Phim Phật và Thánh chúng: Hãy chung tay vì đại cuộc!

Đăng lúc: Thứ tư - 31/10/2012 20:13 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Không phải ngẫu nhiên mà thiền sư Nhất Hạnh không đồng ý cho nhà tỉ phú Ấn Độ bỏ ra 120 tỷ USD để thực hiện phim Đường Xưa Mây Trăng, nếu họ không thỏa mãn yêu cầu của thiền sư, là đoàn làm phim phải về Làng Mai học đạo ít nhất vài tháng…
Phim Phật và Thánh chúng: Hãy chung tay vì đại cuộc!

Phim Phật và Thánh chúng: Hãy chung tay vì đại cuộc!

Không phải ngẫu nhiên mà thiền sư Nhất Hạnh không đồng ý cho nhà tỉ phú Ấn Độ bỏ ra 120 tỷ USD để thực hiện phim Đường Xưa Mây Trăng, nếu họ không thỏa mãn yêu cầu của thiền sư, là đoàn làm phim phải về Làng Mai học đạo ít nhất vài tháng…

Có lẽ thiền sư làm như vậy là Ngài vâng lời Phật dạy: "Nếu các người tin ta, mà không hiểu gì về ta, tức là các người đang phỉ báng ta". Việc làm phim về Đức Phật cũng vậy. Thầy Nhất Hạnh sợ rằng, nếu mọi việc không đủ chuẩn sẽ sinh ra đắc tội.

Chúng tôi nghĩ chúng ta cần luôn ghi nhớ và vận dung lời dạy của Phật khi tái hiện lại hình ảnh của Phật và Thánh chúng.

Tuy rằng, biết cuộc đời này là giả tạm, điện ảnh càng giả tạm hơn, nhưng qua sức truyền cảm của nghệ thuật điện ảnh, chúng ta mượn cái giả là phương tiện, để giúp chúng ta thấy được cái chân thật của các pháp theo lời Phật dạy.

Câu chuyện Phật và Thánh chúng là một 'bộ kinh' sống động bằng hình ảnh... thân giáo, khẩu giáo và ý giáo. Vậy chúng ta cần phải có sự công phu trau chuốt về mọi mặt, nhất là tư cách đạo đức cho đến tay nghề điện ảnh của đạo diễn - vì đạo diễn là linh hồn của tác phẩm.

Nhưng ở đây chúng ta đang đối diện trước một thực tế phũ phàng. Thầy Thích Nhật Chiếu đã phải thốt lên “thật đáng tiếc cho tín đồ Phật giáo, và riêng chùa Hoằng Pháp...”, sau khi đọc bài  "... nguyên nhân tuột dốc..." kể về hành vi của Công Hậu.

Ở đây, chúng tôi không muốn nói lỗi của người khác, nhưng sự thật đáng tiếc đã xảy ra, và vì lấy đại cuộc làm trọng, nên có đôi điều ngỏ ý.

Cái bức xúc ở đây là vì hình ảnh Phật và Thánh chúng chưa được sự trau chuốt và để tâm đúng mức, tín đồ Phật giáo không chấp nhận thái độ trong công việc và cách nhìn tác phẩm của đạo diễn Công Hậu.

Thời đại Phật là thời đại rất nhiều đạo giáo. Trong cái bức bách của đông đảo tu sĩ thời ấy họ cũng đi tìm con đường giải thoát, nhưng chỉ có thái tử Tất Đạt Đa mới tìm ra chánh pháp.

Giai đoạn chuyển tiếp từ khổ hạnh qua trung đạo là giai đoạn bản lề căn bản và quan trọng. Ngài tìm được trung đạo, không khổ hạnh cũng không lợi dưỡng, con đường khoa học nhất để giữ nhục thân, tu đạo để đi đến cứu cánh niết bàn.

Vậy mà cái căn bản này đã thể hiện sai lệch. Nó đã đánh gãy câu chuyện, bóp méo lịch sử. Thế thì Công Hậu muốn kể chuyện gì ở đây? và cái kiến thức không cần học cũng hiểu là làm gì có cái đường nhựa trong thời đại Phật.

Thử hỏi phật tử ai có thể chịu đươc khi Phật và Thánh chúng được bắt đầu kể qua tư duy của Công Hậu. Nó trở thành phản cảm. Vậy chùa Hoằng Pháp còn tin tưởng gì ở Công Hậu?

Đừng bảo chúng tôi hãy chờ và nghe đến hết câu chuyện rồi mới biết. Điều đó cũng không lừa được đứa trẻ con đâu thưa anh Công Hậu. Anh là ai bây giờ mọi người đã rõ.

Trong khi đó Công Hậu đến chùa Hoằng Pháp nói với mọi người, sau khi đóng vai Đức Phật trong ánh đạo Vàng, Công Hậu định xuất gia đi tu. Điều này có lẽ làm thầy Chân Tính xúc động và nghĩ anh là người có thể thực hiện được bộ phim tốt.

