Thắp lên ngọn lửa yêu thương – Sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh

Đăng lúc: Thứ năm - 09/10/2014 06:00 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Đến hẹn lại lên, những bệnh nhân và người nhà bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện miền núi A Lưới lại được quý Thầy, Cô trong Ban Trị sự GHPGVN huyện A Lưới đến phát cháo định kỳ tại bệnh viện huyện. Được biết, chương trình nồi cháo An Lạc này do Phật tử Minh Anh, người con Phật sống xa quê hương luôn hướng về đồng bào nghèo tại vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số anh em cùng chung sống chan hòa với nhau trên dãy Trường Sơn, phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quả thật, Ông cha ta có câu:"Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn." Câu nói đó nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Trải qua biết bao thế hệ, truyền thống đạo đức của dân tộc ta đặt lên hàng đầu là lòng nhân ái. Khuyến khích con người yêu thương nhau. Cuộc sống là một quãng đường việt dã, luôn đầy ắp phong ba, bão táp. Và không một ai có thể bước đi độc lập trên con đường ấy được!

Xung quanh ta, vẫn còn đọng lại nỗi cơ cực, vất vả của những con người kham khổ, lam lũ. Những giọt nước mắt, nỗi quặn lòng trước những số phận éo le, hay những tiếng cười hạnh phúc của sự chia sẻ, cảm thông để giúp cho những mảnh đời ấy vơi bớt nỗi đau, đó chính là những biểu hiện cao đẹp của lòng nhân ái. Vì lẽ ấy hoạt động từ thiện đã trở thành một phần thiết yếu, một việc làm mang đậm ý nghĩa nhân đạo, cảm hóa được tâm hồn, gắn kết mọi người lại để cùng nhau vượt qua thử thách, khó khăn, hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Phật chỉ dạy chúng ta ý thức rằng sự sống này, nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn được mạng sống trên nền tảng của nhân quả, chúng ta có trách nhiệm rèn luyện cốt cách, đạo đức tâm linh để thoát ly khỏi thực tại tầm thường của thế gian. Đức Phật dạy rằng: "Được làm người khó như một con rùa chột mắt, cứ mỗi trăm năm mới ngóc đầu lên khỏi mặt biển một lần, và tìm cách chui đầu vào lỗ nhỏ của một khúc gỗ trôi lềnh bềnh trên mặt nước, bị gió Đông, gió Tây, gió Nam, gió Bắc thổi trôi dạt hết phương này đến phương khác".

Làm người là quả là một hạnh phúc lớn lao nhưng cũng là một chuyện khó! Con người được luôn được đặt ở vị trí trung tâm, đó chính là tính nhân bản sâu sắc của Phật giáo. Từ lâu con người đã có khả năng nhận thức được thế giới, vì chúng ta học và làm theo những lời Phật dạy. Mỗi người có trách nhiệm yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng sự hiểu biết chân chính, khi đó chúng ta sẽ vượt qua được những chướng duyên, nghịch cảnh, cạm bẫy cuộc đời.

Thực hiện từ thiện như một nghĩa cử cao thượng, có thể thông qua hình thức vật chất hoặc tinh thần, để đồng cảm, san sẻ, cứu giúp người khác. Từ thiện bắt nguồn từ tâm tự nguyện của mỗi người, nên không có bất kỳ quy phạm hay sự ràng buộc nào. Từ thiện chính là biểu hiện của lòng từ bi, căn nguyên gốc rễ của tinh thần nhân đạo, dẫn dắt chúng ta hướng đến cái chân, thiện, mỹ. Theo thuyết Luân Hồi, từ thiện được xem là phương tiện để đối trị tính tham ái, ích kỷ và được thực hành để tránh cái khổ của kiếp sau.

Từ thiện để chúng ta thấy được sự vất vả, cơ cực của những cảnh đời bất hạnh qua lăng kính cuộc sống, từ đó thấy rằng mình phải biết quan tâm, lắng nghe giúp đỡ mọi người nhiều hơn nữa.

