Với truyền thống yêu nước, đồng hành cùng dân tộc, Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục không ngừng nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội để vững bước trong sự nghiệp chung chăm lo cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng đất nước hướng đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước, phấn đấu xây dựng đất nước Việt Nam trở thành nước phát triển, hùng cường, thịnh vượng. Đó là khẳng định của Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong Diễn văn khai mạc Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX. Đại hội vinh dự được chào đón Ngài Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam dự và phát biểu chúc mừng.
Đúng 8 giờ sáng nay 28-11, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX đã khai mạc trọng thể tại Cung văn hoá hữu nghị Việt - Xô (Thủ đô Hà Nội) với sự tham gia của 1.091 đại biểu Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử ưu tú đại diện cho các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong cả nước, các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu cho trí tuệ, sự thống nhất ý chí và hành động, sức mạnh đoàn kết và hòa hợp của Phật giáo Việt Nam.
Sau lễ chào quốc kỳ, đạo kỳ và niệm Phật cầu gia hộ, Đoàn Chứng minh gồm 09 chư Tôn đức Trưởng lão; Đoàn Chủ tọa gồm 19 chư Tôn đức; Đoàn Thư ký gồm chư Tôn đức lên làm việc.
Tham gia Ban Chứng minh có Trưởng lão Hoà thượng Thích Trí Quảng, Quyền Pháp Chủ Hội đồng Chứng minh (HĐCM), chư Tôn đức Trưởng lão Phó Pháp chủ: Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Dũng kiêm Chánh Thư ký HĐCM, Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh; Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Thư ký HĐCM; chư Tôn đức Trưởng lão Ủy viên Thường trực HĐCM: Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Dục, Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Niệm, Trưởng lão Hòa thượng Chau Ty, Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh.
Đoàn Chủ tọa có Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự (HĐTS); nhị vị Hoà thượng Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS: Hoà thượng Thích Thiện Pháp, Trưởng ban Tăng sự Trung ương (T.Ư); Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tăng sự T.Ư; chư Tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS: Hoà thượng Thích Giác Toàn, Hoà thượng Thích Thiện Tâm, Hòa thượng Đào Như, Hoà thượng Thạch Sok Xane, Hoà thượng Thích Gia Quang, Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, Thượng toạ Thích Đức Thiện kiêm Tổng Thư ký HĐTS; Hoà thượng Thích Quảng Tùng, Hoà thượng Thích Thiện Tánh, Hoà thượng Thích Quảng Hà, Hoà thượng Thích Thanh Quyết, Hoà thượng Thích Khế Chơn, Hoà thượng Thích Quảng Xã, Hoà thượng Thích Thiện Thống, Nhị vị Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 1, 2: Hòa thượng Thích Thanh Điện, Hòa thượng Thích Huệ Thông.
Ban Thư ký Đại hội gồm chư vị Ủy viên Thư ký HĐTS: Hòa thượng Danh Lung, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Thượng tọa Thích Thanh Huân; Hòa thượng Thích Bửu Chánh, Ủy viên Thường trực HĐTS.
Ban Kiểm soát Đại hội gồm chư Tôn đức Ủy viên Thường trực HĐTS: Hòa thượng Thích Huệ Trí, Trưởng ban Pháp chế Trung ương; Hòa thượng Thích Thiện Đức, Phó ban kiêm Chánh Thư ký ban Kiểm soát Trung ương; Thượng tọa Thích Thanh Tuấn, Phó Văn phòng 1 Trung ương; Thượng tọa Thích Phước Nguyên, Phó Văn phòng 2 Trung ương;
Tham dự đại hội còn có ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Thường trực Thường vụ Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; bà Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; ông Đỗ Văn Phớn, Phó ban Dân vận Trung ương; ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Vũ Hoài Bắc, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; ông Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn; ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội cùng lãnh đạo ban, bộ, ngành Trung ương, TP.Hà Nội và các địa phương.
Thay mặt Đoàn Chủ tọa, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Tổ chức Đại hội điều hành phiên khai mạc.
