Trong đời này, chỉ cần tham luyến một ngọn cỏ thì sẽ đi vào luân hồi trở lại

Đăng lúc: Thứ năm - 24/08/2023 02:43 - Người đăng bài viết: Nguyên Đức
Có người nói với Hòa thượng Quảng Khâm rằng “khi tôi rảnh rang thì thường niệm Phật”. Lão Hòa thượng đáp: “Ông “rảnh” thì niệm, không rảnh thì không niệm, như vậy chắc ông có “quen biết lớn” (điểm đầu chi giao) với Phật phải không? Niệm như vậy thì làm sao kỳ vọng Phật đến cứu ông trong giờ phút sinh tử."

Có lần lão Hòa thượng Quảng Khâm nghiêm nghị nói: “Trong thế giới Ta bà này, chỉ cần tham ái một ngọn cỏ thì sẽ đi vào luân hồi trở lại”. Cho nên, mặc cho mọi người đối với Ngài vô cùng cung kính cúng dường, Ngài vẫn buông xả một cách rất siêu thoát. Ngôi chùa có một kiến trúc vô cùng hùng vĩ trên núi, đối với Ngài chỉ là “một công cụ dạy học nhất thời mà thôi”, Ngài mượn những nhân duyên và cảnh giới này để giảng dạy cho những chúng sinh có duyên. Những người buông xả hoàn toàn và thành thật niệm Phật vãng sinh mới là đệ tử chân chánh của Ngài.

Không lâu trước khi vãng sinh, Ngài cứ lặp đi lặp lại mà nói: “Sự khổ nạn càng ngày càng nhiều, hãy tu mau lên, phải tu mau mau; tu một phần được một phần công đức, tu một ngàn phần được một ngàn phần công đức, tu một vạn phần được một vạn phần công đức!”.

Ngài rất nhẫn nại nhắc đi nhắc lại hoài, đây là sự khuyên nhủ vô cùng khẩn thiết; tin lời Ngài nói thì hãy thật thà niệm Phật, một môn thâm nhập không nên đổi tới đổi lui!

Có một vị đạo hữu kể lại khi ông đi thăm và hỏi lão Hòa thượng: “Phải niệm Phật cách nào?”. Ngài nghe xong liền hỏi lại: “Ông niệm như thế nào?”. Ông trả lời: “Khi tôi rảnh rang thì thường niệm Phật”.

Lão Hòa thượng đáp: “Ông “rảnh” thì niệm, không rảnh thì không niệm, như vậy chắc ông có “quen biết lớn” (điểm đầu chi giao) với Phật phải không? Niệm như vậy thì làm sao kỳ vọng Phật đến cứu ông trong giờ phút sinh tử. Lại đây, mọi người đưa chân ra, chân nào là chân Phật? Nhận ra chân của Phật không? Nếu muốn ôm chân Phật, chân Phật là chân nào cũng không nhận ra, thì làm sao ôm được. Ông đích thật là có nhận biết được Phật không?” (Ôm chân Phật nghĩa là cầu cứu đức Phật).

Ngài nói như vậy là để thức tỉnh người ta. Vị đạo hữu này kể tiếp, Ngài hớp một ngụm trà rồi ngước đầu lên hỏi: “Ông thấy tôi có ‘xướng’ ra tiếng không?”. Ông đáp: “Không có”. Ngài hỏi: “Tôi niệm Phật ông biết không?”. Lão Hòa thượng dạy một cách rất sống động và biểu diễn niệm Phật trong khi uống trà, ăn cơm, đi, đứng, nằm, ngồi, tất cả mọi thời đều phải niệm Phật. Nửa đêm không vặn đèn, khi nghe hai tiếng ho ‘ách xì’ thì bạn biết là cha bạn đã về. Như vậy lúc nửa đêm nếu đức Phật A Di Đà đến thì bạn biết là Phật đến hay không? Chúng ta hãy thử hỏi mình đã niệm đến mức nhận biết Phật và cùng Phật rất quen thuộc hay chưa? Lão Hòa thượng đã niệm đến mức đó rồi.

Trích từ Lắng Nghe Tiếng Hát Sông Hằng của bác sĩ Quách Huệ Trân. 

Việt dịch: Thích Minh Quang

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 148
  • Khách viếng thăm: 145
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 58268
  • Tháng hiện tại: 731441
  • Tổng lượt truy cập: 117537097
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012