Tang lễ theo nghi thức Phật giáo

Đăng lúc: Thứ tư - 10/07/2013 03:32 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
Tuỳ theo giàu nghèo mà chi lớn nhỏ, rộng hẹp, chớ câu nệ hoặc e ngại. Đừng vì người khen mà làm.Nếu muốn đến đáp công đức của chư Tăng, thì xin quý vị nên Quy Y Tam Bảo, giữ gìn Ngũ Giới, ủng hộ Chùa Chiền, kính trọng Tăng, Ni; thì đó là cách đền đáp hữu hiệu và thiết thực nhất của Người Phật tử Chơn Chánh.
Chết là điều mà con người không thể tránh khỏi

Trong Kinh có ghi”Tử hoàn toàn không đáng sợ,
vì”Tử”là bắt đầu của”Sanh”
(Nên biết sanh sanh, tử tử là Luật Nhân Quả.
Cần niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ)
 
Làm Tang - Lễ theo người xưa thật là phiền phức, tốn hao nhiều mê tín. Do đó, người Phật tử tại gia phải y theo chánh pháp hành trì, bãi bỏ những hủ tục mê lầm, chỉ tổ chức trang nghiêm yên tĩnh và đơn giản để tránh tốn hao thì giờ và tiền bạc.

Tang chế không thể làm cầu thả mà phải chuẩn bị trước lúc sanh thời. Không cần linh đình mà cần phải giản dị chừng nào hay chừng nấy. Mặc người ta đam tiếu. Kẻ ngu thường cười người trí. Đây là việc thường của bọn ngu phu.

Nghi thức Tang Lễ theo Phật giáo nhằm mục đích đơn giản gọn gàng, ít tốn kém, không theo tập tục mê tín của thế gian, như đốt giấy tiền vàng bạc, nhà kho v.v…

Tang Lễ cần được cử hành trang nghiêm, yên tịnh, đơn giàn ít tốn kém tiến bạc thì giờ, không nên cậy giàu khoe của, tổ chức linh đình, hoặc không tiền mà cầu danh cố làm cho thiên hạ khen là đám ma lớn, con cháu có hiếu, rồi đi vay mượn nợ nần phải bán nhà bán đất để trả thì thật là khờ dịa vô cùng.

Hiếu hay bất hiếu là do tâm của mình đối xử lúc cha mẹ còn sống, nếu lúc sống mà không săn sóc phụng dưỡng tươm tất, đến khi chết bày ra cúng tế linh đình thì là trò giả đối che miệng thế gian mà thôi. nguoiphattu.comTrong Kinh có nói:”Sanh bất hiếu thân, tử tế vô ích”nghĩa là khi cha mẹ còn sống không hiếu thảo nuôi dưỡng, đến khi chết rồi làm heo bò cúng tế bao nhiêu cũng vô ích.

Các Phật tử nên lưu ý mỗi khi trong nhà có hữu sự về Tang tế thì thường có những người quen đến chỉ biểu bày vẽ thế này thế nọ, nhiều người biểu cắt móng tay bỏ vào miệng người chết, hoặc biểu xuống sông múc nước về tắm cho thi hài người chết, hoặc xúi mua giấy tiền vàng bạc về đốt cho nhiều và khi di Quan phải rải cho nhiều cho ma quỷ lượm xài khỏi cản trở đám tang, hoặc hù doạ là chết ngày trùng, gặp cung xấu.v.v….rồi xúi đi rước thầy Pháp về ếm đối Vong Linh làm tốn hao vô ích mà mắc tội với người quá cô.

Quý vị Phật tử cần phải nhận xét việc nào không đúng Chánh Pháp thì đừng nghe theo, dầu lời xúi biểu đó của người thế gian hay của các thầy đám cũng cương quyết không nghe theo. Đôi khi các thầy đám thấy Tang chủ giàu có bèn bày đặt biểu rước Kinh Sư về làm Trai Đàn Chẩn Tế Cô Hồn rầm rộ tốn hàng mấy chục triệu vô ích. Vì Đức Phật khi còn tại thế suốt 49 năm đi thuyết Pháp độ sanh không bao giờ có tổ các Lễ Trai Đàn lần nào cho đến bây giờ các phái Phật giáo bên Nam Tông, Thiền Tông hay Khất Sĩ cũng đều không có tổ chức Trai Đàn chi cả. Các Phật tử đừng nghe theo lời xúi biểu tốn tiền vô ích.

