Hạt cơm nặng nghĩa tình

Đăng lúc: Thứ tư - 30/03/2016 18:08 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Đức Phật lúc này mới nói rõ: “Một hạt thóc ban đầu được gieo trồng, trải qua tưới tiêu nước, bón phân, thu hoạch, chế biến, buôn bán… Tức là phải trải qua đủ loại sức lực và nỗi vất vả mới có thể tạo thành một hạt gạo. Công đức mà một hạt cơm ẩn chứa là vô lượng (không tính đếm được).

Truyện cổ Phật giáo kể rằng: “Xưa kia có một đôi vợ chồng nghèo đến mức không có nhà ở, phải sống trong một cái hang, bốn bên vách tường đều không có sinh khí. Thậm chí, họ còn phải mặc chung một bộ quần áo. Mỗi khi người chồng mặc đi ra ngoài có việc thì người vợ đành phải ở nhà. Còn lúc người vợ mặc đi ra ngoài thì người chồng cũng đành phải ở trong hang động giấu mình.

Một ngày nọ, hai vợ chồng họ nghe thấy tin đức Phật dẫn các đệ tử đi đến vùng lân cận để khất thực. Người chồng liền nói với người vợ: “Bởi vì trước đây chúng ta không biết rõ rằng quyên tặng là gieo trồng phúc nên bây giờ mới rơi vào tình cảnh khốn cùng như thế này. Khó khăn lắm mới chờ được cơ hội đức Phật đi đến nơi này giáo hóa. Sao có thể để mất cơ hội này được?
 
Người chồng nói xong, người vợ thở dài thật sâu rồi nói: “Nhà chúng ta gần như không có một chút của cải gì cả, lấy gì mà quyên tặng cho tăng nhân đây?”
 
Người chồng nghĩ nghĩ một lát rồi nói dứt khoát: “Cho dù thế nào đi nữa, chúng ta thà chết đói cũng không để lỡ mất cơ hội này. Bây giờ, chúng ta còn duy nhất bộ quần áo này. Hãy mang nó đi quyên tặng đi!”
 
Thế là hai vợ chồng họ lập tức cầm bộ quần áo là tài sản duy nhất trong nhà đi quyên tặng khiến cho các đệ tử của đức Phật bị khó xử. Tất cả các đệ tử đều trốn tránh không nhận bộ quần áo này. Cuối cùng, tôn giả A Nan Đà đành mang bộ quần áo đến trước đức Phật để hỏi ý kiến: “Bạch Thầy, bộ quần áo này thực sự là không thể mặc được, hay là chúng ta vứt bỏ đi ạ?”
 
Đức Phật ân cần chỉ giáo đệ tử: “Con không thể nghĩ như vậy được. Sự quyên tặng của người nghèo là vô cùng đáng quý! Hãy mang đến cho ta mặc!”
 
Tôn giả A Nan Đà cảm thấy hổ thẹn trong lòng, liền cùng với đệ tử khác của đức Phật là ngài Mục Kiền Liên mang bộ quần áo ra bờ sông giặt giũ. Không ngờ, chiếc áo vừa mới thấm nước thì cả sông đột nhiên sóng lớn cuộn trào mạnh mẽ, dâng cao. Ngài Mục Kiền Liên vội vàng vận thần thông đem núi Tu Di ra trấn áp (Núi Tu Di được xem là vua của các ngọn núi theo quan niệm của Phật giáo). Nhưng vẫn không thể trấn áp được sóng cả. Hai người đành phải vội vã trở về báo với đức Phật. 
 
Lúc này, đức Phật đang ăn chay nên nhẹ nhàng cầm một hạt cơm lên và nói với hai người: “Nước sông dâng cuồn cuộn bởi vì Long Vương khen ngợi người nghèo có tâm nguyện tận lực quyên tặng, cứu tế. Các ngươi hãy cầm hạt cơm này đi, nó có thể trấn trụ được sóng lớn.”
 
