Chúng ta triển khai sâu hơn về ý nghĩa xuất gia của Đức Phật để có thể nhận rõ tầm quan trọng của xuất gia, giúp chúng ta sống đúng như Phật dạy.
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc.
Kinh Phật là pháp môn Đức Phật đã nói bao gồm tin Phật, học Phật, cho đến thành Phật. Phương pháp vô biên, cho nên Kinh Phật cũng có vô số và nhiều tên gọi.
Phật sự, nghĩa rộng là: phàm làm việc tin Phật, cầu Phật, thành Phật, đều gọi là Phật sự. Đức Phật nói mỗi người có khả năng thành Phật, chỉ cần các vị có thể tín ngưỡng (tin tưởng và tôn kính) phương pháp Đức Phật đã nói và dựa vào giáo pháp thực hành, chắc chắn sẽ có thể thành Phật.
Lễ hay lạy đều là hành động thể hiện sự tôn kính của người thực hành đến với đối tượng mà họ hướng tới. Lễ Phật cũng vậy, chúng ta hướng tâm về Phật, hạ thấp mình xuống để cung kính cũng thể hiện sự kính lễ một đấng tôn quý giúp mang đến sự an lành và phúc báu.
Hơn 2.600 năm đã trôi qua kể từ đêm huyền nhiệm khi Thái tử Tất-đạt-đa vượt thành xuất gia tìm đạo, câu chuyện về Ngài vẫn thường được hàng con Phật nhắc nhớ với tất cả sự tôn kính và ngưỡng vọng. Hình ảnh vị vương tử rời bỏ vương thành Ca-tỳ-la hoa lệ, rời bỏ cung vàng điện ngọc, quyền uy và lạc thú trần gian để trở thành vị Sa-môn đi tìm lẽ thật của cuộc đời là biểu tượng đã tạo nên bao niềm xúc động.
Thờ tượng Bồ-tát Quán Thế Âm có những gì cao siêu kỳ đặc, mà tôi gọi đó là một đặc điểm của Phật giáo Việt Nam? Khi chúng ta thờ một đức Phật, một vị Bồ-tát cần phải thâm hiểu ý nghĩa hình tượng các ngài.
Xã hội ngày nay, phần đông mọi người chú trọng vật chất, xem nhẹ tinh thần; họ chạy đua với thời gian lao vào kiếm tiền. Vì lòng tham của con người không đáy nên khổ não là điều tất nhiên.
Bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan xuất phát từ ý tưởng và đề xuất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh những năm 1960.
Nhân quả là chân lý sống, không thể thiếu trong gia đình và xã hội, nơi nào không tin nhân quả sẽ sống trong loạn lạc, phi đạo đức. Người không tin vào nhân quả thường có thái độ yếu đuối thấp hèn, luôn sống trong lo lắng, sợ hãi, bất an.
Người tu đúng theo chánh pháp Phật dạy là phải thực hành đúng với lý nhân quả thì mới thật sự được an vui. Nhờ tránh không tạo nhân đau khổ nên không có quả đau khổ; và đâu bị lo sợ, đâu bị ray rức hay là mặc cảm tội lỗi.
Muốn hướng thượng chúng ta phải dẹp bỏ cái ta, tức là phải vô ngã. Có được như vậy, chúng ta mới khiêm cung, vị tha, sống vì lợi ích của mọi người. Quên thân mình, không nghĩ đến mình, chúng ta mới dám hy sinh, xả thân vì lợi ích của người khác.
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp. Người phá kiến có thể do thiếu hiểu biết, nhưng cũng có thể do cố tình vì động cơ lợi ích cá nhân. Bài viết này tôi xin bàn đến phá kiến trong vấn đề ăn chay và ăn mặn.
“Công đức” mang ý nghĩa là “làm trong sạch tâm, làm cho tâm thanh tịnh”. Sau khi tìm hiểu và phát tâm thiện lành trước khi làm những việc cứu giúp người nghèo khó, trong khi làm lòng vẫn thiện lành và đầy từ bi, sau khi làm vẫn thấy đó là điều cao đẹp, đáng làm, đáng bỏ công, đáng hy sinh.
Nên tu tưởng vô thường, nên quảng bá tưởng vô thường. Đã tu tưởng vô thường, quảng bá tưởng vô thường thì đoạn ái dục giới, ái sắc giới, ái vô sắc giới, đoạn hết vô minh, đoạn hết kiêu mạn.
Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) là con trai của hoàng thân Suppabuddha và hoàng nương Pamita. Ông là anh em chú bác của Thái Tử Tất Đạt Đa (Siddhatta), và cũng là anh ruột của công chúa Da Du Đà La (Yasodhara), hay cậu La Hầu La (Rahula).
Người xuất gia phải làm gương cho chúng tại gia, nếu không nêu được gương tốt thì người tại gia sẽ không sinh tâm thâm tín, và không thể gieo ảnh hưởng gì với họ cả. Thế nên, là người xuất gia thì phải có hình tướng của người xuất gia.
Bồ-tát Quán Thế Âm là một vị Bồ-tát nổi bật, được biết đến nhiều nhất trong tất cả các truyền thống Đại thừa, và đôi khi cả trong truyền thống Nguyên thủy, như trường hợp ở xứ Tích Lan và Thái Lan cũng có thờ Ngài.
Mối liên hệ giữa thầy và trò trong bất cứ xã hội nào và ở bất kỳ thời đại nào vẫn luôn là mối liên hệ cao quý. Mối liên hệ đó có thể không sâu đậm và thắt chặt như quan hệ giữa cha mẹ và con cái, nhưng nó mang một ý nghĩa rất thiêng liêng.
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...
Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.
Ngày thành lập : 12-09-2012