Đây là pháp thí cam lộ của đức Phật Diệu Sắc Thân Như lai.
Khi tụng chú này phải quán tưởng giữa cái vầng tròn tâm nguyệt thành một chữ “Tông”, giữa điểm sáng chảy ra tánh nước bát nhã cam lộ, khắp đầy pháp giới thấm nhuần tất cả chúng sinh nơi các nghiệp đạo, chóng lìa phiền não mà đặng thanh tịnh.
Kinh Thí Ngã quỷ nói: “Tụng chú bảy biến, hay khiến các món ẩm thực và nước đều biến thành màu sữa cam lộ, hay mở rộng cuống họng của tất cả ngã quỷ, mà được cùng ăn với nhau một cách bình đẳng.
Hỏi: Vật ăn và nước đều khắp thế giới thì Phật và chúng sinh để thân đứng ngồi và ở chỗ nào?
Đáp: Kinh Lăng Nghiêm nói: “Cái tánh của vật sắc là chân không, cái tánh hư không là chân sắc”. Kinh ấy lại nói: “Tánh của nước là chân không, tánh của không chân thuỷ, thanh tịnh sẵn sàng, khắp giáp pháp giới tuỳ tâm chúng sanh, hẹp lượng chỗ biết theo nghiệp ấy dấy bày.”
Nay hành giả quán trí đều thanh tịnh khắp giáp, thì nước và đồ ăn cũng đâu chẳng khắp giáp. Số là, do vì tâm trống vắng thì sỡ hữu nước, vật thực đâu chẳng trống vắng, vì không tức là sắc, mà sắc tức là không, vậy hư không vật sắc chẳng hai, nên đặng sắc lẫn khắp, trần trần không ngăn, như thế với pháp vị nhiệm mầu khó nghĩ lường!
thần chú, cam lộ, nam mô, rộng lớn, thanh tịnh, thấm nhuần, tất cả, chúng sinh, phiền não, ẩm thực, cuống họng, bình đẳng, thế giới, hư không, thuỷ thanh, sẵn sàng, đồ ăn, số là, tức là, trần trần, như thế
Mã an toàn:
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Chùa Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, thành phố Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật...
Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.
Ngày thành lập : 12-09-2012
Ý kiến bạn đọc