Một thanh niên hỏi tôi: “Có người nói Bồ tát Quan Âm không có thật, là tín ngưỡng của Bà La Môn phải không thưa thầy?”. Tôi cười đáp: “Bồ tát Quan Âm có thật hay không tùy thuộc vào hai điều kiện: 1.Niềm tin. 2.Tự mình nghiên cứu tìm hiểu. Tôi không đủ thời gian dài dòng giải thích, chỉ xin lưu ý một vài điểm: Danh xưng Bồ tát Quan Âm không thấy trong các kinh điển của Phật giáo Nam truyền, chỉ xuất hiện trong kinh điển Đại thừa, cụ thể là “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa’’ - ‘Phẩm Phổ Môn’ thứ 25. Như vậy, Bồ tát Quan Âm có thật hay không, phải tự thân nghiêm túc tìm hiểu, nếu không thì chỉ dựa vào niềm tin (linh tại ngã bất linh tại ngã) mà thôi, do vậy tôi nhường câu trả lời này cho anh”.
Trước khi nhập Niết bàn, Phật dạy: "Không được chặt đốn cây cối, đào đất, móc hang, điều chế dược liệu, đoán quẻ tốt xấu, xem sao đoán mạng, nghiên cứu địa lý, tìm tòi hưng suy, hay coi lịch đoán số".
Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Mùa xuân đến như báo hiệu với chúng ta một tương lai tốt đẹp đang đến gần, giống như vừng rạng đông báo hiệu một ngày mới, tươi sáng đang đến gần vậy.
Tất cả chúng ta tu Phật, từ hàng tại gia cho tới những vị xuất gia đều muốn đạt được những lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Vì vậy hôm nay tôi sẽ nói đề tài Mỗi bước tiến tu đều đem lại an lạc cho mình và mọi người.
Với con đường Trung đạo, Đức Phật giới thiệu cho chúng ta pháp môn Giới - Định - Tuệ, phương pháp giáo hóa và giáo dục một con người toàn diện để con người hiện đại có thể tìm thấy một lý tưởng để sống và để nâng cao giá trị con người.
Mỗi người chúng ta và hoàn cảnh sống luôn luôn thay đổi vô thường. Nếu từ trước đã có sự rèn luyện, tu tập tâm, giữ được sự bình an trong tâm trước mọi biến cố thì chúng ta không khổ hoặc nỗi khổ niềm đau không lớn.
Khi tu tập giữ giới tinh nghiêm sẽ gia cố thêm cho phòng hộ các căn. Phòng hộ các căn vững chắc sẽ giúp cho giới hạnh thêm viên mãn.
“Tỳ kheo, nên biết, do báo ứng của mười điều ác này đưa đến những tai ương như vậy. Cho nên, Tỳ kheo, hãy xa lìa mười điều ác, tu hành chánh kiến.
Báo ứng có thể chưa đến ngay mà có quy luật ứng về sau nên nhiều người coi nhẹ mà sống buông lơi, sống gấp sẵn sàng hại người để mình được nhiều.
Con người có phải thọ lãnh nghiệp quả của tất cả nghiệp nhân trong quá khứ? Có phải gieo bao nhiêu hạt giống thì quả sẽ trổ bấy nhiêu?
Gia đình là nhân tố nền tảng quan trọng nhất để xây dựng đời sống hạnh phúc của con người, vậy mỗi cá nhân trong gia đình phải có ý thức trách nhiệm và bổn phận, để xây dựng nên những con người bằng trái tim yêu thương, hiểu biết. Có nhiều gia đình không ý thức được bổn phận và trách nhiệm về tình cảm của con người, nên sống với nhau như địa ngục trần gian. Ta phải biết thương yêu nhau bằng tấm lòng chân thành, biết cảm thông và tha thứ, giúp gia đình mình trở nên vui vẻ, ấm cúng hơn bằng sự sẻ chia và giúp đỡ.
Đây đâu phải là lần đầu tiên mình gặp phải những chuyện thị phi như thế này, cũng không phải là chuyện to tát vậy nên có chi mà mình phải buồn như vậy chứ? Thời gian của mình chỉ còn là những khoảng ít ỏi nên dù thế nào đi nữa mình cũng bỏ qua tất cả cho những lời nói không hay đó, cho đó là những việc vụn vặt nhất của mình.
Đức Thế Tôn trước khi Giáng sinh xuống cõi Sa bà này thì Ngài đã trải qua ba A-tăng kỳ kiếp tu hành trở thành một vị Bồ Tát nhất sinh bổ xứ trên cung trời Đâu Suất Đà Thiên.
Tha thứ là không còn kết oán, kết tội nữa: mọi việc coi như kết thúc, đã thuộc về quá khứ, chỉ là quả của nghiệp đã chín muồi và kết thúc.
Từ bao đời nay, việc đi chùa lễ Phật đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa và cách thức đi chùa đúng theo lời Phật dạy. Mời quý vị cùng đến với những bài học hướng dẫn các oai nghi tế hạnh khi đến chùa qua tập sách "BÀI HỌC EM ĐẾN CHÙA" do TT. Thích Chân Tính thực hiện, tranh vẽ của Dương Ngọc (NXB Văn hóa Văn nghệ ấn hành).
Với cái đức tinh tấn này, người tu diệt sự giải đãi, biếng nhác trong tâm. Nhờ tinh tấn, sốt sắng, dũng mãnh, chuyên cần, người tu chẳng biết mỏi mệt chút nào hoặc về thân, hoặc về tâm.
Trong Phật giáo, tâm từ bi được đánh giá là tâm lý tối thượng, hành động từ bi là hành động thiện tích cực nhất trong mọi hành động. Bản chất từ bi là vẽ đẹp, là niềm hạnh phúc cao thượng nhất. Từ bi là suối nguồn tươi mát, là nền tảng căn bản cho con đường tâm linh.
Mục đích của Đạo Phật là diệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạc và hạnh phúc. Mục đích của Đạo Phật là giải thoát và giác ngộ, và chỉ có trí tuệ (Pannà) mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoát và giác ngộ.
Tứ nhiếp pháp là bốn phương pháp Bồ-tát dùng để nhiếp hóa chúng sinh, khiến họ khởi tâm cảm mến, rồi dẫn dắt họ vào Phật đạo, hướng dẫn họ tu tập để đạt được giải thoát. Chúng ta có thể hiểu Tứ nhiếp pháp là bốn phương pháp hay bốn nguyên tắc thu phục lòng người, bốn nghệ thuật sống đắc nhân tâm. Đó là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...
Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.
Ngày thành lập : 12-09-2012