Diễn văn khai mạc do Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS trình bày khẳng định: Hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nhiệm kỳ VIII (2017-2022) vừa qua đã diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế vô cùng đặc biệt với nhiều thuận lợi và cũng phải đối diện với những khó khăn, thách thức chưa từng diễn ra. Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã điều hành linh hoạt, sáng tạo các hoạt động Phật sự của Giáo hội. Các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự các cấp đã đạt được những mục tiêu, kế hoạch đề ra trong nhiệm kỳ. Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố đã rất nỗ lực trong các Phật sự và chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo cấp huyện nhiệm kỳ 2021-2026 theo đúng kế hoạch Thông tư 205/TT-HĐTS của Hội đồng Trị sự. Đại hội đại biểu Phật giáo cấp tỉnh nhiệm kỳ 2022-2027 đã diễn ra thành công ở tất cả 63 tỉnh, thành phố theo đúng Thông tư 60/TT-HĐTS để tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX.
Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS nêu rõ: Toàn thể Tăng Ni, Phật tử trong Giáo hội đã hòa hợp, nỗ lực, cố gắng vượt bậc đạt được nhiều thành tựu Phật sự quan trọng, đó là: Tăng sự trang nghiêm, Tăng Ni đoàn kết; Các kỳ An cư kết hạ được tổ chức ở tất cả các Ban Trị sự, tổ chức thành công 70 Đại Giới đàn truyền thụ giới pháp cho hơn 20 ngàn giới tử tiếp nối hậu lai, báo Phật ân đức; hàng trăm ngàn đồng bào Phật tử được quy y Tam bảo; Chùa và cơ sở tự viện được mở mang xây dựng; nhiều buổi thuyết pháp, tưởng niệm tri ân Anh hùng liệt sỹ, nhiều khóa tu mùa hè, khóa giảng và tu online được tổ chức đáp ứng cho nhu cầu của đồng bào Phật tử và giới trẻ thanh thiếu niên; công tác từ thiện an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được thực hiện thường xuyên, liên tục với giá trị hơn 7.000 tỷ đồng. Công tác ích nước, lợi dân, ích đạo, lợi đời có sự phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị, có hiệu quả thiết thực chung tay thực hiện tốt sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Theo đó, trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, một lần nữa Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã càng chứng tỏ tinh thần Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc trong mọi hoàn cảnh lịch sử. Các cấp Giáo hội đã chung tay cùng cả hệ thống chính trị và toàn xã hội góp phần đẩy lùi, chiến thắng dịch bệnh. Tăng Ni, Phật tử tích cực đóng góp nguồn lực cho Quỹ phòng, chống dịch Covid-19, Quỹ Vắc xin do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, và Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN phát động, mua sắm trang thiết bị y tế, phòng áp lực âm, xe cứu thương, thuốc cho bệnh nhân… và hàng trăm tấn lương thực gạo, thực phẩm rau quả, hàng triệu suất ăn yêu thương trong vùng tâm dịch, hàng nghìn túi an sinh, túi thuốc F0… Nhiều Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xung phong vào phong trào “Cởi áo Cà sa, khoác áo Bờ lu” tình nguyện vào tuyến đầu chống dịch phục vụ tại các bệnh viện dã chiến, bệnh viện thu dung tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Nhiều chùa được sử dụng làm nơi cách ly tập trung phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để chung tay chiến thắng đại dịch đưa cuộc sống trở lại bình an.
Quan hệ Phật giáo quốc tế và hoạt động đối ngoại giao lưu, hợp tác quốc tế là một trong những thành tựu Phật sự nổi bật trong nhiệm kỳ vừa qua, trong điều kiện phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động giao lưu quốc tế do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và giãn cách xã hội ở khắp nơi trên thế giới. Song, trong những năm đầu nhiệm kỳ trước khi xảy ra dịch bệnh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cử và tổ chức hàng trăm đoàn của Giáo hội đi thăm viếng Phật giáo các nước, tham dự các hội thảo Phật giáo quốc tế làm tăng cường tình hữu nghị và làm sâu sắc mối quan hệ quốc tế. Giáo hội đã tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 3 tại Việt Nam năm 2019 tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam có sự tham dự của các đại biểu đến từ 112 quốc gia, vùng lãnh thổ, có 5 vị nguyên thủ là Tổng thống, Thủ tướng các quốc gia tham dự. Qua các kỳ Vesak rất thành công, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định vai trò, vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam, cũng như sự chủ động, năng lực hội nhập quốc tế của Giáo hội. Qua đó, góp phần khẳng định Việt Nam luôn là thành viên tích cực của Liên hợp quốc, giới thiệu về truyền thống văn hóa, hình ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam với bạn bè thế giới.
