Làm giàu

Đăng lúc: Thứ hai - 28/10/2013 07:39 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Thường thì trong công cuộc mưu sinh, làm ăn chân chính vốn đã rất vất vả. Làm giàu chân chính lại càng vất vả hơn. Vậy mà hình như ai cũng mong muốn làm giàu. Động cơ ấy là gì? Tôi không phải là người chuyên kinh doanh làm ăn nhưng tôi nghĩ rằng, trừ một vài trường hợp không nhận rõ động cơ và mục đích, hẳn là phải có một tâm hồn hướng thượng nào đó mới khiến cho con người chịu thương chịu khó như thế trong thế giới làm giàu. Giàu có tự nó không có giá trị nhiều, trừ phi người ta thổi hồn sống vào cho nó.
Thường thì trong công cuộc mưu sinh, làm ăn chân chính vốn đã rất vất vả. Làm giàu chân chính lại càng vất vả hơn. Vậy mà hình như ai cũng mong muốn làm giàu. Động cơ ấy là gì? Tôi không phải là người chuyên kinh doanh làm ăn nhưng tôi nghĩ rằng, trừ  một vài trường hợp không nhận rõ động cơ và mục đích, hẳn là phải có một tâm hồn hướng thượng nào đó mới khiến cho con người chịu thương chịu khó như thế trong thế giới làm giàu. Giàu có tự nó không có giá trị nhiều, trừ phi người ta thổi hồn sống vào cho nó. Bài kinh sau đây [1] Đức Phật nói cho chúng ta biết động cơ chính đáng của sự nỗ lực làm giàu và giá trị đích thực của lẽ sống giàu có ấy:
 

 
“Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên:

Này Gia chủ, có năm lý do này để gầy dựng tài sản. Thế nào là năm?

Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp; tự làm mình an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc; làm cho mẹ cha an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc; làm cho vợ con, người phục vụ, các người làm công được an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc. Đây là lý do thứ nhất để gây dựng tài sản.

Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp. Vị ấy làm cho bạn bè thân hữu an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc. Đây là lý do thứ hai để gầy dựng tài sản.

Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay, kiếm được do đổ mổ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp. Các tai họa từ lửa, từ nước, từ vua, từ ăn trộm, từ kẻ thù hay từ các người thừa tự được chận đứng, và vị ấy giữ tài sản được an toàn cho vị ấy. Đây là lý do thứ ba để gầy dựng tài sản.
Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp, có thể làm năm hiến cúng. Hiến cúng cho bà con, hiến cúng cho khách, hiến cúng cho hương linh đã chết (peta), hiến cúng cho vua, hiến cúng cho chư Thiên. Đây là lý do thứ tư để gầy dựng tài sản.

Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp, đối với các Sa-môn, Bà-la-môn nào không kiêu mạn, ly phóng dật, an trú nhẫn nhục, nhu hòa, nhiếp phục tự mình, an tịnh tự mình, làm lắng dịu tự mình, đối với những Sa-môn, Bà-la-môn như vậy vị ấy tổ chức sự cúng dường tối thượng, đưa đến cảnh giới chư Thiên, được quả dị thục, đưa đến cõi trời. Đây là lý do thứ năm để gầy dựng tài sản.

Này Gia chủ, đối với vị Thánh đệ tử gầy dựng tài sản với năm lý do này, khi tài sản đi đến hoại diệt, vị ấy suy nghĩ như sau: “Các tài sản do những lý do để gầy dựng, ta đã gầy dựng chúng. Nay các tài sản ấy của ta đi đến hoại diệt”, vị ấy không có hối hận. Này Gia chủ, đối với vị Thánh đệ tử gầy dựng tài sản với năm lý do này, nếu tài sản ấy đi đến tăng trưởng, vị ấy suy nghĩ như sau : “Các tài sản do những lý do để gầy dựng, ta đã gầy dựng chúng. Nay các tài sản ấy của ta đi đến tăng trưởng”. Như vậy, cả hai phương diện, vị ấy không có hối hận.

Tài sản được thọ hưởng,
Gia nhân được nuôi dưỡng,
Chính nhờ các tài sản,
Do ta tránh tai họa.

Là cúng dường tối thượng,
Làm năm loại hiến vật,
Dành cho bậc trì giới,
Bậc tự điều, Phạm hạnh.

Mục đích gì bậc Trí,
Trú nhà, cầu tài sản,
Mục đích ấy ta đạt,
Được làm không hối hận.

Người nào nhớ nghĩ vậy,
An trú trên Thánh pháp,
Đời này được tán thán,
Đời sau được hoan hỉ,
Trên cảnh giới chư Thiên.”
 

[1] Kinh Trở thành giàu, Tăng chi bộ.

Tác giả bài viết: Thích Tâm Ngọc
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 269
  • Khách viếng thăm: 264
  • Máy chủ tìm kiếm: 5
  • Hôm nay: 59909
  • Tháng hiện tại: 3205109
  • Tổng lượt truy cập: 92096682
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012