Hiểu về tâm hỷ: Bản chất và phân loại niềm vui

Đăng lúc: Thứ tư - 06/11/2024 08:50 - Người đăng bài viết: Nguyên Đức
Nhận diện và phát triển tâm hỷ là cần thiết cho đời sống hạnh phúc của tất cả mọi người. Cho nên dù xuất gia hay tại gia cũng cần hiểu và tu tập tâm hỷ. Hỷ là đức hạnh cao thượng thứ ba trong bốn tâm rộng lớn.

Hỷ, vui (Mudita).

Về định nghĩa hỷ là trạng thái vui mừng, hớn hở, hài lòng, hân hoan, phấn khởi, thích thú, hoan hỷ, vui vẻ... của tâm.

Hỷ, không phải chỉ là trạng thái thỏa thích suông, cũng không phải cảm tình riêng đối với người nào. Hỷ là tâm vui thích trước hạnh phúc của người khác, trước sự thành công của các chúng sanh khác.

Ngược lại với tâm hỷ là tâm ganh tỵ. Hỷ là niềm vui làm tiêu tan lòng ganh tỵ. Lòng ganh tỵ có sức phá hoại vô cùng nguy hiểm, gây khổ đau cho bản thân và người khác. Có nhiều người lấy làm khó chịu bực tức khi thấy hoặc nghe nói người khác có thành tích thành công được khen tặng....

Thấy người khác bị thất bại thì vui mừng, hớn hở mà không thể chịu đựng sự thành công của kẻ khác, thậm chí cố gắng phá hoại hoặc bóp méo sự thật để chê bai, thay vì vui lên để tán dương thắng lợi của người.

Người có tâm hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ.

Về một phương diện khác, người có tâm hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Tâm hỷ đối với bà con thân bằng quyến thuộc phát hiện rất dễ dàng phát khởi nhưng khó mà thể hiện trước những kẻ thù người ghét. Con người bình thường không bao giờ có thể biểu lộ sự hoan hỷ vui mừng trước cái vui của người kẻ thù người ghét.

Lòng ganh tỵ lại còn thúc đẩy con người làm những điều trái lương tâm thậm chí ác độc.
 

 

Có rất nhiều cấp độ hỷ, tạm có thể phân các loại hỷ như sau:

Tiểu hỷ: niềm vui nho nhỏ

Sát na hỷ (cái vui chớp nhoáng) như tia chớp lóe lên rồi mất.

Hải triều hỷ: như mưa rào, như cơn sóng lượn tuôn vào bờ, cũng mạnh nhưng không lâu.

Khinh hỷ: niềm vui thư thái nhẹ nhàng lâng lâng bay bổng.

Biến mãn hỷ: Niềm vui thấm nhuần toàn thân, có tính ổn định và lâu.

Từ góc nhìn ngũ uẩn, hỷ thuộc về hành uẩn khác với lạc thuộc thọ uẩn. Trong sơ thiền và nhị thiền, hành giả có tâm hỷ nhưng đến tam thiền thì không còn hỷ mà chỉ có lạ.

Đối với người bình thường thì phát triển tâm hỷ giúp cho đời sống của họ có chất lượng và hạnh phúc hơn.

Đối với người xuất gia tu hành thì phát triển tâm hỷ (một trong bốn tâm rộng lớn) giúp việc tu hành ngày càng thăng tiến hướng đến giải thoát giác ngộ.

Tứ vô lượng

Tu tâm hỷ

Niềm vui không chấp

Diệt trừ ganh tị

Cần lắm thay.

Tác giả bài viết: TS. Thích Hạnh Tuệ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 136
  • Khách viếng thăm: 132
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 36505
  • Tháng hiện tại: 654424
  • Tổng lượt truy cập: 117460080
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012