Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo

Đăng lúc: Thứ ba - 09/01/2024 22:38 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.


Tăng-già là một đoàn thể thanh tịnh, tuy hướng đến mục đích giải thoát, giác ngộ song vẫn sống giữa trần thế. Thế nhân đầy những xúc xiểm, cơ hiềm; Tăng-già thì ngược dòng đời, thong dong giữa hai bờ, tránh cực đoan hay thái quá. Tăng lấy giới làm hương, lấy định làm áo, lấy tuệ giác làm hoa tô điểm, lấy nhẫn nhục làm sàng tòa…
 
Trước khi nhập Niết-bàn, Đức Phật đã ân cần dặn dò: “Các thầy Tỳ-kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như Lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy”.
 
Tịnh giới mà Đức Phật chế định cho các thầy Tỳ-kheo, theo Tứ phần luật, gồm 250 giới (Tỳ-kheo-ni 348 giới), trong đó có thể tạm phân định làm 2 phần: giới luật (những giới điều cấm tội lỗi thực sự) và oai nghi (những giới điều cấm hành vi bất xứng). Việc giữ gìn giới luật và oai nghi ấy khiến cho Tăng được gọi là Chúng trung tôn - bậc đáng được kính trọng.
 
Có thể thấy, Tăng-già là một đoàn thể, trong đó mỗi một thành viên đều phải nỗ lực tôn kính và giữ gìn tịnh giới, thuộc về tự nội; bên cạnh đó, để cho đoàn thể này trở thành tấm gương cho đời, mỗi thành viên còn phải biết giữ gìn hình ảnh của đoàn thể, bằng cách tránh những cơ hiềm không đáng có - tức đối ngoại.
 
Trong giới luật Phật chế, có rất nhiều điều giới liên quan đến tị hiềm như thế, phần lớn thuộc về oai nghi của các vị Tỳ-kheo, chứng tỏ Đức Phật luôn xem trọng mối tương tác giữa đoàn thể Tăng-già và cộng đồng xã hội.
 
Tị hiềm nghĩa là tránh trước đi, không làm việc gì đó vì sợ dễ bị nghi ngờ, hiểu lầm, ghét bỏ. Do đó, để thế nhân không nghi ngờ mình, bản thân mỗi vị Tăng phải biết cẩn trọng trong mỗi hành vi, cho dù hành vi đó không trực tiếp gây ra tội, ví như nói năng hay ăn mặc phải trang nghiêm, chỉnh tề; thầy Tỳ-kheo không vào khất thực ở những nhà chỉ có mỗi phụ nữ v.v…
 
Theo sự phát triển của xã hội, nhiều điều giới thời Đức Phật khó có thể áp dụng triệt để trong thời đại ngày nay, do đó theo tinh thần “khai giá” (linh hoạt và hạn chế), những “khinh giới” (giới nhẹ), như có thể thấy, đã được gia giảm, linh hoạt phần nào trong đời sống Tăng-già hiện đại. Tuy nhiên, dù linh hoạt thế nào thì cốt yếu của giới luật vẫn là xây dựng đạo đức trên nền tảng giải thoát, nên “thiểu dục tri túc” và “tàm quý” là điều không thể “linh hoạt”.
 
Những điều nói trên ít nhiều liên quan đến sự việc trước đây trên truyền hình và internet xuất hiện “hai nhà sư hát triệu view” tham gia chương trình Tuyệt đỉnh song ca 2017 gây xôn xao dư luận. Dù đã được các cơ quan có trách nhiệm đính chính rằng họ chỉ mang hình thức tu sĩ chứ không phải Tỳ-kheo, song qua đó, sự việc vẫn khiến cho cộng đồng xã hội quan tâm nhiều hơn đối với các hành vi của người tu sĩ Phật giáo.
 
Dù trong thời đại nào đi nữa, thiết nghĩ, người tu sĩ Phật giáo cũng cần phải gìn giữ hình ảnh tốt đẹp cho đoàn thể Tăng-già thanh tịnh. Vì lẽ, giới luật chính là thọ mạng của Tăng-già, giới luật còn là Phật pháp còn, giới luật mất là Phật pháp mất.
 
Người tu cũng không nên bất cẩn, phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
 
Đăng Tâm/Báo Giác Ngộ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 123
  • Khách viếng thăm: 121
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 46715
  • Tháng hiện tại: 664634
  • Tổng lượt truy cập: 117470290
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012