* Nghi thức Tang Lễ của Tín đồ Phật tử nên hợp với mấy nguyên tắc sau:
1. Đơn giản, để biểu thị lòng thương xót nhớ thương.
2. Trang nghiêm, để biểu thị lòng hiếu kính.
3. Tiết kiệm, để dành tiền làm việc công có ích. Không làm những việc nhằm quảng cáo tuyên truyền lãng phí vô ích.
4. Loại bỏ những phong tục tập quán không hợp với Pháp của Phật và không có ý nghĩa để tránh sự tuyên truyền mê tín.nguoiphattu.com

* Tiến hành Nghi thức Mai Táng, cần nên có các Phật sự như: Tụng Kinh, Niệm Phật… Nghi thức Mai Táng theo đúng của Phật giáo là ngoài người điều khiển buổi lễ ra, chủ lễ nên là người Xuất-gia, đến để tụng Kinh cho người quá cố.

* Những người tham dự buổi lễ đều nên cầm Kinh trên tay để tụng theo. Nội dung trì tụng tốt nhất nên là các bài Kinh và Kệ như:”Bát Nhã Tâm Kinh”,”Chú Vãng Sanh”,”Kệ Tán Phật”,”Danh Hiệu Phật”……Vị Chủ Lễ chỉ nên xướng những bài mọi người có thể tụng theo được bằng không họ sẽ không cảm thấy hứng thú tham gia.

* Sau đó, vị Pháp Sư nói những Pháp ngắn gọn khiến cho người chết siêu sanh về cõi Cực Lạc. Tiếp theo, bạn bè giới thiệu tóm tắt về người chết cùng công đức làm việc thiện, lợi ích cho người học Phật….của người ấy khi còn tại thế để an ủi thân bằng quyến thuộc.

* Khi trong nhà có Tang Sự, ai nấy đều đau lòng thương tiếc, thì người trong Tang Quyến hay Khách đến viếng thăm phúng điếu, đều phải giữ cho nét mặt là quan cảnh được trầm lặng trang nghiêm để tỏ lòng mến tiếc và chia sớt nỗi đau buồn, chớ không nên đờn ca xướng hát, hoặc làm heo bò, gà vịt, đãi đằng linh đình, thì thật là chướng ngược với cảnh trạng tang tóc, làm trái với đạo lý vừa tổn hao đến tiền bạc, vừa mang thêm tội lỗi Sát-Sanh.
 
 
 Hình minh họa
 
I.Các việc Nên Làm trong Tang Lễ:

Khi người thân qua đời, đau thương than khóc là lẽ thường tình của mọi người. Thói quen khóc lóc nhằm biểu thị sự đau xót đối với người mất chỉ thuộc về sự giả dối. Tín đồ Phật tử nên lấy Phật-Sự thay cho sự khóc lóc. Cố gắng cử hành Nghi lễ đơn giản nhưng long trọng trang nghiêm.

Nên giữ bầu không khí trang nghiêm thanh tịnh của nhà có Tang. Chớ tụ tập cờ bạc để tránh quấy rầy người chết cùng Tang Quyến, cũng tránh tạo nghiệp cho mình.

Lễ cúng tế của gia đình và đoàn thể, tốt nhất nên cử hành chung vào Ngày CHỦ NHẬT, bằng không ngoài việc kéo dài thời gian Tang Lễ, còn đề cao cá nhân và đoàn thể đó. Nếu như lễ cúng tế của gia đình, bạn bè và đoàn thể cùng cử hành vào 1 Ngày, thì nên tổ chức Tang Lễ chính thức.

Trong gia đình ai nấy đều phải nhất luật giữ trọn trai giới. Dù có khách khứa ta cũng không nên thiết đãi rượu thịt. Ngoài ra các thứ ô uế khác, ai nấy đều phải giữ gìn cẩn thận.

