Ấn tượng khó quên của khóa tu Một ngày an lạc tại vùng cao A Lưới

Đăng lúc: Thứ tư - 24/09/2014 05:14 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Huế không có mưa lạnh thì không còn là xứ Huế, thật khó diễn tả hết cảm xúc khi đón nhận cơm mưa lạnh đầu Đông như tâm hồn của Huế. Tuyệt vời hơn khi cái lạnh đầu mùa của dãy Trường Sơn, phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng núi cao A Lưới.
Sáng ngày 01 tháng 09 năm Giáp Ngọ, chúng tôi được theo chân chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN huyện A Lưới về tại Niệm Phật đường Sơn Thủy (thôn Quảng Phú, xã Sơn Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) để tổ chức khóa tu một ngày an lạc lần thứ 8 đến với đồng bào Phật tử vùng cao.

Cảm xúc trong tôi suốt hơn 2 giờ đồng hồ trong cơn mưa nặng hạt của dãy núi rừng, qua từng đoạn đèo mờ mịt, điều lo sợ trong tôi khi thấy một chiếc xe tải bị lật giữa đèo Tà Lương, tôi lo lắng không biết đoạn đường còn lại thế nào, Đức Phật từ bi gia hộ cho đoàn chúng tôi được bình an đến nơi đến chốn. Suy nghĩ miên man thì xe đã đến đường mòn Hồ Chí Minh - con đường lịch sử; ngôi chùa Sơn Thủy uy nghiêm hùng vĩ hiện ra thật trang nghiêm trầm hùng ẩn hiện trong cơn mưa dần nặng hạt.

Dù chúng tôi lên rất sớm nhưng quý Bác trong Ban Hộ tự đã có mặt tại đây từ lúc nào. Quý Thầy cô mỗi người lo mỗi công việc, chúng tôi dạo quanh khuôn viên chùa Sơn Thủy, tham quan từ Chánh điện, đến Giảng đường, từ Văn phòng Ban Trị sự đến thư viện cũng như đoàn quán GĐPT Sơn Thủy, khung cảnh rất trang nghiêm thanh tịnh của chốn Thiền môn. Đúng 8 giờ, chương trình tu học bắt đầu, quý Bác đã vào thời khóa Sám hối hơn 30 phút trong sự nề nếp mà chúng tôi vô cùng cảm phục.

08 giờ 45, Ban nghi lễ cung thỉnh Đại đức Thích Tâm Phương, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN huyện A Lưới quang lâm đạo tràng niêm hương bạch Phật và truyền giới Bát Quan trai. Đại đức đã nhấn mạnh về sự lợi của việc tu tập một ngày rất cụ thể.
 


Quý Bác tham dự khóa tu





Cung thỉnh Đại đức Thích Tâm Phương quang lâm thuyết giới



Niêm hương bạch Phật



Và thuyết giới
 
Bát quan trai giới, Pàli ngữ Uposatha sila, Hán dịch là Cận trú giới, Cộng trú giới, Bát giới, Thiện trú giới… Thọ trì và tu tập Bát quan trai giới có từ thời Thế Tôn còn tại thế.

Duyên khởi của việc tu tập Bát quan trai giới do sự phát nguyện tu học của nữ cư sĩ Visàkha. Theo kinh Tăng Chi Bộ I, lúc Phật trú ở thành Savatthi, tại Pubbarama, nữ cư sĩ Visàkha trong ngày bố tát đi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Đức Phật hỏi nữ cư sĩ có duyên sự gì mà đến tu viện sớm như vậy? Nữ cư sĩ thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay con thọ trì trai giới.
Nhân lời thưa của nữ cư sĩ, Thế Tôn nói về ba loại trai giới: Trai giới của người chăn bò, trai giới của Niganthà (phái Lõa thể) và trai giới của bậc Thánh.

Này Visàkha, thế nào là trai giới của người chăn bò? Ví như kẻ chăn bò, buổi chiều lùa bò về cho chủ, suy nghĩ rằng: "Hôm nay các con bò đã ăn cỏ và uống nước ở chỗ này. Ngày mai sẽ ăn cỏ và uống nước ở chỗ kia". Cũng vậy, này Visàkha, có người giữ trai giới mà suy nghĩ: "Hôm nay, ta đã ăn loại thức ăn cứng và mềm này. Ngày mai , ta sẽ ăn các loại thức ăn cứng và mềm kia". Như vậy, người ấy suốt cả ngày sống đồng hành với tâm tham dục, chẳng khác nào suy nghĩ của người giữ bò nên gọi trai giới của người ấy là trai giới người chăn bò.

