Người có khả năng, Hòa thượng nâng đỡ theo khả năng, người khả năng kém Hòa thượng nâng đỡ theo khả năng kém, không để cho ai trở thành người vô dụng. Đó là một công đức lớn lao, một chí nguyện lớn lao, một bức gương sáng để hàng Tăng Ni Phật tử chúng ta soi sáng noi theo muôn đời không hết.
Theo lý giải của ngài Trí Giả, Đức Thích Ca mang thân người hữu hạn trên cuộc đời thì sanh thân đó là một trong những phương tiện của Ngài và Pháp thân của Phật Thích Ca ở thế giới Thường Tịch Quang mới là chân thật, tức chân thân. Và điều quan trọng là phải có chân thật mới đưa ra phương tiện được.
Vụ thảm sát tại Đài Phát thanh Huế ngày Phật đản năm 1963 có nhiều nhân chứng, trong đó có Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Pháp chủ GHPGVN. Năm nay đã ngoài 80 nhưng ký ức về biến cố đau thương này vẫn không thể quên trong tâm thức của vị giáo phẩm ở cố đô Huế…
Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ nay, mà xưa kia, nàng cũng đã lên tiếng khuyên răn, nhưng tự mình lại không làm theo lời răn, cho nên nàng thọ khổ lâu dài. Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.
"Ôn Trúc" là tiếng gọi thân mật, gần gũi của người Huế đối với cố đại lão Hoà thượng Thích Mật Hiển, nguyên Phó Pháp Chủ GHPGVN, Trú trì chùa Trúc Lâm-Huế, viên tịch ngày Rằm tháng Tư năm Nhâm Thân (1992).
Ngay lúc Thái tử đản sinh, đất trời chuyển động, hoàng cung đều sáng rực rỡ. Trời, Thần, Phạm, Thích đều đến đứng hầu trong hư không.
Thời khắc thiêng liêng tương hội, công đức hóa duyên viên mãn, Đức Đại lão Hòa thượng Pháp chủ GHPGVN đã thâu thần thị tịch vào hồi 3 giờ 20 phút ngày 21-10-2021 tại tổ đình Viên Minh, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Đó là lời của Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN khuyên bảo Tăng Ni trong một lần thầy trò Trường Trung cấp Phật học Hà Nội đến tổ đình Viên Minh đảnh lễ thỉnh cầu ngài giáo giới.
Những ngày này miền Trung lại gánh chịu thiên tai; Huế vừa trải qua cơn bão, Hội An bị ngâp lụt, một số tỉnh thành chìm trong mưa!
Là đệ tử Phật, theo Phật, chúng ta phải học và hành theo Phật, ăn cơm, mặc áo của thập phương thiện tín, chúng ta phải cống hiến trả lại cho đời. Đó là lẽ tự nhiên, là luật nhân quả, chúng ta phải thường tự vấn, tự tỉnh về điều đó.
Đọc Trí Quang Tự Truyện, chúng ta thấy tình Mẹ như là một hạnh nguyện Bồ Tát để Ôn thành bậc Cao Tăng. Mẹ là chất liệu yêu thương xây thành đài hoa rực rỡ để Ôn ngự tọa suốt một đời làm Thầy tu. Ôn thường nhắc đến Mẹ. Ôn thường canh cánh về Mẹ bên lòng khi còn sanh tiền. Trước khi “chết” Ôn về quê thăm Mẹ, lạy tình thương của Mẹ từ thuở ấu thơ.
Hướng đến đến 35 năm thành lập HVPGVN tại TP.HCM (1984-2019), PTVN xin trích đăng lại lời dạy cố Trưởng lão HT.Thích Minh Châu – nguyên Viên Trưởng HVPGVN TP.HCM phát biểu trong dịp lễ cấp phát văn bằng Cử nhân Phật học khóa V tổ chức tại 750 Nguyễn Kiệm, phường 4. quận Phú Nhuận, TPHCM (ngày 28/8/2005).
Là đệ tử Phật, theo Phật, chúng ta phải học và hành theo Phật, Ăn cơm, mặc áo của thập phương thiện tín, chúng ta phải cống hiến trả lại cho đời. Đó là lẽ tự nhiên, là luật nhân quả, chúng ta phải thường tự vấn, tự tỉnh về điều đó.
Khi một vị tỳ kheo đức hạnh từ bỏ cõi đời, Phật tử như chúng ta thường cảm thấy thương tiếc và cầu nguyện cho vị ấy sớm đạt cõi niết-bàn. Khi một vị thầy cao thâm, một tỳ kheo lỗi lạc xả bỏ xác thân, những vị học trò và Phật tử còn phải học tập gương mẫu của vị ấy, để củng cố niềm tín thành, để đáp lại một phần công ơn, để nỗ lực hành trì theo Chánh Pháp. Thầy Thích Minh Châu ra đi, chúng ta cùng họp với nhau đây, để tưởng nhớ Ngài và cùng nhau học tập gương mẫu của Ngài.
Chúc mừng thành công Đại hội, tôi rất vui trước sự tinh tiến trong tu tập, nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu to lớn trong các hoạt động Phật sự của toàn thể Tăng Ni, tín đồ Phật tử Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài trong nhiệm kỳ vừa qua.
Do niên cao lạp trưởng, Trưởng lão Hòa thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 20 giờ 45 phút, ngày 17 tháng 11 năm 2016 (nhằm ngày 18 tháng 10 năm Bính Thân), tại chùa Sắc Tứ Long Sơn, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 84 năm - Hạ lạp: 64 năm.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Thiện, thế danh Nguyễn Hội, là đệ tử đức cố Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam, pháp danh Tâm Ngộ, pháp tự Chơn Thiện, pháp hiệu Viên Giác. Hòa thượng sinh ngày 01 tháng 12 năm 1942 (nhằm ngày 24 tháng 10 năm Nhâm Ngọ) tại làng Dưỡng Mong thượng, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Kính bạch Ôn! Con không dám diễn tả về nụ cười của Ôn, con chỉ xin mạn phép nói lên cảm xúc của con trước ngày rời khỏi mái trường thân thương này. Bởi đây là món quà vô giá mà Ôn đã từ bi ban tặng, một nụ Hoa Ngọc Lan được ươm mầm và đang trỗi dậy trong con. Con nguyện chăm sóc, nuôi dưỡng mần hoa này để ngày mai dâng cho đời những nụ hoa từ ái.
Sau ngày đất nước thống nhất, giang sơn nối liền một dải (4-1975), toàn dân tộc tập trung nguồn lực vào công cuộc tái thiết đất nước, các lĩnh vực quan trọng trong đời sống cũng được Nhà nước quan tâm, trong đó có sinh hoạt tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo - một tôn giáo có quá trình đồng hành, gắn bó sắc son với dân tộc.
Với 95 năm trụ thế, hơn 70 năm cống hiến cho đời và phục vụ Đạo pháp, Hòa thượng đã làm tròn trách nhiệm của một hiện thân Đại sĩ trong tinh thần nhập thế cứu đời, cống hiến trọn cuộc đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc, góp phần thống nhất Phật giáo Việt Nam, xây dựng và phát triển thành tựu ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên tinh thần: “Tục diệm truyền đăng, xiển dương Phật pháp; lợi lạc quần sanh, báo Phật ân đức”.
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...
Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.
Ngày thành lập : 12-09-2012