Cả nhà, ai nấy đều phải nhất nhất tề gìn giữ Trai Giới, dù có khách khứa cũng không được thiết đãi rượu thịt, xướng ca, cờ bạc, hoặc tán ngẫu (Nếu thấy có mùi hôi, thì tất cả mọi người phải ngậm chút RƯỢU vào Miệng khi đến thăm, rồi nhả ra khi ra ngoài, để tránh bị bệnh Hôi Miệng, không có thuốc chữa! Rượu kia phải đốt lập tức. Những thân thể bị hôi thúi thì nên tẩm liệm cho sớm).

Trong thời kỳ Ai Điếu, hiếu quyến nên ăn chay. Khi đãi bạn bè đến Phúng điếu cũng làm chay để tránh tạo Nghiệp Sát-Sanh.

Trong thời kỳ cư tang nên ăn chay và dùng thức ăn chay để đãi bạn bè. Chớ nhân sự qua đời của người thân mà giết nhiều mạng chúng sanh, làm nặng thêm nghiệp tội cho người quá cố và cho chính mình.

Trong thời gian Tang Lễ, không được giết sinh vật để đãi bạn bè. Càng không nên đem rượu thịt cúng người chết, Chỉ nên dùng thức ăn chay để cúng và đãi.

Việc có ích nhất đối với người chết và quyến thuộc là khi người kia sắp chết và thời gian tổ chức Tang Lễ không ngừng vì người thân niệm Thánh Hiệu”NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”.

Điểm quan trọng là chính gia chủ phải thành tâm Khẩn Nguyện, hợp cùng với sự Hộ Niệm của Chư Tăng Ni, các Phật tử thì mới mong kết quả và trong thời gian Tang Lễ hay Cầu An, Cầu Siêu……gia chủ đều giữ gìn trai lạt để đem lòng cầu nguyện thì mới có thể đạt được sở cầu như ý.

Gia chủ cần làm những việc phước lành để hồi hướng cho Vong Linh quá cố như: cúng dường Thập Tự, in Kinh Đại Thừa, mua chim cá phóng sanh hoặc Bố thí cho bệnh nhân nghèo khổ, hoạn nạn.v.v…..thì rất lợi lạc vô cùng.

II.Các việc không nên làm trong tang lễ:

Xung quanh Linh Cửu không treo màn trướng, trang trí đèn đuốc.

Vì người chết không thọ hưởng được. Nếu người ta có lòng tốt giúp cho thì nên vì người chết mà cảm ơn.
Tang quyến không nên nhờ thầy lãnh làm sớ điệp, nhà kho, đốt vàng bạc, đồ thế….Vì trong Tam Tạng Kinh Điển chánh tông không có dạy làm việc ứng phú này.

Đối với việc sử dụng ban nhạc tây hoặc che tàng lọng đều chỉ nhằm phô trương sự hư vinh, chẳng phải là điều người Phật tử nên làm. Có lẽ nó cũng có tác dụng an ủi vong linh, nhưng đối với tín đồ Phật giáo thì trái lại, nó sẽ làm loạn động tâm thanh tịnh cầu vãng sanh Tịnh độ của người quá cố.

Cấm ngặt không cho bất cứ ai khóc lóc, vì như thế sẽ có hại cho người chết. Nếu không nhịn được thì nên tránh đi nơi khác nhằm tránh làm loạn thần thức người đã chết. không kể lễ gần thây của người chết trong khoảng thời gian đang hấp hối cho đến khi hạ huyệt.

Sanh, lão, bệnh, tử là định luật vô thường, người đời không ai tránh khỏi, dù có than khóc kể lễ cũng không làm cho người chết sống lại được, trái lại còn làm cho vong linh quyến luyến nhà cửa, vợ con, quây quần nơi đó làm quỷ giữ nhà mà không siêu độ được.