Nhiệm kỳ IX (2022-2027), Tăng Ni, tín đồ Phật tử các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam nỗ lực phấn đấu theo định hướng: Kỷ cương, Trách nhiệm, Đoàn kết, Phát triển. Tại Đại hội này, các đại biểu có nhiệm vụ tập trung thảo luận, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, phương thức thực hiện hiệu quả các Phật sự trong điều kiện, hoàn cảnh thực tế trong nhiệm kỳ vừa qua. Qua đó đề ra phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ tới; thảo luận, đóng góp ý kiến vào 12 mục tiêu Phật sự lớn của Giáo hội trong nhiệm kỳ tới, các dự thảo văn kiện trình Đại hội; suy tôn Đức Pháp chủ và bổ sung Hội đồng Chứng minh; suy cử Hội đồng Trị sự khóa IX, nhiệm kỳ 2022-2027; và một trong những nội dung quan trọng của Đại hội kỳ này là tiến hành tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đảm bảo Hiến chương thực sự phù hợp với các quy định trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo và pháp luật Nhà nước liên quan, cũng như phù hợp với thực tiễn trong công tác điều hành Phật sự.
Báo cáo Tổng kết công tác Phật sự của Hội đồng Trị sự khoá VIII do Thượng toạ Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng Tiểu ban Nội dung trình bày nêu rõ: Mặc dù trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn chung của toàn xã hội trước dịch bệnh Covid-19, song với tinh thần đoàn kết hòa hợp, với tinh thần: Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển, sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời, nhanh chóng, chính xác của Ban Thường trực HĐCM, Ban Thường trực HĐTS, của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS, sự hưởng ứng của tất cả các Ban, Viện T.Ư, các BTS GHPGVN các tỉnh, thành phố, của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam cả trong nước và ở nước ngoài, GHPGVN đã đạt được những thành tựu Phật sự rất đáng khích lệ góp phần vào thành công đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam. Đặc biệt là Công tác tổ chức Đại hội Phật giáo cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026, Đại hội đại biểu Phật giáo cấp tỉnh nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã được Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành tổ chức đúng tinh thần chỉ đạo của các Thông tư của Hội đồng Trị sự.
Tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn như trên trước hết là do đã phát huy được sức mạnh đại đoàn kết, hòa hợp theo phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội. Sự lãnh đạo, chỉ đạo đường lối hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh của Chư tôn đức Hội đồng Chứng minh, sự điều hành linh hoạt, khế lý, khế cơ của chư Tôn đức Hội đồng Trị sự. Các Ban, viện và Ban Trị sự GHPGVN các cấp đã rất nỗ lực, sáng tạo và có sự thống nhất cao từ nguyện vọng, ý chí đến triển khai các Phật sự chung trên tinh thần phụng sự đạo pháp, phụng sự dân tộc.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt của cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp. Sự quan tâm giúp đỡ kịp thời, phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các Ban, Bộ ngành Trung ương và các địa phương. Tăng ni, Phật tử luôn luôn thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Luôn luôn phát huy sức mạnh đại đoàn kết vì sự nghiệp chung đồng hành và phát triển cùng đất nước.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS trân trọng kính mời ngài Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phát biểu chúc mừng Đại hội.
Thay mặt Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng được biết trong nhiệm kỳ vừa qua, phát huy truyền thống vẻ vang, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng các Tăng ni đã tích cực hưởng ứng, vận động phật tử tham gia các phong trào thi đua yêu nước do các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể phát động như xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa mới, đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, tham gia bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh… với nhiều cách làm hay, mô hình tiêu biểu.
