Tại sao pháp tự của tu sỹ Phật giáo thường bắt đầu bằng chử ''Thích''?

Đăng lúc: Thứ ba - 16/07/2013 22:07 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
Pháp tự của đệ tử nhà Phật thời kỳ đầu không có chữ Thích (ví dụ các ngài Ma-Ha Ca-Diếp, Mục Kiền Liên, Tu-Bồ-Đề… là đại đệ tử của Phật đều không sử dụng chữ Thích).

Khi Phật giáo truyền qua Trung Hoa tới thời nhà Tấn, Ngài Đạo An xướng xuất việc lấy họ Thích làm họ cho người đi xuất gia, rồi từ sự kiện, chính Ngài theo phong tục cổ truyền, trước đó theo học với Ngài Trúc Phật Đồ Trừng ngài Đạo-An lấy luôn tên là Trúc Đạo An và sau vì lấy cớ những người đi xuất gia đều lấy đấng Thích Tôn làm gốc, vì thế Ngài đổi tên là Thích-Đạo-An cho đến sau nữa Ngài Thích Tuệ Viễn nối nghiệp thầy mà cũng xưng là Thích Tuệ Viễn.  Kịp đến thời nhà Đường, Ngài Tu Năng khi dâng sớ lên Vua Đường Cao Tôn để xin cáo từ việc cớ già yếu hay bệnh cũng xưng là Thích Ca Tuệ Năng. Sau đó Phật Giáo truyền qua Việt Nam thông qua đường Trung Hoa (Bắc Tông) nên Việt Nam cũng học theo.

Theo sự dịnh nghĩa danh tự thông thường thì chữ Thích có nghĩa: cởi ra, nới ra, giải thích rõ ràng nghĩa sách tỷ dụ như chữ Thích-Hỗ là giải thích cho rõ nghĩa một chữ, một câu: Thích Huấn là giải thích cho rõ những lời huấn giáo.

Ngoài ra, chữ Thích lại cũng có nghĩa buông thả như trong sách có chữ: “Kiên trì bất thích” tức là giữ vững không buông, và, chữ “Khai thích vô cô” tức là buông tha cho kẻ không tội.
 
Chữ Thích cũng lại còn có nghĩa tiêu tan hết những nỗi sân hận trong lòng như giảng câu “Tâm trung vi chi thích nhiên” phải hiểu rằng trong lòng đã được tiêu tan hết cả phần nào điều sân hận không còn vướng vấp một chút ân hận, não phiền gì nữa.
 
Tuy nhiên, chân nghĩa chữ Thích mà các vị tu hành đặt trước pháp hiệu chỉ có nghĩa đơn thuần là:
 
a) Coi mình là Thích tử, tức là đệ tử của Phật, bởi theo quan niệm Trung Hoa từ đời Tấn cho rằng những ai theo đạo của đức Thích Ca phải nên lấy theo họ Thích mà chữ Thích tức là họ Thích Ca cho dễ xưng hô.
 
b) Một vị tu theo hạnh khoáng nhiên không vướng mắc phiền não thế cảnh.
 
Pháp danh gồm hai chữ: Chữ đầu chỉ sự liên hệ đến thế hệ trong môn phái theo bài kệ của Ngài Tổ môn phái đó. Chữ thứ hai là do vị Bổn Sư chọn lựa dựa trên ý nghĩa của tên người đệ tử (thế danh) để tạo thành một chữ kép mang ý nghĩa hay, đẹp và có tính khuyến tu. Do Thích bắt nguồn từ Thích Ca chỉ Phật, rất cao quý nên không được đặt bừa bãi mà chỉ có những người chân tu cao đẹp thật sự mới nên sử dụng pháp danh này.
Theo Facts.baomoi.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 231
  • Khách viếng thăm: 226
  • Máy chủ tìm kiếm: 5
  • Hôm nay: 83868
  • Tháng hiện tại: 3017577
  • Tổng lượt truy cập: 91909150
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012