Không nên cúng tế bằng sanh vật để tránh mang tội sát sanh, làm trở ngại cho sự siêu độ vong linh. Không tổ chức ăn thịt uống rượu, không đờn kèn trống nhạc, không đốt giấy tiến vàng bạc, không làm nhà kho, đồ minh khí. Không cần khóc than kể lễ mà phải bình tĩnh lo sắp xếp mọi việc.

Việc đốt giấy vàng mã, cũng như mướn người khóc theo đám tang phải tuyệt đối cấm kỵ: kèn, địch, sáo, thiều có thổi cũng không ngại, nhưng chớ quá sầu thẩm, sẽ khiến cho Vong Linh mê theo âm điệu mà đi vào chốn Địa ngục! Tốt hơn hết là mướn họ hoà tấu để cúng dường Tam Bảo.

Trong khi cúng vong, không đốt giấy tiền vàng bạc, phí phạm vô ích, không dán quần áo nhà kho……vì người chết, nếu có nhiều tội lỗi bị đoạ xuống địa ngục thì dù thân nhân có đốt cho bao nhiêu lâu đài cung điện cũng không thể lãnh để ở được, vì mắc tội thì phải bị hình phạt giam cầm, chớ làm sao ở nhà ngoài được, còn nếu đoạ vào ngạ quỷ hay súc sanh thì tuỳ theo nghiệp duyên của họ mà lãnh chịu y báo khác nhau. Cũng như ở Việt Nam muốn đi ngoại quốc thì đâu có mang nhà cửa lâu đài theo được, tiền bạc mang theo cũng không xài được vì mỗi xứ có tiền tệ khác nhau, huống chi người âm kẻ dương hai đời sống khác nhau làm sao gởi gắm đồ vật cho nhau được.

III.Hậu tạ và đáp lễ:

1.Cúng dường cho Chùa: Sau Lễ An Táng, là Lễ An Vị Mộ; thì tang gia nhớ cử người đại diện đi tạ lễ các Chùa đã đến Hộ Niệm cho Vong Linh của thân nhân mình.

*Phẩm vật tạ lễ các Chùa: Hương, Đăng, Hoa, Quả, (1 thẻ nhang và 2 cây đèn cầy đỏ) và 1 bao thư để chút tịnh tài (Tiền) cúng dường Tam Bảo.

2.Cúng dường Chư Tăng, Ni:

Phải chuẩn bị phẩm vật cúng dường chư Tăng, Ni: Tốt nhất là do người chết để lại, hoặc chọn các thứ như những vật thường dùng của nhà tu theo Hạnh Đầu Đà, Thuốc Thang, Toạ Cụ, Cà Sa, Giày, Tích Trượng, Gậy, Mão, Bình Bát, Kinh, Luận, Sà-Bông, Khăn Tắm; đối với Chư Ni thì nên thêm băng vệ sinh, quần nâu hoặc tiền bac v.v… Tuỳ theo giàu nghèo mà chi lớn nhỏ, rộng hẹp, chớ câu nệ hoặc e ngại. Đừng vì người khen mà làm.Nếu muốn đến đáp công đức của chư Tăng, thì xin quý vị nên Quy Y Tam Bảo, giữ gìn Ngũ Giới, ủng hộ Chùa Chiền, kính trọng Tăng, Ni; thì đó là cách đền đáp hữu hiệu và thiết thực nhất của Người Phật tử Chơn Chánh.

3.Cúng dường cho những Người đến Hộ Niệm:

Những Người đến Hộ Niệm, ta nên vì Người chết mà cúng dường cho họ. Nếu họ không nhận, thì nên vì Người chết mà lễ tạ 3 lạy.
IV.Ban Tổ chức tang lễ:

Khi trong nhà có người qua đời, thì gia chủ nên họp gia quyến lại để thành lập Ban Tổ Chức Tang Lễ:

