Nói lời xin lỗi là người biết tu

Đăng lúc: Thứ sáu - 04/06/2021 06:07 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Trong cuộc sống hằng ngày có khi một lời nói vô tình, một hành động vô ý cũng có thể làm cho ta hiểu lầm nhau mà sinh ra ân oán hận thù. Cho nên nói lời xin lỗi là cách thức để làm xoa dịu vết thương lòng giữa hai người, khi ta lỡ làm cho ai buồn giận. Trong một gia đình nếu con biết xin lỗi cha mẹ, chồng biết nhường nhịn vợ, vợ biết xin lỗi chồng, anh chị em biết xin lỗi với nhau thì gia đình đó thật sự sống có yêu thương và hạnh phúc tràn đầy.
Trong quan hệ giao tiếp xã hội ai cũng ý thức quay lại chính mình nên dễ nhận ra sai sót bản thân mà thành thật xin lỗi cùng nhau và mong rằng chúng ta ai cũng biết cảm thông và tha thứ thì thế gian này làm sao có chiến tranh binh đao tàn sát giết hại lẫn nhau. Ngoài ra, về giá trị tinh thần, lời nói thể hiện tác phong đạo đức lẫn trình độ văn hóa của từng người. Nếu ta biết lựa chọn đúng những từ ngữ khéo léo, phù hợp với hoàn cảnh thì sẽ thu được sự đồng tình, tình cảm, sự tôn trọng của đối tượng giao tiếp. Ngược lại, nếu ta ăn nói quá thô lỗ thì có thể gây mất lòng người khác hay gây ra những hiểu lầm khiến cho quan hệ giữa người với người trở nên căng thẳng hay xảy ra thù hận, căm ghét, hậu quả tai hại khó lường!

Tuy thế, trong cuộc sống, có những lời nói có thể làm lắng đọng lòng người, để lại ấn tượng và cảm xúc đẹp trong khi giao tiếp, xóa tan khoảng cách giữa hai con người xa lạ với nhau. Và ngược lại, chỉ vì những xích mích trong lời nói mà có thể dẫn tới chiến tranh, lòng thù ghét giữa con người với nhau hay những vụ ẩu đả giữa những đấng trí thức có học. Sở dĩ con người hận thù nhau, ghét bỏ nhau, oán hờn nhau, cho đến đánh nhau, giết nhau cũng bởi chúng ta ai cũng thấy mình đúng hết. Chúng ta cần tránh lời nói thô kệch, cộc lốc, hớ hênh, vô phép bởi vì những điều đó tạo ra định kiến xấu về phẩm chất của ta. Cũng không nên dùng những từ ngữ quá bóng bẩy, kiêu kỳ bởi mục đích giao tiếp không phải là sự nể nang mà là sự đồng tình quan điểm, tình cảm của đối tượng giao tiếp. 
 
Như thế, ta cần phải luyện cho mình một kỹ năng nói đúng cách, giản dị, sáng suốt, bình tĩnh và phù hợp với đạo đức xã hội. Và trên hết, cần tránh lối nói chen vào ngôn ngữ khác trong khi giao tiếp bằng tiếng Việt, đây là lối sống không tốt đang được giới trẻ phổ biến. Vì thế, nếu biết “lựa lời mà nói” thì ta sẽ giành được tình cảm của mọi người, khẳng định được giá trị của bản thân. Một lời nói vô tình, một hành động vô ý cũng dễ làm cho người khác hiểu lầm mà sinh oán hờn do đó dễ dàng gây đau khổ cho nhau. Có người mở miệng nói, dù chỉ một lời, người nào cũng ưa, cũng thương cũng mến, cũng có cảm tình, cũng tin tưởng được, cũng đều nghe theo. Cũng có người mở miệng nói, dù có nói nhiều, cũng không ai tin, cũng không ai nghe, cũng không ai ưa, cũng không ai thích. Có những lời nói đem lại sự mát dịu trong tâm hồn người nghe. Người nghe có cảm giác như vừa uống được một ngụm nước cam lồ tươi mát. Cũng có những lời nói khiến người nghe phải bực bội khó chịu làm cho người đó ngất xỉu hay gục ngã luôn.
 
Nói lời xin lỗi là một phương pháp hữu hiệu nhanh nhất để con người cùng ngồi lại bên nhau, cùng nhau kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống. Không ai có thể cố chấp quá độ khi người thân của mình đã mở lời xin lỗi, chỉ có người quá thành kiến sâu nặng mới không cảm thông và tha thứ cho người ấy. Vì thế, để học tập những kinh nghiệm quý báu ấy, các em sẽ bắt đầu rèn luyện cách đối đáp hay, ngắn gọn, rành mạch, lễ phép thông qua cách thức giao tiếp hằng ngày nhờ vậy ít bị đụng chạm mà làm cho người khác phiền muộn khổ đau. 
 
Nói lời xin lỗi là món ăn tinh thần rất cần thiết trong đời sống hằng ngày của chúng ta, nếu khi ta đã lỡ làm cho ai đó buồn phiền hoặc khổ đau, ta hãy nói lời xin lỗi một cách thành tâm, để người cảm thông mà tha thứ cho ta là phương pháp duy nhất giúp ta xóa bỏ ân oán hận thù. Con xin lỗi cha mẹ vì lỡ lầm nghe theo bạn bè xấu xúi dại. Em xin lỗi anh vì lỡ lời nói nặng, anh xin lỗi em vì ham vui với bạn bè mà anh để em và con ăn cơm một mình. Cha xin lỗi con vì nóng giận quá mức nên tát con một bạt tay như thế. Anh nhân viên xin lỗi ông giám đốc vì sáng nay kẹt xe nên đến cơ quan trễ kính mong ông thứ lỗi cho v.v..
 
Nói lời xin lỗi là cách thức làm mới lại chính mình, giúp ta biết cảm thông và tha thứ cho nhau, nhờ vậy cùng nhau sống yêu thương và cùng nhau gánh trách nhiệm để làm tròn bổn phận đối với gia đình và đảm đương việc xã hội được tốt hơn.
 
 
Tác giả bài viết: Thích Đạt Ma Phổ Giác
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 208
  • Khách viếng thăm: 192
  • Máy chủ tìm kiếm: 16
  • Hôm nay: 138680
  • Tháng hiện tại: 893091
  • Tổng lượt truy cập: 110267710
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012