Chiếu kiến ngũ uẩn giai không

Đăng lúc: Thứ bảy - 02/04/2022 09:37 - Người đăng bài viết: Nguyên Đức
Trong Bát-nhã chỉ nơi câu này mà khéo tu thì sẽ hết khổ: "Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách". Chúng ta đọc thuộc làu mà chưa bao giờ chiếu kiến, chưa chiếu kiến làm sao hết khổ ách, nên tu mà không hết khổ.
Bây giờ chúng ta phải khéo dùng trí tuệ chiếu soi năm uẩn không thật, thấy rõ tường tận như vậy thì phá được vô minh, liền thoát khỏi sanh tử.

Bây giờ chúng ta phải khéo dùng trí tuệ chiếu soi năm uẩn không thật, thấy rõ tường tận như vậy thì phá được vô minh, liền thoát khỏi sanh tử.

Bát-nhã là trí tuệ, trí tuệ là sáng.

Bát-nhã chia làm ba phần: Văn tự Bát-nhã, Quán chiếu Bát-nhã và Thật tướng Bát-nhã.

Ví dụ người muốn qua sông nên phải xuống thuyền.

Mục đích xuống thuyền là để qua sông. Nhưng xuống thuyền rồi cứ ngồi ỳ trên đó hoài, không chèo không bơi thì chừng nào qua tới bờ bên kia?

Xuống thuyền rồi kế đó phải chèo, phải cầm dầm bơi thì mới đưa thuyền đến bờ kia được.

Chiếc thuyền dụ cho Văn tự Bát-nhã, chèo dầm dụ cho Quán chiếu Bát-nhã, đến bờ bên kia là Thật tướng Bát-nhã, tức cái thể chân thật.

Ngồi trên thuyền không cựa quậy chắc tới thuyền mục qua cũng không được, đó là điều hết sức rõ.

Nếu quý vị chỉ tụng kinh chứ không quán chiếu gì hết, chỉ là Văn tự Bát-nhã.

Trong Bát-nhã chỉ nơi câu này mà khéo tu thì sẽ hết khổ:

"Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách".

Chúng ta đọc thuộc làu mà chưa bao giờ chiếu kiến, chưa chiếu kiến làm sao hết khổ ách, nên tu mà không hết khổ.

Muốn hết khổ phải chiếu kiến năm uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.

Năm uẩn có hai phần: phần vật chất là sắc; phần tâm là thọ, tưởng, hành, thức.

Thân do tứ đại hòa hợp không có tánh thật, đó là chiếu kiến sắc uẩn giai không.

Sắc uẩn này không thật tánh nên nói nó là không.

Không nhưng do duyên hợp giả có.

Cái gì giả thì không quý, thật mới quý.

Soi thấy thân tứ đại này tánh không, duyên hợp giả có nên không phải quý.

Thọ uẩn, thọ là những cảm giác nhận được.

Nếu ở lưỡi thì thọ vị, thức ăn ngon dở hay không ngon không dở.

Thọ có là do thức ăn để vào lưỡi.

Lưỡi là căn, thức ăn là trần.

Căn trần gặp nhau mới sanh cảm giác ngon, dở, không ngon, không dở.

Vậy cảm giác ngon dở không thật.

Vì trước khi đưa thức ăn vào lưỡi, ta có cảm giác gì đâu. Nhờ có thức ăn, nhờ có lưỡi nên ta mới có cảm giác ngon dở, nên cảm giác ngon dở ấy không thật.

Vậy mà chúng ta ăn món gì ngon thì khen, dở thì chê, rõ ràng chúng ta lầm thọ uẩn là thật. Nếu dùng trí tuệ nhận thấy thọ uẩn do căn trần hợp lại nên có cảm giác.

Cảm giác ngon dở nuốt qua liền hết, đâu phải là thật.

Nên quán thọ không thật chỉ là giả tướng.

Tưởng uẩn là tưởng những chuyện đã qua hay chưa tới.

Do nghĩ chuyện quá khứ, chuyện vị lai rồi tưởng tượng nên hình ảnh dấy khởi.

Quá khứ đã qua là đã mất, vị lai chưa đến là không có.

Quá khứ đã qua là không, vị lai chưa đến cũng là không, mà tưởng tượng có thật.

Nên chiếu kiến tưởng uẩn tánh không, duyên hợp giả có, chỉ bóng chớ có thật đâu.

Hiểu như vậy mới biết tưởng uẩn không thật.

Hành uẩn là nghĩ suy của mình.

Ví dụ trước khi đi chợ, quý vị tính ra chợ mua hành, mua hẹ, mua rau cải gì đó… tính rồi đến chợ mới mua.

Vậy suy tính nghĩ cái này tới cái kia, giống như từng bước từng bước đi của mình, không có thật.

Hành uẩn là những suy tư, nghĩ tính của mình.

Sự suy tư, nghĩ tính đó khi gặp duyên thì nó phát ra, hết duyên nó mất.

Như vậy hành uẩn sanh diệt như dòng nước chảy không thật.

Đó là quán hành uẩn.

Thức uẩn là phân biệt như phân biệt đẹp xấu, trắng đen v. v…

Thức uẩn tự nó phân biệt hay phải có duyên tác động mới phân biệt?

Trong là mắt, ngoài là sắc trần, sắc trần tiếp xúc với nhãn căn sinh ra nhãn thức phân biệt.

Nhĩ thức, thiệt thức v. v… cũng đều như vậy. Nên thức tự nó không có mà phải do căn, trần tiếp xúc mới có nên nó cũng không thật.

Rõ ràng thọ, tưởng, hành, thức là tâm không thật.

Sắc do tứ đại hợp cũng không thật.

Thấy rõ thân không thật, tâm không thật như trong kinh Viên Giác nói: nếu chấp thân thật, tâm thật là vô minh.

Nếu thấy thân không thật, tâm không thật thì hết vô minh.

Vô minh hết nên trong kinh nói: "chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách", nghĩa là soi thấy năm uẩn đều không liền qua hết tất cả khổ nạn.

Chúng ta tu mà không chiếu kiến nên tuy tu nhưng vẫn còn khổ nạn.

Đọc thuộc lòng Bát-nhã mỗi đêm mà khổ không hết.

Bây giờ chúng ta phải khéo dùng trí tuệ chiếu soi năm uẩn không thật, thấy rõ tường tận như vậy thì phá được vô minh, liền thoát khỏi sanh tử.

Không biết phá vô minh thì minh không bao giờ có.

Tụng Bát-nhã là học trí tuệ mà tự mình không có trí tuệ thì chừng nào ra khỏi sanh tử?

Đó là điều chúng ta cần phải biết cho thật rõ.
 

Tác giả bài viết: HT. Thích Thanh Từ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 432
  • Khách viếng thăm: 424
  • Máy chủ tìm kiếm: 8
  • Hôm nay: 64550
  • Tháng hiện tại: 2154571
  • Tổng lượt truy cập: 91046144
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012