1.Trưởng Ban Tang Lễ: là chủ gia đình chỉ đạo toàn Ban.
2.Phó Ban Tang Lễ: đại diên cho Trưởng Ban sắp xếp và tiếp khách.
3.Hộ Tang (1 vị): thay mặt Tang Chủ tiếp lễ Phúng điếu và Cảm tạ.
4.Thư Ký (1 vị): ghi chép Chi-Thu và danh sách bà con Phúng điếu.
5.Thủ Bổn (1vị): Chi và Thu tiền bạc theo lệnh của Trưởng Ban.
6.Mãi Hiện và Trai Soạn (2 vị): đi chợ và nấu nướng cơm nước.
7.Tri Khách: mượn bà con lớn tuổi trong gia quyến.
8.Hành đường trà nước: mượn các cháu thanh niên nam nữ dọn bàn cơm nước.
9.Phụ tá Nghi Lễ (1 vị): lo việc hương đăng cúng kiến hầu lễ tụng Kinh.
10.Thông Sư (1 vị): đi liên lạc, mua sắm và lo xe cộ.v.v……bên ngoài.

* Ban Tang Lễ phân công sắp xếp cho cuộc Lễ Tang được trang nghiêm và trật tự. Trước ngày Di Quan, toàn Ban phải họp lại để sắp xếp chương trình Lễ Di Quan và sắp xếp đoàn Đưa Tang cho có thứ tự trước sau. Cử người giữ trật tự trên lộ trình Đưa Đám.

IV. Phụ tá nghi lễ:

Nhiệm vụ của vị đặc trách về Nghi Lễ Tụng Niệm và tiếp đãi Chư Tăng, Ni:
1.Hướng dẩn gia chủ đến Chùa Lễ Tổ, thỉnh Chư Tăng, Ni và Ban Hộ Niệm.
2.Sắm sửa Khai Lễ để rước Chư Tăng và hướng dẫn Tang gia cảm tạ. Bưng Khai Lễ ra tiếp nghinh khi Chư Tăng đến.
3.Sau khi Chư Tăng an toạ, hướng dẫn Tang Chủ đến tác bạch thỉnh tụng Kinh. Khi Chư Tăng, Ni đắp ý đến bàn Phật tụng Kinh, thì đánh trống Bát Nhã. Gia quyến đến trước Phật niệm hương, lễ lạy.
4.Phải sắp sẵn nhang đèn, hoa quả trên bàn Phật. Khi tụng Kinh, nếu gặp trời nóng bức thì mở quạt máy hoặc quạt tay, vì Chư Tăng, Ni đắp y nhiều lớp dễ bị nựa nội.
5.Sau khi tụng Kinh xong, hướng dẫn Tang Chủ bưng Khai Lễ đến lễ tạ Chư Tăng, Ni và Ban Hộ Niệm. Khi Chư Tăng, Ni ra về cũng phải bưng Khai Lễ tiễn đưa.
6.Thông thường, Chư Tăng, Ni và Ban Hộ Niệm chỉ dùng nước giải khát chớ không thọ thực tại Tang gia, nhưng nếu có trường hợp ngoại lệ, nhà xa không thể về Chùa được, thì có thể ở lại thọ thực và nghỉ đêm.
*Trong trường hợp này, vị đắc trách phải sắp sửa bàn ăn riêng và chỗ nghỉ ngơi thanh tịnh cho Chư Tăng, Ni nghỉ.

V. Giải đáp về việc thời gian giữ thân xác người mất:

Kinh nghiệm cổ xưa của một số nước như Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam và nhất là Tây Tạng thì thời gian 3 ngày là thời gian cần thiết không hơn không kém để giữ thân xác người mới qua đời cẩn thận trước khi chôn cất hay thiêu xác.
Trong 3 ngày ấy, không nên động tới thân xác nhất là không nên thoa xức, hay tiêm chích vào cơ thể người mới mất bất cứ thứ gì.

Theo các vị Lạt Ma Tây Tạng thì khi chết, Thần thức rời khỏi Thân xác qua một huyệt đạo nào đó trên thân xác nhất là ở đỉnh đầu. Nhưng nếu ta động chạm hay tiêm, chích vào da thịt lúc ấy thì Thần thức có thể bị động nên có thể thoát ra từ một nơi nào gần nhất chớ không từ đỉnh đầu – mà Thần thức một khi thoát ra bất ngờ và không đúng vị trí như vậy sẽ mang lại sự rủi ro, bất lợi cho lúc tái sanh. Vì thế, khi đã biết chắc rằng người bệnh không thể nào qua khỏi thì nên yêu cầu bác sĩ gở bỏ những thứ y cụ trên người bệnh nhân nhất là các kim chích ra khỏi cơ thể.