Công Hậu trả lời với báo chí là đi “học đạo diễn vì bức xúc tự ái dân tộc, vì thế hệ trẻ bây giờ  xem phim Hàn, phim Trung Quốc….sẽ ảnh hưởng văn hóa nước bạn, anh rất thích để tài lịch sử ”… Chúng ta hãy xem Công Hậu nói và làm phim lịch sử, qua phim lịch sử Phật Và Thánh Chúng.

Công Hậu nói vào chùa ăn chay ba tháng  để đóng vai Phật trong phim Ánh Đạo Vàng, nhưng bây giờ anh cho Tuấn Phương nhận vai Đức Phật trước khi bấm máy 15 ngày, nếu không phải ẩu là gì?

1

Thời Phật có đá mi?

Những điều vừa nêu trên không phải do kinh phí của bộ phim ít, mà do bản chất lếu láo, định qua mặt, xỏ mũi mọi người … Vậy Công Hậu có đủ tư cách làm đạo diễn cho phim này không ?

Câu trả lời, chúng tôi xin dành lai cho đông đảo phật tử trong và ngoài nước. Có thật tu thì có chứng còn giải đãi, lười biếng, không tinh tấn, thì cùng theo nhân quả đó mà phải chấp nhận quả báo.

Không phải ngẫu nhiên mà TT Thích Chân Tính cũng đã xác định: "Việc này phải cần nhiều thời gian công sức và tài năng, nhất là tâm huyết của ê-kíp làm phim. Việc dàn dựng bộ phim cổ trang mang tính đặc thù riêng của đạo pháp có tính thuyết phục là điều không phải dễ."

Việc 'không phải dễ' nên có trục trặc ban đầu cũng chẳng có chi làm lạ. Đã thấy rõ nguyên nhân của sự tuôt dốc, thấy rõ không có tính khoa học như hoạch định ban đầu, không biện chứng cho sự thành công trong việc hoằng truyền giáo pháp qua bộ phim, thì chúng ta không nên tiếp tục, vì tiếp tục sẽ hao tốn thêm tài chánh của đàn na tín thí, vô tình làm giảm uy tín của một tôn giáo, ảnh hưởng uy tín cho chùa Hoằng Pháp, một trung tâm hoằng pháp lớn đã thu hút được đông đảo phật tử.

Chúng ta tùy duyên, chứ không phải tùy tiện trong việc xây dựng hình tượng Phật và Thánh chúng. Hãy lấy đại cuộc làm trọng, dù có hao tốn đi một số tiền để làm lại từ đầu thì cũng chẳng là bao so với công đức của Phật và Thánh Chúng. Chúng tôi nghĩ nên mạnh dạn ngưng và sắp xếp lại.

Tuy rằng việc này là việc riêng của chùa Hoằng Pháp, TT Thích Chân Tính khởi xướng và đầu tư, nhưng lại là chung. Chung ở đây là chung về giáo pháp, chung về một bổn sư, “ hãy lấy giáo pháp làm thầy” trong truyền giáo và tu tập. Đây là trách nhiệm chung của mỗi tăng ni phật tử chúng ta, một khi việc đại sự đã lâm vào nan giải.

Chúng ta đi tu là lấy trí tuệ làm sự nghiệp, không vì danh lợi, chỉ duy nhất: vì mục đích giải thoát, lợi người lợi tha. Đừng bao giờ nghĩ đến chuyện dừng lại thì sẽ mất tiền. Đừng bao giờ nghĩ đến dừng lại thì sẽ mất uy tín, nếu còn chấp vào hai thứ ấy thì đã vì danh vì lợi, chứ không phải vì hoằng truyền chánh pháp của những bậc sa môn .

Đạo pháp trường tồn đã hơn 2600 và đang tích cực đi vào đời sống đem an lạc đến với mọi nhà qua nhiều thế hệ, trong đó có một phần nhỏ công lao của chùa Hoằng Pháp.

Không nên vì bức bách trong nhu cầu hoằng pháp mà tạm chấp nhận những sản phẩm yếu kém, rồi ví von so sánh như một loại "mì ăn liền". Vô tình sẽ đốt cháy hết cả rừng công đức.

Đúng là "mì ăn liền" chỉ có tác dụng chữa cháy, giải pháp tình thế, chứ không phải là chủ trương lâu dài mang tính chiến lược.

Nếu thật sự vì đo nhu cầu bức bách, chúng sanh cần sự hoằng pháp qua điện ảnh, thì việc dựng bộ phim này cần phải được dày công hơn, cần phải có chất lượng hơn, thật sự có tính thuyết phục hơn. Vậy mới thật sự vì nhu cầu phục vụ bức bách cho mọi người.

Có vượt qua được thử thách này hay không, điều đó còn cần một chữ "Dũng" của thánh nhân.

Qua thống kê trên mạng, gần như tất cả các trang mạng Phật giáo đều tích cực đưa tin bài về sự kiện này, và đã được phật tử trong và ngoài nước tham gia ý kiến.

