Ăn Tết Nguyên đán không phải là phong tục riêng của Huế. Tuy nhiên, Tết Huế có những nét riêng thú vị. Là kinh đô xưa, Huế còn giữ được nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết.
Nhịp sống hiện đại khiến chúng ta làm việc gì cũng vội vả chưa bao giờ chậm rãi thưởng thức điều gì, cũng giống như một cuộc chạy đua của mỗi người trên hành trình sống của mình để rồi bỗng có lúc dừng chân lại suy nghĩ để ta đều thốt lên hai chữ “giá như…”
Ngụ ý sâu xa ở Pháp hội Dược Sư Thất Châu này là Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni muốn dạy cho chúng ta phải hướng về nẻo ánh giác mà tiến tu, quá trình tu tập phải trải qua bảy giai đoạn được tượng trưng mật nghĩa bằng bảy thế giới của bảy Đức Phật ở phương Đông.
Bức ảnh của tác giả Nguyễn Tấn Tuấn (TP.HCM) đã được chọn vào hạng mục "Đề cử" ở cuộc thi "Nhiếp ảnh và Video trên không SkyPixel" lần thứ 5.
Nói văn hóa là nói học thức, lối sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, hoặc trong lao động chấp tác hằng ngày…
(Viết cho người lớn nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6). Mỗi một bước chân trên đường đời, ta lại thấy càng xa rời hơn đứa trẻ là mình ngày xưa. Càng đi mải miết, đứa trẻ ấy càng bị bỏ lại và ngủ quên trong tâm thức. Những gì còn ở lại với ta lúc này? Đó là mệt mỏi, cô đơn, gánh nặng trách nhiệm, thờ ơ và đôi khi là vô cảm.
Cúng thí thực theo các Tổ thầy dạy, phải xuất phát từ tâm thành, vật thí thực không tốn kém cầu kỳ mà rất đơn giản. Điều cốt yếu của nghi thức là phải thực hiện trai giới như pháp (tức thực hiện chánh pháp) để trì chú thì mới đem lại lợi ích bất khả tư nghị cho các loài cô hồn, ngạ quỷ.
Cuộc sống phát triển hiện đại đồng nghĩa với việc những phong tục xưa cũng dần đi vào quên lãng hoặc được rút gọn. Khá nhiều tập tục xưa đã không còn được nhớ đến, thế nhưng đôi khi chính điều bé nhỏ như trồng cây nêu ngày Tết lại giúp mọi người cảm nhận rõ ràng hơn ngày Tết đã đến rồi.
Cho dù nó xuất hiện từ bao giờ và bằng cách nào thì những giá trị cũng như hình ảnh hoa giấy Thanh Tiên đã trở nên quá quen thuộc với những người con xứ Huế và đặc biệt, không thể thiếu trong mỗi độ Tết đến xuân về.
Phật giáo từ khi mới thành lập đã là một tổ chức chặt chẽ trang nghiêm hoạt động dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Phật. Phật giáo bao gồm hai chúng xuất gia và tại gia, trong đó hàng xuất gia sinh hoạt theo giới luật Tăng đoàn đóng vai trò quyết định sự tồn vong của Phật giáo.
Kính bạch Đức Bổn Sư Từ phụ/ Nhìn lại ánh sáng sao Mai/ Nhớ thuở Bổn Sư thành đạo/ Nghĩ tới lời vàng dạy bảo/ Nhớ ngày trời đất hân hoan.
Thấy khổ liền sợ hãi là tâm lý rất chung của hầu hết con người. Ai cũng muốn sống một cuộc đời bằng phẳng, trôi chảy nhẹ nhàng, càng ít lo toan, càng không có điều bất như ý thì càng tốt. Chính tâm lý luôn cầu bình an này lại làm cho con người dễ gặp thêm nhiều nỗi khổ.
Đầu tháng 6 năm 2018, chỉ trong vòng một tuần, Anthony Bourdain, đầu bếp trứ danh và Kate Spade, nhà thiết kế thời trang, lần lượt tự vẫn...
Văn Hoá Việt có muôn ngàn nét đẹp và phong phú. Ngày hôm nay chúng ta đang mang những nét đẹp văn hóa ngàn đời của cha ông đến tận góc biển chân trời. Hy vọng một ngày nào đó, nền Văn Hóa Việt của chúng ta sẽ được nhiều người chấp nhận và thực hành với ước mong có một cuộc sống hài hoà và hướng thượng.
Chiều qua, 8-4, tại Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh TT-Huế (01 Sư Liễu Quán, P.Trường An, TP.Huế), Ban Tổ chức lễ hội hoa đăng “Tỏa sáng niềm tin” tại Festival Huế 2018 đã có cuộc họp ra soát công tác.
Nét đặc thù của âm nhạc Phật giáo đông phương là không đưa ra một điệu nhạc nào để bắt buộc, mà tùy theo trường hợp địa phương, ngôn ngữ mà tùy duyên, có nghĩa là kệ văn thì không khác mà điệu tiết thì chuyển biến. Vì thế các nhà nghiên cứu âm nhạc Phật giáo đông phương cho rằng: Âm nhạc trong Phật giáo đông phương có nhiều chất thơ.
Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 kính gửi những tấm thiệp tặng quý Thầy, Cô thay lời muốn nói nhân lễ tri ân này.
"Tôi rất cảm động được chứng kiến một lễ cưới Phật giáo mà tên gọi tiếng Anh rất đơn giản là “Buddism Wedding Ceremony” - hôn lễ Phật giáo nhưng chuyển sang ngôn ngữ Phật giáo và Phật học thì đó là lễ Hằng Thuận..." - Đây là cảm nhận của Giáo sư Lê Văn Lan, một vị Giáo sư Sử học nổi tiếng của Việt Nam. Xin gửi đến bạn đọc bài phát biểu của ông tại một buổi lễ Hằng Thuận.
Trong thời gian qua, một số bạn đọc báo Giác Ngộ đã phản ánh về tòa soạn, trong đó có nội dung cho biết sự phân vân giữa thị trường băng đĩa thuyết giảng liên quan tới nội dung Phật giáo hiện nay, thắc mắc đâu là băng đĩa đã được Giáo hội thẩm định?
Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác, nhất là về luật. Và còn ít hơn nữa đối với cả một đời ngài đã bỏ ra phục vụ đạo pháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau, nhất là giáo dục và văn hóa.
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...
Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.
Ngày thành lập : 12-09-2012