Đại Đức Sogal Rinpoche đã từng thuyết giảng rằng”Muốn vơi đi thật nhiều nổi đau thương về người thân mất thì không gì hơn là hãy tiếp tục thực hiện những gì mà khi sống người ấy mong ước hay còn dang dở. chưa xong”Ngay cả những lầm lỗi mà lúc sống họ đã gây ra ta cũng nên tha thứ… cũng như những gì mình làm họ khổ đau thiệt thại thì cũng phải ăn năn.

VI. Giải đáp về việc Tẩn Liệm lúc Nửa Đêm”Không Giờ”:

Mấy năm gần đây có 1”Thầy”coi ngày giờ Tẩn Liệm đám tang thường chọn lúc 12 giờ khuya làm Lễ Nhập Mạch, khiến cho Tang Chủ cùng Chư Tăng Ban Hộ Niệm và Ban Âm Công đều rất mệt nhọc vì thức khuya, lại tốn hao gấp đôi giá thường ngày. Các”Thầy coi ngày ấy”cho rằng người chết nhằm trùng, cung xấu, trọn ngày ấy không có giờ nào tốt để Tẩn Liệm. Vì họ biện luận là lúc không giờ thì thần trùng không biết đâu để đi bắt được.

Lối biện luận này, người thế gian nghe qua dường như có lý và chấp hành theo. Còn người trí có học Phật pháp tinh thông thì biết đây là lối nguỵ biện của Thầy tà. Họ làm theo kiểu”Mượn râu ông này cắm cằm bà kia”không hợp lý chút nào. Bởi vì lúc coi ngày thì lấy lịch Tàu ra coi, thấy lịch Tàu đề ngày đó là Trùng Nhựt, họ bèn lấy giờ lịch Tây đưa vào Tẩn Liệm, cho rnằg lúc không giờ thì không có kỵ gì cả.

Như vậy rất vô lý, vì lịch Tàu và lịch Tây khác nhau từ năm, tháng, ngày giờ, phân khắc. Cụ thể như: lịch Tây thì chia mỗi đêm ngày có 24 giờ, giờ nửa đêm là giờ thứ 24 (tức là 12 giờ khuya), qua khỏi giờ thứ 24 đến trước 1 giờ khuya thì gọi là không giờ. Còn lịch Tàu thì tính mỗi ngày đêm chỉ có 12 giờ, mỗi giờ có 2 tiếng đồng hồ tính theo con giáp địa chi: từ 11 giờ khuya đến 1 giờ khuya là giờ Tý, giờ Ngọ từ 11 giờ trưa đến 1 giờ trưa. Như vậy, giờ phút liên tục nhau không xen hở 1 giây phút nào thì làm gì có cái không giờ. Họ không nhớ rằng, lúc không giờ của lịch Tây thì chính là giờ Tý của lịch Tàu, thì làm sao lại lấy lịch Tây thay giờ lịch Tàu được. Họ làm trò hoa mắt người, lừa những đồng bào thiếu kiến thức về Phật Pháp, làm thất công tốn tiến cho Tang gia hiếu quyến.

Tôi khuyên đồng bào Phật tử không nên tinh theo thuyết tà mị đó. Vả lại lịch Tàu nói về ngày tốt xấu, trùng kỵ là tính theo lịch số của người Tàu, không đúng với giáo lý của nhà Phật. Phật tử không nên quá tin theo mà trở thành mê tín, đi ngược với tông chỉ của đạo Phật.

