“Những nhà sư xuất gia tu hành tức là đã rời xa đời sống thế tục. Vì vậy, không khí chuẩn bị và đón Tết cũng có nhiều nét khác biệt so với người ngoài đời” - Sư cô Thích Nữ Diệu Pháp (Hà Nội) tâm sự.
“Ai đi xa cũng nhớ về nguồn cội/ Nơi đó, cha mẹ hiền luôn dõi mắt theo con”. Mỗi người chúng ta sinh ra và lớn lên đều có quê hương nguồn cội, có ông bà, có cha mẹ để yêu thương.
Xin lỗi vì ngày trở về con vẫn trắng hai tay/ Bao năm lang bạt xứ người chẳng có gì mang về làm quà cho mẹ...
Một buổi sáng đẹp, nắng tỏa nhè nhẹ lên ngôi Tổ đình Tường Vân sừng sững oai nghiêm đã vắng bóng Ôn một năm qua. Chúng con về kính tưởng niệm Ôn, bồi hồi nhìn lại một năm không có Ôn tại Học viện Phật giáo Huế và các Phật sự lớn trong tỉnh. Nhớ nụ cười hiền lành và cung cách đạo hạnh cảm đến trái tim mà ai được gặp cũng muốn gần gũi và lưu luyến hoài.
Các em phật tử ngày nay đi đến chùa tu học vì không giữ được tâm chính niệm nên dễ rơi vào cảm giác “yêu thầy”. Cộng thêm sự phát triển của mạng xã hội như facebook, zalo… nên khoảng cách giữa vị thầy và người phật tử càng được rút ngắn, không còn những chuẩn mực cần có như trước đây. Mới đầu sẽ chỉ là những tin nhắn hỏi đáp về pháp Phật, một lời chào xã giao nhưng dần dà “mưa dầm thấm lâu”, tình cảm sẽ nảy nở một cách tự nhiên mà các em không hề hay biết.
Mai chia tay bạn ơi có nhớ/ Nhớ từng nụ cười trong ánh mắt thân quen/ Mai đi xa bạn ơi có nhớ/ Nhớ từng kỷ niệm tình bạn hôm nay. Mai chia tay lòng tôi vẫn nhớ/ Nhớ lúc bên nhau nhớ kỷ niệm thân trao/ Nhớ lúc chia tay nhớ tiếng cười thân quen/ Mai đi xa rồi tình đọng lại nơi đây.
Con đã đi nhiều khóa tu, nhưng khóa tu ở A Lưới này có chút gì lưu luyến lắm, nhớ, nhớ lắm! Nhớ những giây phút chúng con được ở bên nhau, được học tập, vui chơi dưới mái nhà lam này mà quên đi cuộc sống xô bồ, đầy cám dỗ bên ngoài. Vui vẻ, trao cho nhau những nụ cười thật an lạc và hạnh phúc. Điều đặc biệt, các bạn ở A Lưới thật sự các bạn là những con người sống rất tình cảm, nhớ như in khi chúng mình lên xe để về thành phố Huế, xen lẫn những nụ cười tiễn đưa, là những giọt nước mắt rưng rưng của các bạn. Chúng ta khóc ư! vì sao tình cảm chúng ta mới chớm nở mà phải vội chia tay rồi.
Cuối tuần vừa rồi, nhờ duyên lành mà Đoàn sinh và Huynh trưởng hai GĐPT Sơn Thủy và Sơn Nguyên chúng con có cơ hội tham gia khóa tu “Một ngày An Lạc” cùng với quý bác Đạo hữu tại Niệm Phật đường Sơn Thủy. Tuy chúng con đã được nghỉ hè nhưng thay vì những chuyến đi chơi, những cuộc hẹn với bạn bè trong dịp hè, Đoàn sinh và Huynh trưởng chúng con tìm đến khóa tu “Một ngày An Lạc”, tìm đến nơi cửa Phật, một chốn bình yên, thanh tịnh để học đạo, tu thân.
Có lẽ đến với cửa Phật là một cái duyên đối với một thanh niên trẻ như tôi. Chỉ mới thứ Bảy tuần vừa rồi tôi còn chẳng buồn nghĩ tới những điều ý liên quan đến lời Phật dạy, thì ngày hôm nay, tôi có thể nói là được mở mang tầm mắt.
Trường tôi, là một ngôi trường cổ kính với bề dày lịch sử bấy lâu, không đồ sộ, không công trình kiến trúc nguy nga, nhưng ngôi trường ấy có một sự uy hùng khó tả. Hàm Long là tên gọi trước đây của trường. Bây giờ đổi thành trường Trung cấp Phật học (TCPH) TT. Huế.
Tôi bước ra ngoài cuộc sống, tôi cứ ngỡ ở đâu cũng giống ở chùa tôi, Thầy cũng giống, bạn cũng giống, tình người cũng giống. Nhưng tất cả sụp đổ trong tôi bởi quá nhiều sự đa đoan của cuộc đời len lỏi. Ngày Hôm nay, một ngày ở chùa Giác Thế, tôi thấy đâu đây bóng dáng của tôi năm nào, tôi thấy đâu đây bóng dáng của vị Thầy áo vá năm nào, tôi thấy đâu đây niềm tin và lý tưởng của tôi. Có những lời tri ân không thể nói hết được, xin để cuộc đời tôi nói lên lời cảm tạ.
