Ba tư lương Tín - Nguyện - Hạnh

Đăng lúc: Thứ sáu - 19/10/2012 08:27 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Pháp môn Tịnh độ dễ tu nhưng khó thành tựu niềm tin. Trong kinh “Phật Thuyết A Di Đà” , Đức Thích Tôn cũng thừa nhận như thế.
Ba tư lương Tín - Nguyện - Hạnh

Ba tư lương Tín - Nguyện - Hạnh

Pháp môn Tịnh độ dễ tu nhưng khó thành tựu niềm tin. Trong kinh “Phật Thuyết A Di Đà” , Đức Thích Tôn cũng thừa nhận như thế.

Đã thế, pháp môn này lại còn nương tựa hoàn toàn vào lòng tin để th
ành lập, nương tựa vào lòng tin để duy trì. Nếu không có lòng tin vững chắc thì tuy cửa Phật rộng mở, cũng không dễ gì vào được. Có lòng tin mới sanh khởi hành động để đạt được nguyện vọng nhân viên quả mãn. Vì vậy nên Tín, Nguyện, Hạnh gọi là ba món tư lương về Tịnh độ.

Nói tư lương cũng như nói người muốn đi xa cần phải có tiền của (tư) và lương thực (lương). Nếu thiếu một trong hai thứ đó thì khó mà đi đến đích. Cũng thế, ba món tư lương cần có để lên đường về Tịnh độ không thể thiếu một. Hơn nữa, ba món này liên hệ mật thiết với nhau. Trước hết phải do có lòng tin sâu sắc mới có phát nguyện; do phát nguyện thành khẩn mới hăng hái hành trì. Nếu lòng tin không có thì quyết nhiên nguyện và hạnh không thể thành tựu.

Tín là căn bản của người tu hành pháp môn Tịnh độ.

Thứ nhất, phải tin rằng ba bộ kinh nói về Tịnh độ là do Đức Thế Tôn vì lòng từ bi chân thật mà dạy cho chúng ta.

Thứ hai, phải tin rằng ngoài thế giới ô uế mà chúng ta hiện sống, chắc thật có thế giới Tịnh độ trang nghiêm.

Thứ ba, phải tin rằng 48 lời đại nguyện của Đức Phật A Di Đà cùng những công hạnh kiến lập cõi Tịnh độ của Ngài là chân thật, cũng như việc Ngài đang ứng hóa độ sanh tại cảnh giới Tịnh độ ấy là chân thật.

Thứ tư, phải tin rằng sanh Tịnh độ hay uế độ hoàn toàn do nhân quả, hễ trồng nhân uế thì đuợc quả uế; hễ trồng nhân tịnh thì được quả tịnh, không liên quan gì đến vấn đề thưởng phạt.

Thứ năm, phải tin rằng chánh niệm của ta cùng tâm niệm của Đức A Di Đà chắc chắn cảm ứng với nhau, lâm chung thế nào cũng được Ngài tiếp dẫn vãng sanh.

Thứ sáu, phải tin rằng tuy ác nghiệp của chúng ta có nhiều, nhưng một khi đã sanh về Tịnh độ, nhờ có hoàn cảnh tốt đẹp thuận tiện, nhờ ơn giáo huấn thường xuyên của Phật và Bồ tát, ác niệm không thể sanh khởi lại và ác báo do đó sẽ lần lần tiêu trừ.

Thứ bảy, phải tin rằng năng lực mình và Phật, cả hai đều bất khả tư nghị. Cho nên một khi được tiếp dẫn, sức mình còn kém cỏi thì với sức Phật cũng đủ giúp ta vãng sanh.

Thứ tám, phải tin rằng Phật có vô số pháp môn giải thoát, Phật có công năng kiến lập thế giới trong một mảy trần.

Thứ chín, phải tin rằng khi niệm một tiếng Phật tức thời các Đức Phật liền nghe và liền thâu nhiếp.