Trước kia dân trí còn thấp kém lại không có học hiểu Phật Pháp, thấy trong nhà có 2 hoặc 3 người chết liên tiếp trong 1 năm thì rất lo sợ, lại bị các Thầy tà hù doạ cho là chết nhằm giờ trùng ngày trùng, bị thần trùng đến bắt, phải mau đi mướn Thầy Pháp làm phép yếm đối không cho Vong Linh người chết về nhà, nếu không yếm thì cả nhà sẽ chết hết! Trong lúc tang gia bối rối, tinh thần hốt hoảng ai nói sao nghe vậy, ai chỉ đâu làm đó, không đủ sáng suốt để phân biệt Chánh Tà, thật rất tội nghiệp.

Phật tử phải tin lý Nhân Quả, nghiệp báo luân hồi, chớ đừng tin theo thuyết tà mị. Sở dĩ có 1 vài giai đình gặp cảnh chết liên tiếp 2, 3 người trong 1 năm, đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên do nghiệp báo chớ không phải do Thần trùng bắt chết. Các đạo khác như: Thiên Chúa, Tin Lành, Hồi Giáo v.v… Không tin cũng không sợ ngày trùng, sao Thần trùng không bắt họ hết đi?

Như vậy, lý luận của sách ngoại đạo không có cơ sở khoa học, không đúng chơn lý, không nên tin, chỉ nên tin theo giáo lý của Phật dạy mà thôi.

VII. Đốt giấy tiền vàng bạc:

PHẬT GIÁO KHÔNG CÓ CHỦ TRƯƠNG ĐỐT VÀNG MÃ! Phật giáo không có một quy định mê tín như vậy. Người Trung Quốc có tập tục đốt tiền giấy, ngay từ sau đời nhà Hán. Bác sĩ Vương Dư đời Đường viết rằng:”Từ đời nhà Hán, có tục chôn tiền, và đời sau lấy giấy thay tiền…”. Như vậy, từ đời nhà Hán về sau, có tập tục chôn tiền cùng với người chết. Vì ở Trung Quốc, từ thời xưa, có niềm tin là người chết biến thành quỷ. Sách vở cũng viết:”Người chết biến thành quỷ”. Thế giới của quỷ cũng giống như thế giới của người, chỉ có âm dương khác nhau mà thôi. Quỷ cũng phải có tiền để sống, do đó mà chôn tiền. Về sau, người ta thấy rằng chôn tiền thật là lãng phí, bèn lấy giấy cắt thành tiền giấy, rồi đốt đi để cho quỷ dùng. Ở thời cận đại, tiền giấy lưu thông, có cả tiền của”Ngân hàng dưới âm phủ”được lạm phát rộng rãi !.

Lối mê tín hạ đẳng này, bộ tộc nguyên thủy nào cũng có ít nhiều. Người ta cùng chôn với người chết đồ vật, tiền tài, châu báu, vải vóc, thậm chí cả đến người sống và súc vật sống nữa.

Vì sao lại đốt tiền giấy ? Điều này có liên quan đến một loại tôn giáo gọi là Hỏa giáo. Hỏa giáo tin rằng Thần Hỏa có khả năng đưa vật bị đốt đến cho quỷ thần dùng. Trong Ấn Độ giáo thờ Hỏa thần Agui (A Kỳ Tu) có công năng đem đồ tế bị đốt đến cho quỷ thần.

Trong dân gian Trung Quốc, người ta không những đốt tiền giấy, bạc giấy, mà còn làm cả nhà cửa, gia cụ bằng giấy, thậm chí làm cả tàu bay, thuyền bè bằng giấy để đốt vàng mã, cúng người chết.

Sự thực, Phật giáo không cho rằng, người chết đều biến thành quỷ. Cõi quỷ chỉ là một trong sáu cõi sống của chúng sinh. Phật giáo lại càng không tin quỷ có thể dùng được tiền giấy và các dụng cụ bằng giấy bị đốt ! Phật giáo chỉ tin rằng, con cái thân thuộc của người chết có thể làm các việc như bố thí, cúng Phật, trai tăng, rồi hồi hướng công đức ấy cho vong linh, và siêu độ vong linh. Còn tất cả mọi việc làm khác đều chỉ là mê tín vô ích mà thôi. Phật giáo không những không chủ trương mai táng đồ vật, mà còn chủ trương không nên dùng quan tài đắt tiền, không nên để cho người chết mặc quần áo đắt tiền, không nên lãng trí quá nhiều công và của. Trái lại, nên mặc cho người chết quần áo bình thường, sạch sẽ, còn quần áo tốt đẹp và mới thì nên đem bố thí cho kẻ nghèo, nếu có tiền thì nên đem cúng dường Tam Bảo và bố thí cho người nghèo, chỉ có làm như vậy, vong linh người chết mới thật sự được lợi ích; còn nếu đem các đồ vật quý cùng mai táng với người chết, thì đó là hành vi ngu si nhất, không xứng đáng là một Phật tử chính tín.

