Truyền thông Phật giáo Việt Nam sẽ làm gì?

Đăng lúc: Chủ nhật - 25/11/2012 01:39 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Ông Phạm Nhật Vũ

Ông Phạm Nhật Vũ

Giáo hội Phật giáo hiện nay đang đứng trước những biến động, những thay đổi của xã hội hiện đại nên rất cần nhận được sự hỗ trợ của truyền thông trong công tác quản lý, hoạt động”.
Ông Phạm Nhật Vũ, Phó trưởng ban Thường trực Ban Truyền thông GHPGVN đã có sự chia sẻ về vấn đề truyền thông của Phật giáo.
 
"Ban truyền thông cần định hướng đại chúng vào đúng với những điều mà Đức Phật đã dạy, đó là “làm lành, tránh ác" cư sĩ Phạm Nhật Vũ khẳng định
Trước tiên phải khẳng định đạo Phật là đạo của lòng Từ bi, của Hòa bình. Do vậy, cùng với rất nhiều việc phải làm, Ban truyền thông cần định hướng đại chúng vào đúng với những điều mà Đức Phật đã dạy, đó là “làm lành, tránh ác. 

Làm những điều tốt đẹp, có lợi cho số đông và tránh đi những điều xấu xa, những điều có hại. Nỗ lực, cố gắng thực hiện tốt phần việc của mỗi người để đảm bảo cho cuộc sống của chính mình được an lành, xã hội được phồn vinh, thịnh vượng. 

Chúng ta cần đề cao những giá trị, những truyền thông tốt đẹp của đạo Phật từ khi đạo Phật ra đời cho đến ngày nay. Chỉ rõ ra được Chánh pháp, gắn liền với những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc là những việc làm cần thiết. Nhờ vậy, chúng ta sẽ giúp cho nhiều người tránh được lầm lạc, trước khi vướng vào những hủ tục mê tín, dị đoan.

Giáo hội Phật giáo hiện nay đang đứng trước những biến động, những thay đổi của xã hội hiện đại nên rất cần nhận được sự hỗ trợ của truyền thông trong công tác quản lý, hoạt động.

Như vậy, Ban Truyền thông còn cần làm tốt việc tiếp nhận và cung cấp thông tin kịp thời tới các ban, ngành của Giáo hội cũng như đến từng quý Tăng Ni, cư sĩ. Cùng chung mục đích này, chúng ta cũng sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa việc truyền thông giúp cho tất cả mọi người, cả người ở trong và ngoài Giáo hội, luôn giữ gìn được sự đoàn kết, hòa hợp.
 
Các phương tiện truyền thông Phật giáo cần cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để tránh được sự phá hoại bằng cách kích động, gây chia rẽ giữa Nhà nước và Phật giáo…
Các phương tiện truyền thông Phật giáo cần cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để tránh được sự phá hoại bằng cách kích động, gây chia rẽ giữa Nhà nước và Phật giáo…

Ngoài ra, chúng ta còn phải thực hiện thật tốt công tác thông tin truyền thông để không chỉ ở trong nước, mà mọi người trên thế giới đều hiểu rõ được về những diễn biên thực tế của đạo Phật tại Việt Nam. 

Một trong những việc làm này là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để tránh được sự phá hoại bằng cách kích động, gây chia rẽ giữa Nhà nước và Phật giáo… Chúng ta cũng phải bác bỏ những luận điệu của các thế lực xấu, tránh việc bị bôi nhọ, làm xấu hình ảnh của chư Tăng Ni nói riêng và của Tăng đoàn nói chung. Làm được như thế, chúng ta sẽ giữ vững được lòng tin của mọi người với Tam Bảo.
 

Báo cáo trong bản tổng kết hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VI (2007-2012) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ghi rõ sự phát triển của truyền thông Phật giáo đang được quan tâm. Điển hình:

Tạp chí Văn hóa Phật giáo, Tạp chí Nghiên cứu Phật học của Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; Tạp chí Nghiên cứu Phật học Khuông Việt; Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy; Ấn phẩm Văn hóa Phật giáo của Ban Văn hóa Trung ương…

Tuần báo Giác Ngộ; Nguyệt san Giác Ngộ. Báo Giác Ngộ, Nội san Hoằng pháp (Hà Nội), Nội san Phật học Hoa Từ (Ninh Thuận), Hương sen (Bình Dương), Hương Từ Bi (Đak Nông), Nội san Vô Ưu (Đak Lak), Nội san Quảng Đức (Khánh Hòa), Đuốc Sen (Tịnh xá Trung Tâm, quận Bình Thạnh), Nội san Như hoa Ưu Đàm chùa Hòa Khánh (Q. Bình Thạnh), chùa Phổ Quang (Q. Phú Nhuận), Nội san Trung tâm Liễu Quán (Thừa Thiên Huế), Du lịch Tâm linh… 

Các trang báo điện tử (website) của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giác ngộ, Bình Dương, Kiên Giang, Bạc Liêu, Phú Yên, Trung tâm Liễu Quán, Phật giáo A Lưới, Phân ban đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương, Ban Hoằng pháp Trung ương, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Gia đình Phật tử Việt Nam Net, Ban Từ thiện Xã hội Trung ương, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Phật giáo Nam tông Kinh và Nam tông Khmer… 

Đặc biệt là Phật giáo vừa có thêm kênh truyền hinh An Viên thường xuyên phát sóng về các hoạt động Phật sự.

 
Minh Thiện (ghi lại)

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 632
  • Khách viếng thăm: 579
  • Máy chủ tìm kiếm: 53
  • Hôm nay: 104012
  • Tháng hiện tại: 2853396
  • Tổng lượt truy cập: 91744969
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012