Lâm lão Hoà thượng viên Cụ túc giới"; thì không biết việc tổ chức truyền giới như thế nào. Hai năm về trước, đại giới đàn của ngài Thạch Liêm tổ chức ở thiền viện Thiền Lâm, chỉ cách thảo am ngài Từ Lâm có một đoạn đường ngắn. Thế thì, ngoài ngài Từ Lâm ra, còn có các vị nào đã dự trong lễ truyền giới cho Tổ Liễu Quán? Không làm sao biết được, vì không có sách sử nào nói đến. Cho nên, ngoài Tổ Liễu Quán, hậu thế chúng ta không biết gì về Tổ Từ Lâm. Sau khi thọ Tỳ-kheo giới với Tổ Từ Lâm, Tổ Liễu Quán đã ở lại với Bổn sư được ba năm (1697 - 1699). Theo văn bia đã ghi, chỉ chưa đầy ba năm, Tổ Liễu Quán đã ra đi khỏi Tổ đình. Vì sao có sự kiện như thế xảy ra được? Sự kiện này chỉ có hai điều kiện sau đây: 1. Nếu giữ đúng tinh thần giới luật thì Từ Lâm Lão Hoà thượng đã viên tịch, công phu tu tập bị trở ngại, nên Tổ Liễu Quán mới được phép rời Tổ đình của Bổn sư để đi tham lễ một thầy khác; 2. Nếu theo "Thiền" thì Tổ Liễu Quán có thể xin đi và được thầy cho đi. Nhưng trường hợp này thì Bổn sư của ngài là Từ Lâm Lão Hoà thượng phải giới thiệu nơi cho đệ tử mình đến tham lễ. Đằng này, văn bia cho biết Tổ Liễu Quán nghe ngóng, đi tìm hiểu khắp rừng Thiền Thuận Hoá, mới được biết Minh Hoằng Tử Dung là người giỏi dạy người ta tham thiền. Sự kiện này nói lên tình trạng không có thầy chỉ dẫn. Thế thì, phải chăng Từ Lâm Lão Hoà thượng đã viên tịch trong khi Tổ Liễu Quán không hề chuẩn bị sự rời thầy ra đi, mà buộc phải ra đi vào năm 1699 này?

Năm Nhâm Ngọ (1942), trong bộ Việt Nam Phật giáo sử lược, Hoà thượng Mật Thể khi viết về Tổ Liễu Quán, có nói: "Năm Đinh Sửu (1697), Ngài thọ Cụ túc giới với ngài Từ Lâm Lão Hoà thượng (cũng là người Trung Quốc, mộ Ngài nay còn ở chùa Từ Lâm, gần nhà máy nước ở Huế)"(1). Câu văn chú giải trong vòng đơn có hai điểm cần lưu ý: Thứ nhất, Từ Lâm Lão Hoà thượng là người Trung Hoa, rõ ràng thế rồi. Thứ hai, Hoà thượng Mật Thể đã dùng chữ "mộ" chứ không phải là "Lăng" hay "Tháp". Có thể khi viết câu đó, Hoà thượng đã theo câu chú giải soá(2) [1] của Louis Sogny viết trong bài: Le premier annamite consacreù supeùrieur bonzerie par des Nguyeãn – Son tombeau(3) [2]. Câu ấy thế này: "Chinois également. Son tombeau est situé à la pagode Từ Lâm près des filtres de l'Usine des Eaux de Huế". Nhà máy nước Huế do kiến trúc sư người Pháp là Bossard thực hiện từ năm 1909 đến năm 1911 thì hoàn thành. Trong khi xây dựng nhà máy nước, người Pháp đã ban đất vùng đồi phía sau chùa Từ Lâm hiện nay để làm mặt bằng. Trong khi thực hiện công việc, rất có thể người Pháp đã làm hỏng phần tháp của Từ Lâm Lão Hoà thượng, nếu ngày xưa đã có tháp Ngài ở vùng này. Hiện nay ở phía tây đồi Quảng Tế, cạnh nhà máy nước còn dấu tích một nền vuông, có thành trong, thành ngoài chìm dưới đất, ống nước như khuỷu tay đặt lên trên. Rất có thể đây là cổ tháp của Từ Lâm Lão Hoà thượng ngày xưa chăng?

Chùm ảnh của buổi lễ
 


Thượng tọa Thích Huệ Phước đảnh lễ tác bạch cung thỉnh chư Tôn đức







Chư Tôn Hòa thượng dâng hương đảnh lễ











Hòa thượng Thích Huệ Ấn niêm hương bạch Phật









Đông đảo Phật tử các giới































Trước đó, ngày 14.04 Giáp Ngọ, chư Tôn đức Tăng Ni, Quý Đạo hữu Phật tử các ban ngành trực thuộc Ban Trị sự GHPGVN huyện A Lưới do Đại đức Thích Tâm Phương, Trưởng BTS làm trưởng đoàn đã về chùa Từ Lâm dâng hương hoa quả phẩm và đảnh lễ Tổ sư.
 


Phái đoàn Ban Trị sự GHPGVN huyện A Lưới



Đại đức Thích Tâm Phương dâng lời cẩn bạch









Đảnh lễ Tổ sư







Chụp hình lưu niệm


-----------------------------------
(1)     Mật Thể, Sđd. tr.198-199.
(2)    Xem trong tập Guide de l’Annam, tr.107, năm 1911.
(3)    L. Sogny, đã dẫn trong BAVH số 3, năm 1928 tháng 7-9.

Tác giả bài viết: Ban TT TT GHPGVN huyện A Lưới
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 268
  • Khách viếng thăm: 252
  • Máy chủ tìm kiếm: 16
  • Hôm nay: 71271
  • Tháng hiện tại: 2790852
  • Tổng lượt truy cập: 88595455
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012