Đáng tiếc là hiện nay, đa số tăng ni cũng không hiểu đạo lý ấy, thậm chí Phật tử ở Trung Hoa lục địa sang Đài Loan còn phát minh ra loại tiền giấy đặc biệt gọi là”tiền giấy vãng sinh”, tức là trên một tờ giấy màu vàng, dùng mực đỏ in bài chú vãng sinh bằng chữ Phạn. Thực ra, công dụng tụng chú và tác dụng đốt tiền giấy là 2 chuyện căn bản khác nhau. Nếu hiểu đúng theo kinh Phật, thì không được đốt kinh và chú, nếu đốt thì có tội.

Hơn nữa, các tăng ni tụng kinh, lễ sám, cầu đảo v.v… đều có viết sớ. Đọc sớ xong rồi đốt sớ đi. Đó là bắt chước đạo gia đọc sớ cho quỷ thần nghe, đó là mê tín, hoàn toàn không có căn cứ gì trong giáo lý đạo Phật cả. Trong mọi việc, Phật giáo đều chủ trương lấy tâm thành kính để có cảm ứng. Đã đạt tới chỗ tâm thành và cảm ứng rồi, là có linh nghiệm, chứ không cần phải đốt lá sớ. Bằng không thì dù có đốt đến trăm ngàn lá sớ, cũng chẳng có ích gì.

*HỎI: Nhà chùa bảo đừng đốt giấy tiền vàng bạc, quần áo nhà kho.v.v….thế mà có nhiều người nằm chiêm bao thấy vong linh về kêu lạnh lẽo đói khát, không có áo quần tiền bạc và đòi gởi xuống cho họ dùng. Vậy thì nên tin theo ai?

*ĐÁP: Nằm chiêm bao thấy người chết xin tiến bạc, quần áo.v.v…đó là do ảo tưởng của chính mình, thường nhớ nghĩa đến người quá cố và lo sợ cho họ thiếu thốn lạnh lẽo, nên khi ngủ, những ảo giác ấy hiện ra trong giấc mơ thấy như vậy, chớ không phải thật. Trừ trường hợp đặc biệt, 3-4 người đồng chiêm bao thấy y như vậy trong 3-4 ngày liên tiếp thì giấc mộng đó là Đúng. Thí dụ như người bị chết oan, hay bị tai nạn tử thương mà thân nhân không hay biết thì Vong Linh về báo mộng chỉ chỗ cho đi tìm sẽ gặp được Xác. Đôi khi vì thần thức còn mê, ít tội ít Phước mà chưa đủ duyên đi đầu thai lại không ai thờ cúng, vong linh cứ lảng vảng nơi đầu cây ngọn cỏ ngoài đồng hoang mồ vắng, cảm thấy lạnh lẽo đói khát nên về báo mộng nhiều lần, thì thân nhân nên cúng cơm canh và áo quần cho họ hưởng rồi tụng kinh cho họ nghe để xã nghiệp mà siêu thoát. Còn những vong  linh nào vì tội lỗi phải bị đoạ đường ngạ quỷ để chịu quả báo đói khát lạnh lẽo, thì dầu có gởi thứ gì cho họ cũng không thể xài được. Do đó mà không cần đốt giấy tiền vàng bạc cho uổng tiền.
Nguoiphattu.com
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 390
  • Khách viếng thăm: 382
  • Máy chủ tìm kiếm: 8
  • Hôm nay: 115211
  • Tháng hiện tại: 1833240
  • Tổng lượt truy cập: 90724813
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012