Này Visàkha, trong ngày trai giới, các tu sĩ của phái Niganthà khuyến khích các đệ tử của họ như sau: "Này các ngươi, hãy quăng bỏ tất cả quần áo và nói như sau: Ta không có bất cứ vật gì, bất cứ chỗ nào, bất cứ ở đâu. Bất cứ vật gì, bất cứ chỗ nào, bất cứ ở đâu không có cái gì là của ta". Được sống và thực hành như vậy, này Visàkha, trai giới của các Niganthà không có quả lớn, không có lợi ích lớn.

Và này Visàkha, trai giới của bậc Thánh là làm thanh tịnh một tâm uế nhiễm với phương pháp thích nghi. Trong ngày trai giới, vị Thánh đệ tử niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thiên. Nhờ niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thiên mà tâm phát sinh niềm thanh tịnh, các cấu uế phiền não nơi tự tâm lắng xuống và bị đoạn tận. 

Này Visàkha, trong ngày trai giới, vị Thánh đệ tử suy tư như sau: "Cho đến trọn đời, các vị Thánh đệ tử không sát sanh, không trộm cướp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu, không ăn phi thời, không ca hát và xem nghe cùng xoa ướp dầu thơm, không nằm giường cao và rộng lớn. Cũng vậy, ngày nay và đêm nay, ta cũng từ bỏ, không sát sanh, không trộm cướp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu, không ăn phi thời, không ca hát và xem nghe cùng xoa ướp dầu thơm, không nằm giường cao và rộng lớn. Ta theo gương các vị A la hán, sẽ thực hành trai giới". Như vậy,  này Visàkha, đây là Thánh trai giới, thực hành Thánh trai giới có quả lớn, và có lợi ích lớn, đưa người thọ trì trai giới đi đến quả Thánh.

Xuất phát từ việc phát tâm thọ trì trai giới của nữ cư sĩ Visàkha, Phật chế định Bát quan trai giới và pháp thức này được truyền trì cho đến ngày nay.

Muốn phát tâm thọ trì Bát quan trai giới, trước hết người thọ phải đầy đủ nhân cách của hàng Phật tử tại gia, tức đã quy y Tam bảo và giữ gìn năm giới (Cận sự giới). Vì nếu chưa thực hành đầy đủ các chi phần của Cận sự giới thì người ấy chưa đủ đức tin và lòng ái kính Tam bảo để tiếp nhận và lãnh thọ Cận trú giới hay Bát quan trai giới. Vì thế, trong nghi thức thọ Bát quan trai, trước khi truyền Bát giới bao giờ cũng phải kinh qua pháp thọ trì Tam quy để đầy đủ tư cách tiếp nhận giới thể của Cận trú giới.

Mặt khác, theo pháp thức thọ giới Bát quan trai thì bắt buộc phải thỉnh ít nhất một vị Tỷ kheo để làm giới sư truyền giới. Việc tiếp nhận giới Bát quan trai không như Cận sự giới (năm giới) có thể tiếp nhận một trong năm chi phần mà bắt buộc phải lãnh thọ trọn vẹn tám chi phần. Nếu không thọ đủ tám chi thì Cận trú giới bất thành. Truyền và thọ Bát giới nếu không đúng với pháp thức như trên thì giới thể vô biểu của Cận trú không thể phát sinh và không đủ khả năng phòng hộ cho người thọ viên mãn Cận trú giới. Không có trường hợp tự thọ giới Bát quan trai. Do đó, nếu địa phương của các Phật tử chưa có chùa và Tăng Ni thì muốn thọ Bát quan trai phải đi đến nơi khác đầy đủ các điều kiện như đã nêu để lãnh thọ và tu tập.

1. Không được sát sanh

2. Không được trộm cướp

3. Không được dâm dục

4. Không được nói dối

5. Không được uống rượu

6. Không được trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và xem múa hát.

7. Không được nằm ngồi giường cao rộng đẹp đẽ

8. Không được ăn quá giờ ngọ

Sau thời thuyết giảng của Đại đức và Sư cô Thích Nữ Diệu Trung, chúng tôi được thực tập dùng cơm chánh niệm cũng như niệm Phật kinh hành cùng quý Cô, Bác ở đây. Gần một ngày tham dự thời khóa mới cảm nhận sự an lạc như chương trình đề ra, đồng thời thấy sự vất vả của quý Thầy, Cô lên công tác Phật sự tại nơi này. Chúng con luôn nguyện cầu chư Phật gia hộ chư Tôn đức thân tâm an lạc, để dìu dắt chúng con trên bước đường tu học chánh pháp.
 










Kinh hành niệm Phật










 
Tác giả bài viết: Tin, ảnh: Quảng Minh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 177
  • Khách viếng thăm: 162
  • Máy chủ tìm kiếm: 15
  • Hôm nay: 86962
  • Tháng hiện tại: 3038900
  • Tổng lượt truy cập: 91930473
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012