Từ thiện để chúng ta an ủi, động viên những số phận kém may mắn, từ đó mở rộng tấm lòng, thấu hiểu được ý nghĩa của tinh thần nhân đạo, và phát huy ngày một xa hơn nữa. Từ thiện để chúng ta sống hòa mình vào với cộng động, từ đó gắn kết mọi người lại với nhau-tất cả chúng ta sẽ luôn là một đại gia đình!

Tuy nhiên không phải bất kỳ hành vi, việc làm tốt nào cũng được xem là từ thiện. Ngày nay cũng có không ít người lợi dụng lòng tốt của người khác để thu lợi về cho mình thông qua các hoạt động từ thiện, hay làm từ thiện để được lòng mọi người, gây dựng hình ảnh, danh tiếng cho bản thân. Những trường hợp đó thật đáng để phê phán! Một hành động chỉ được xem là từ thiện nếu nó xuất phát từ lòng nhân ái, hay nói chính xác hơn là từ cái tâm từ bi của mỗi người.

Phạm Trọng Yêm, một nhà văn lỗi lạc Trung Hoa năm xưa đã viết: "Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (Nhạc Dương lâu ký-ghi chép ở lầu Nhạc Dương). Nghĩa là: "Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ". Chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ và nghĩ cho mọi người, tẩy trừ tâm lý vị kỉ, nuôi dưỡng lòng nhân ái, để từ thiện hóa thành một phần trong tâm hồn ta. Một khi xã hội còn những bất công, những điều tiêu cực, thực tế này nhắc nhở chúng ta phải cố gắng nổ lực, đấu tranh xây dựng, để không tàn lụi ngọn lửa yêu thương!

Một số hình ảnh
 


Bà con đang chờ phái đoàn







Sư cô Thích Nữ Diệu Trung, Trưởng Ban TTXH huyện động viên thăm hỏi


























































 
Tác giả bài viết: Tin, ảnh: Quảng Thiện - Tâm Diệu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 40 trong 8 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
vô danh - Đăng lúc: 10/10/2014 11:05
XIN GỞI VÀI DÒNG TÂM TÌNH ĐẾN VỚI SƯ CÔ THÍCH NỮ DIÊU TRUNG.
CÔ ƠI, ĐÃ NHIỀU LẦN PHÁT CHÁO CHO CÁC BẠN NGHÈO Ờ A LƯỚI, LẦN NÀO CHÚNG CON CŨNG THẤY CÔ XUẤT HIỆN CẢ, CÔ CHĂM LO TỶ MỶ NỒI CHÁO, ÂN CẦN MÚC CHÁO TẶNG CÁC BẠN ĐANG Ở BÊNH VIỆN, CÔ CÒN VỔ VỂ VUI TƯƠI VỚI CÁC EM NHỎ, CÁC MÊ GIÀ, CÁI CỬ CHỈ THẬT ẤM ÁP VÀ DIỆU DÀNG LÀM SAO ! THÂN HÀNH CỦA CÔ ĐÁNG ĐỂ CHO HÀNG TẠI GIA CHÚNG CON KÍNH CẨN VÀ HỌC THEO, MỘT LỜI NÓI, MỘT CỬ CHỈ, MỘT NỤ CƯỜI AN LẠC, TỰ TẠI ,ĐỀU LÀ NHỮNG BÀI PHÁP THẬT, SỐNG ĐỘNG, MÀ CHÚNG CON DỄ CẢM NHÂN ĐƯỢC TRÊN NHỮNG HÌNH ẢNH TRONG NHỮNG DỊP PHÁT CHÁO NHƯ THẾ NÀY. CÁM ƠN CÔ ĐẢ CHO CHÚNG CON THẤY NIỀM VUI , AN LẠC & SỰ HOAN HỶ CỦA MỌI NGƯỜI CÙNG HÒA QUYỆN BÊN NHAU QUANH NỒI CHÁO NHỎ MÀ ẤM CÚNG TÌNH NGƯỜI.
NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT.

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 392
  • Khách viếng thăm: 391
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 81193
  • Tháng hiện tại: 1875068
  • Tổng lượt truy cập: 87679671
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012