Phật giáo góp phần làm sâu sắc, phong phú thêm đời sống xã hội, của đất nước ta. Lịch sử nước nhà khẳng định, Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, tiêu biểu có các Ni sư tham gia phong trào của Hai Bà Trưng và trở thành nữ tướng…. Thời nào cũng có nhiều vị cao Tăng trí trọng tham gia giúp nước, trong thời đại Hồ Chí Minh đã có nhiều vị tăng tham gia đóng góp trong phong trào giải phóng, thống nhất đất nước. Sau khi thống nhât các tổ chức hệ phái thành lập Giáo hội Phật giáo, Giáo hội luôn là thành viên tin cậy của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chung sức đồng lòng cùng đất nước xây dựng đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Chủ tịch nước khẳng định, những hành động cao đẹp, đầy tình nhân ái của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các Tăng ni, Phật tử thực sự đã làm lay động trái tim hàng triệu đồng bào cả nước, góp phần tích cực cùng các cấp, các ngành và toàn dân phòng, chống dịch bệnh.
Đặc biệt, từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hưởng ứng lời kêu gọi “chống dịch như chống giặc” của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã gương mẫu chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh trong hoạt động và sinh hoạt tôn giáo; hàng nghìn tăng, ni, phật tử đã tình nguyện xung phong vào tuyến đầu phòng, chống dịch; ủng hộ nguồn kinh phí lớn cho Quỹ vaccine, hỗ trợ mua trang thiết bị y tế, trao tặng hàng chục triệu phần quà và suất ăn miễn phí…
Những hành động cao đẹp, đầy tình nhân ái của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các Tăng ni, Phật tử thực sự đã làm lay động trái tim hàng triệu đồng bào cả nước, góp phần tích cực cùng các cấp, các ngành và toàn dân phòng, chống dịch bệnh, Chủ tịch nước nói.
Phát huy tinh thần từ bi, hỉ xả, vô ngã, vị tha trong nhà Phật, Giáo hội các cấp và tăng ni, phật tử tích cực tham gia công tác xã hội hoá các hoạt động y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp xã hội, an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo… với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực như: đã tham gia ủng hộ trên 7 nghìn tỷ đồng cho người nghèo, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, người già neo đơn không nơi nương tựa, người dân vùng bị ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh.
GHPGVN đã có nhiều nỗ lực thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra, tuân thủ chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước, có nhiều hoạt động đóng góp vào thành tựu chung của đất nước, nhiều Phật tử đóng góp vào phong trào dân cư tại địa phương, khu dân cư văn hóa mới, đấu tranh phòng chống tệ nạn, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh với nhiều cách làm hay mô hình tốt.
Những hành động cao đẹp, đầy tình nhân ái của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các tăng ni, phật tử thực sự đã làm lay động trái tim hàng triệu đồng bào cả nước, góp phần tích cực cùng các cấp, các ngành và toàn dân phòng, chống dịch bệnh”, Chủ tịch nước nói.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch nước ghi nhận, đánh giá cao những kết quả tốt đẹp, những đóng góp quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nhiệm kỳ 2017 – 2022 vào thành tựu chung của đất nước.
Đặc biệt đã tổ chức thành công đại lễ Vesak liên hợp quốc lần thứ 3, năm 2019 tại chùa Tam Trúc được thế giới đánh giá cao.
Chủ đề đại hội lần này là: “Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển”, tôi xin đề nghị Giáo hội tiếp tục phát huy sự đoàn kết của Tăng ni, Phật tử hoàn thành tốt 12 mục tiêu của nhiệm kỳ mới, suy tôn, suy cử nhân sự vào nhiệm kỳ mới để lãnh đạo, điều hành Giáo hội Phật giáo. Khẳng định, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Phật giáo duy nhất trong nước tiếp tục chỉ đạo, tập hợp đoàn kết Tăng ni, Phật tử ở trong nước và nước người, góp phần phát triển đất nước, hòa hợp và đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, PGVN đóng góp trực tiếp vào quá trình hùng cường, thình vượng vào 100 năm thành lập nước vào năm 2045.