Tôn giả A Nan Đà cảm thấy kỳ quá liền hỏi: “Bạch Thầy! Núi Tu Di cao lớn như vậy còn không trấn áp được sóng cả. Một hạt cơm nhỏ bé như thế này làm sao có thể trấn áp được sóng lớn như vậy ạ?”
 
Đức Phật cười và trả lời: “Các ngươi cứ cầm và thử đi, rồi ta sẽ nói sau!”
 
Tôn giả A Nan Đà và ngài Mục Kiền Liên nửa tin nửa ngờ, cầm hạt cơm đi và ném xuống sông. Không ngờ, thoáng một cái mà cả con sông trở nên gió êm sóng lặng. Hai người họ trong sâu thẳm thật sự không thể tưởng tượng nổi. “Chẳng lẽ sức mạnh của một tòa núi Tu Di mà không bằng một hạt cơm nhỏ bé sao?” 
 
Sau khi trở về, hai người họ lập tức thỉnh giáo đức Phật.
 
Đức Phật lúc này mới nói rõ: “Một hạt thóc ban đầu được gieo trồng, trải qua tưới tiêu nước, bón phân, thu hoạch, chế biến, buôn bán… Tức là phải trải qua đủ loại sức lực và nỗi vất vả mới có thể tạo thành một hạt gạo. Công đức mà một hạt cơm ẩn chứa là vô lượng (không tính đếm được). 
 
Cũng giống như vậy, đối với hai vợ chồng nghèo kia, bộ quần áo là tài sản duy nhất của họ, là toàn bộ gia sản của họ. Tâm lượng mà nó ẩn chứa cũng là vô hạn! Từ Hải Long Vương hiểu được công đức của một hạt cơm và của bộ quần áo là to lớn như nhau, đều là do một niệm thành kính mà dẫn xuất ra. Bởi vậy, có thể thấy được rằng: “Chỉ cần một niệm thành kính thì một hạt cơm nhỏ hay một bộ quần áo rách cũng có được sức mạnh lớn như một tòa núi Tu Di vậy!”
 
Về sau, có người đem chuyện này viết thành lời một bài hát trong kinh Phật để cảnh tỉnh con người: 
 
“Phật quán nhất lạp mễ
Đại như tu di sơn
Nhược nhân bất liễu đạo
Phi mao đái giác hoàn”
 
Dịch: “Phật xem một hạt cơm to lớn như núi Tu Di. Nếu như con người không hiểu đạo lý này thì sẽ phải mang lông đội sừng để hoàn trả. (Mang lông đội sừng ở đây ý chỉ là làm kiếp trâu ngựa).
 
Câu chuyện như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng và thâm sâu mà đức Phật muốn răn dạy tới hàng đệ tử của mình. Từ đó, chúng ta cần học cách quý trọng từng hạt cơm và tránh mắc tội vì sự vô tâm của bản thân. Chúng ta cần nhớ một hạt cơm ta đang ăn được kết tinh bởi biết bao giọt mồ hôi, nỗi đắng cay, khó nhọc của những người nông dân, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. 
 
Bởi vậy, khi ăn cơm hay bất cứ đồ ăn nào chúng ta cần phải ăn cho hết, không nên bỏ thừa. Như lời các cụ xưa kia vẫn luôn răn dạy: “Ai bỏ mứa đồ ăn là có tội”. Tội ở đây không phải do ai trách phạt mà sẽ do nhân quả chi phối. 
 
Khi không biết trân trọng đồ ăn thì sau này ta sẽ không xứng đáng có được cơm trắng, nước trong để ăn và uống. Kiếp này có thể no đủ nhưng những kiếp về sau chúng ta sẽ phải gánh chịu những nhân xấu khởi nguồn từ thói quen ăn uống phung phí của mình.  
 
 
 
 
Tác giả bài viết: Nguyễn Linh Chi
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 259
  • Khách viếng thăm: 237
  • Máy chủ tìm kiếm: 22
  • Hôm nay: 170
  • Tháng hiện tại: 2808313
  • Tổng lượt truy cập: 88612916
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012