99% là vì sự tôn kính Đức Thế Tôn và sợ rằng “bộ kinh bằng hình ảnh ”này một khi đã thấy sự thất bại trong gốc của vấn đề, thì tất nhiên là chất lượng sẽ không như mong muốn, và người xem không phát khởi được thiện tâm, tín tâm, tối thượng hơn đến bồ đề tâm, theo đó mà tu học….

Đông đảo phật tử gần như thiết tha mong muốn hãy tạm dừng lại để chấn chỉnh. Nhưng đáng tiếc tấm lòng của hàng triệu tăng, ni, phật tử Việt Nam không bằng một Công Hậu đầy ngã mạn, - cái ngã quá lớn nên không còn chỗ để lắng nghe những điều đúng.

Hiện nay, Công Hậu vẫn tiếp tục quay không nghỉ một ngày nào, và trên mạng một số người đứng về phía Công Hậu chửi rủa cư sĩ Minh Mẫn, dựng lên những chuyện không có thật…

Bắt đầu xảy ra những trận bút chiến, một bên thì chân thành trong sáng vì đạo pháp, một bên thì cố bảo vệ, bao che để Công Hậu tiếp tục ngang bướng làm cho xong phim, đưa vào thế đã rồi khó giải quyết.

Quí thầy giám sát phim gần như lực bất tòng tâm, không điều khiển nổi Công Hậu. Nhiều người có năng lực, tâm huyết đã bỏ việc ở đoàn làm phim… và đã có chuyện đình công lác đác xảy ra ở đoàn làm phim.

Làm phim Phật mà không có được một phút thanh tịnh, “nhất thiết duy tâm tạo”, làm như vậy sẽ hiện tướng “ma” hay tướng Phật ? Đạo Phật được xem là đạo có tính khoa học nhất trong các tôn giáo, nhưng thực hiện bộ phim về vị giáo chủ của mình thì lại phi khoa học.

Dù chúng ta không ai mong muốn, nhưng sự việc đã diễn quá xấu. Sợ rằng sau khi phim hoàn thành sẽ còn những dư luận và những cuộc bút chiến lớn hơn.

Thầy Thích Minh Tuệ đã kêu gọi: "Chúng ta không đợi đến khi bộ phim ra đời kém chất lượng rồi than tiếc, chê trách và quy trách nhiệm cho ai. Hãy quy trách nhiệm vào thẳng chính chúng ta. Hãy sẻ chia và đồng hành với các nhà sản xuất trong các chặng trình hướng đến kết quả mục tiêu chung."

Hãy lấy đại cuộc làm trọng. Thiết nghĩ, Giáo hội PG VN, ban Văn hóa PG sao không đứng ra tiếp sức cho chùa Hoằng Pháp? TT Thích Chân Tính đã cởi mở kêu gọi trên thông tin đại chúng, "ai sẽ bắt tay cùng chúng tôi cùng nhau thực hiện bộ phim hoàn hảo hơn…".

Thiết nghĩ GHPG, BVHPG và chùa Hoằng Pháp cùng đứng ra tổ chức lại thì sẽ mạnh hơn về nhiều mặt, về tư vấn Phật học, về kêu gọi kinh phí...

Sau khi có ban tổ chức tìm kiếm đối tác đủ chuẩn và quản lý họ theo đúng các tiêu chuẩn mà mình đề ra… kinh phí mở đợt vận động công khai trong cả nước, kể cả kính phí các chùa trong cả nước ứng trước để thỉnh đĩa sau khi phim hoàn thành, mọi hoạt động được cập nhật và kịp thời thông tin qua các trang mạng Phật giáo, đăng cả kịch bản, dự toán kinh phí, các biên bản quyết định nhân sự trong các ban, dự kiến đạo diễn và các diễn viên chinh…để bà con phật tử theo dõi và cùng đồng hành.

Qua khảo sát ở các nhà chuyên môn, ước tính kinh phí quay tại Việt Nam từ 8-10 tỷ, đảm bảo khi chúng ta xem phim gần như sống lại với thời đại Phật và Thánh chúng. Tuân thủ và thực hiện được tất cả yêu cầu của phía bên tôn giáo đưa ra, thiết nghĩ việc  tuy khó nhưng không phải chúng ta không làm được.

Nếu được như vậy thật phước báu cho phật tử Việt Nam, mỗi gia đình phật tử sẽ có một bộ kinh Phật bằng hình ảnh, chưa kể lồng các thứ tiếng để hoằng pháp qua các nước bạn.

Nếu làm được như vậy Phật giáo Việt Nam sẽ rạng rỡ huy hoàng biết bao!

Xin hãy chung tay vì đại cuộc, vì sự an lạc và hòa bình cho khắp tất cả chúng sanh không thừa sót.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nhóm cư sĩ: Giác Pháp - Minh Tánh - Giác Tuệ (gửi về từ Vườn Xoài, Biên Hòa, Đồng Nai)

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 447
  • Khách viếng thăm: 436
  • Máy chủ tìm kiếm: 11
  • Hôm nay: 70052
  • Tháng hiện tại: 2298394
  • Tổng lượt truy cập: 91189967
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012