Tôi mong các cấp ủy, chính quyền tiếp tục hỗ trợ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và các tôn giáo tiếp tục phát triển lành mạnh, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Phát biểu đáp từ, Thay mặt Đại hội, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS bày tỏ niềm hoan hỷ, vinh dự được đón tiếp Ngài Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Sự phát biểu động viên, tán thán của Chủ tịch nước là động viên đối với Tăng, Ni Phật tử trong nước và nước ngoài để Tăng Ni, Phật tử tiếp tục đồng hành cùng đất nước trên tinh thần: Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội cùng chủ đề Đại hội: Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển.
Tập thể các nhân thuộc GHPGVN, về Huân chương lao động hạng II: HT Thích Quảng Hà, Thượng tọa Thích Đức Thiện; huân chương lao động hạng III, tập thể: Ban Phật giáo Quốc tế, Ban Hướng dẫn Phật tử, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; cá nhân: HT Danh Lung, HT Thích Thanh Hùng, HT Thích Bửu Chánh.
Huân chương đại đoàn kết dân tộc gồm 10 chư Tôn đức: HT. Thích Đồng Tiến, HT. Thích Như Tước, HT. Thích Niệm Thới, HT. Thích Hạnh Thể, HT. Thích Huệ Minh (Tiền Giang), TT. Thích Thanh Huân, TT. Thích Bình Tâm, TT. Thích Thanh Phụng, HT. Thích Thiện Thành, HT. Thích Thanh Tân, TT. Lý Đức, TT. Thích Thanh Vân.
Tập thể, cá nhân thuộc Giáo hội nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ: Ban Thông tin Truyền thông, Ban Kinh tế Tài chính, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Phân ban Ni giới Trung ương; cá nhân: HT. Thích Huệ Minh, TT. Thích Thanh Tuấn, TT. Thích Minh Nhẫn, TT. Thích Giác Hiệp, ĐĐ. Thích Minh Đạo, TT. Thích Thanh Dũng, ĐĐ. Thích Nguyên Chính, TT. Thích Trí Chơn, TT. Thích Minh Quang (Lào), Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Nguyện, Ni trưởng Thích Đàm Khoa, Ni sư Thích Nữ Hòa Liên, Sư cô Thích Diệu Luyến.
Cá nhân thuộc Giáo hội nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ: TT. Thích Phước Nguyên, TT. Thích Phước Triều, TT. Thích Quảng Tiếp.
17 cá nhân thuộc Giáo hội nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: HT. Thích Thanh Điện, TT. Thích Phước Nghiêm, TT. Thích Thanh Trung, TT. Thích Thiện Hưởng, TT. Thích Nguyên Thành, TT. Thích Phước Thành, TT. Thích Đạo Phước, TT. Thích Giác Hoàng, TT. Thích Đồng Thành, HT. Thích Chơn Minh, TT. Thích Tâm Vượng, TT. Thích Tâm Mãn, TT. Thích Tâm Chơn, Ni trưởng Thích Nữ Như Thảo, Ni sư Thích Nữ Tâm Trí, Ni sư Thích Nữ Giới Tánh, Cư sĩ Diệu Nhân – Nguyễn Thị Xuân Loan.
Lễ khai mạc Đại hội toàn quốc Phật giáo Việt Nam kết thúc vào lúc 10 giờ 30 phút và phiên làm việc thứ hai bắt đầu từ 13 giờ 30 phút chiều cùng ngày.
truyền thống, dân tộc, tăng ni, phật tử, giáo hội, phật giáo, tiếp tục, tinh thần, đoàn kết, hòa hợp, trang nghiêm, sự nghiệp, ấm no, hạnh phúc, nhân dân, văn hóa, hữu nghị, chủ tịch, kỷ niệm, thành lập, phấn đấu
Mã an toàn:
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...
Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.
Ngày thành lập : 12-09-2012
Ý kiến bạn đọc