Tôi thầm cảm ơn GĐPT Sơn Nguyên đã mang đến một cuộc sống mới cho tôi. Một cuộc sống mà tôi đã lột xác hoàn toàn từ một chàng thanh niên ăn chơi bất hiếu, thành một đứa con ngoan, một chàng trai trẻ luôn kết thiện duyên với mọi người.
Đi thực tế hôm nay xong, tôi mới biết rằng còn có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự chia sẻ, giúp đỡ của cộng đồng. Đây chính là động lực để bản thân tôi thực hiện tốt hơn nữa những công tác thiện nguyện mà mình đã tham gia, tự nhủ với lòng: “Cần phải cố gắng hơn nữa, sống có ích hơn, sẽ cố gắng kêu gọi, quyên góp những vật dụng, áo quần cũ, sách vở cũ, cũng như lương thực để giúp mảnh đời khốn khó, nghèo khổ theo tinh thần từ bi của đạo Phật”.
Nếu có ai hỏi tôi về A Lưới, thì sẽ có nhiều thậm chí rất nhiều điều để nói, thật khó để có thể kể hết cho họ nghe, mà chỉ có thể tóm gọn bằng hai từ "thân thương". Chữ duyên đã cho tôi cơ hội tìm đến với A Lưới. Lại một lần nữa tôi cúi người để cảm ơn cuộc đời! Nhớ sao những chuyến băng rừng vượt núi cùng với sư phụ và các sư huynh, sư tỷ của tôi, chỉ cần một bữa cơm đạm bạc cũng đủ làm cho lòng tôi ấm lại!
Trước mặt tôi là những con người chân chất, bình dị, thật thà chịu thương chịu khó, bám núi bám rừng để sống. Tôi nghĩ rằng có lẽ họ chỉ sống qua ngày, được ngày nào thì hay ngày đó. Thật vậy, sau khi tìm hiểu qua các chiến sĩ Đồn Biên phòng 629, tôi biết được ở đây cơ sở vật chất: điện, đường, trường, trạm và nước…thiếu thốn, thậm chí là không có. Cuộc sống của đồng bào nơi đây dường như gắn liền với tự nhiên, chỉ đơn giản như măng rừng, rau, quả, sắn, củi...giúp họ sống qua từng ngày. H
Có đến một nghìn lẻ một lý do để thiên hạ xầm xì buôn chuyện. Nhưng với tôi cũng như quý vị phật tử khác khi đến chùa ai cũng phải biết kính Phật trọng Tăng. Không phải ai cũng có duyên lành xuất gia đâu?!
“… Nguyên Hưng cho cái này là xấu, cái kia là tốt, cái này là thiện, cái kia là bất thiện, cái này là chân, cái kia là ngụy. Nhưng mà những tiêu chuẩn để đoán định ấy vốn không phải là của Nguyên Hưng. Nguyên Hưng đi mượn thước đo. Những cái thước đi mượn không bao giờ có thể gọi là chân lý cả. Chân lý không thể đi mượn, chân lý chỉ có thể thực chứng. Chân lý là trái của thực nghiệm tâm linh, của khổ đau, của sự xúc tiếp giữa tâm linh và thực tại, thực tại hôm nay cũng như thực tại muôn đời. May mắn lắm, hoặc rủi ro lắm con người mới bắt được nó”. (Trích từ tác phẩm "Nẻo về của ý" - Nhất Hạnh)
Trong những khóa tu, tôi có nhiều cơ hội ngồi chơi với anh chị em cư sĩ. Khi đủ thân một chút thì có người hỏi tôi: “Hỏi thiệt Thầy cái này nha! Tại sao Thầy đi tu vậy? Thầy còn trẻ mà! Bộ bị bồ đá rồi chán đời đi tu hả?”
Tôi biết tôi chưa phải là một Huynh trưởng mẫu mực. Tuổi 17 mà, muốn có người nói ngon nói ngọt để làm, muốn các ánh mắt đều hướng về tôi. Thật sự tôi nghĩ lại, cảm thấy mình thật đáng xấu hổ, là một người anh mà luôn luôn ích kỷ vốn có của bản thân. Nhưng với sự cố gắng nỗ lực của tôi, bằng lý tưởng màu lam mà tôi quyết sống trọn đời, tôi sẽ cố gắng tinh tấn, cố gắng rèn luyện, để rồi một ngày không xa, GĐPT Sơn Nguyên sẽ thành công hơn nữa.
Tôi không có mẹ – hay nói đúng hơn – mẹ đã ra khỏi cuộc đời tôi từ khi tôi mới là đứa bé hai tuổi. Còn cha – tôi chỉ nhớ đó là người đàn ông dong dỏng cao. Mỗi khi tết đến, người đàn ông đó lại về thăm bà và tôi, đi cùng một người đàn bà và hai đứa trẻ.
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...
Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.
Ngày thành lập : 12-09-2012