Thứ mười, phải tin rằng hễ mình niệm Phật thì chắc chắn lúc lâm chung được Phật và Thánh chúng đến tiếp dẫn vãng sanh về thế giới Cực Lạc, quyết không còn đọa lạc luân hồi trong sáu đường nữa.

Tóm lại, phải tin chắc chắn rằng những lời Phật dạy trong kinh đều chân thật, cần phải thâm tín, tuyệt đối không nên s anh tâm ngờ vực. Lòng ngờ vực là chướng ngại vật không thể vượt qua trên con đường dẫn đến đạo quả. Còn nghi tất nhiên nguyện và hạnh sẽ không có cứ điểm để sanh khởi. Lòng tin đã kiên cố, tự nhiên phát nguyện cầu sanh Cực Lạc và đã phát tâm nguyện cầu, tự nhiên chuyên tâm tinh tấn, y pháp hành trì, không đợi ngoại duyên thúc đẩy.

Người đời vì căn chủng bất đồng, cho nên kiến thức cũng bất đồng. Có người cho rằng Tịnh độ là cõi hư vô không thật, nên không tin. Có người cho rằng chết là mất hẳn, không có đời sau, nên không tin. Có người cho rằng sanh Đông sanh Tây, chịu khổ hưởng vui là việc ngẫu nhiên, không có việc gây nhơn hưởng quả, nên không tin. Có người cho rằng niệm Phật cầu sanh Tây phương là lối giả thuyết để khuyên người làm lành tránh dữ, chứ không có cảnh Tây phương Tịnh độ, không thể chỉ niệm ít lần danh hiệu Phật mà được vãng sanh, nên không tin. Có người cho rằng con người vốn đã nặng nghiệp tham, sân, si và ích kỷ, dù có sanh về Tịnh độ thì thói cũ vẫn khó trừ, quyết không thể trong khoảnh khắc biến thành người hiền được, nên không tin. Có người cho rằng con người trong thế gian này tạo nghiệp ác quá nhiều, đương nhiên phải theo từng nghiệp mà thọ quả báo, không thể nhờ vãng sanh mà tiêu trừ tất cả nghiệp dữ trong một lúc, như thế thì không hợp nhân quả, nên không tin. Có người cho rằng mỗi ngày chỉ cần niệm 10 lần danh hiệu Phật mà cũng đư ợc vãng sanh, đó là lời nói mơ hồ, nên không tin. Có người cho rằng tại quốc độ Cực Lạc, dù cho số phòng ốc dụng cụ có nhiều đến đâu vẫn có số lượng, trong khi ấy thì số chúng sanh được vãng sanh từ vô thủy đến giờ, theo lời Phật dạy là vô lượng, thế mà không bị nạn nhân mãn thì thật là mâu thuẫn, vì thế mà không tin. Có người cho rằng sanh về Tịnh độ, nghĩ gì có nấy, muốn áo có áo, muốn ăn có ăn, khỏi nhọc công người tạo tác, thật không khác nào lời nói trong mộng, vì vậy nên không tin. Có người cho rằng tại thế giới Cực Lạc, đất vàng, hồ sen, lâu đài thảy đều bằng thất bảo, không cần kiến tạo, mà tự nhiên thành tựu, đó là chuyện thần thoại của thời thượng cổ còn sót lại, không hợp với khoa học hiện đại, vì vậy nên không tin, v. v...

Bao nhiêu vấn đề nghi nan tương tợ phát sanh trong trí óc mọi người. Số nghi vấn thật là vô lượng, không sức nào chép hết. Ở đây cũng không thể mỗi mỗi giải đáp tường tận từng nghi vấn một. Vì sao? Vì tri thức con người ở cõi này bị hạn cuộc trong một phạm vi nhỏ bé nên đã cố đúc thành một mớ thành kiến cố chấp. Đem cái mớ thành kiến cố chấp ấy mà phán đoán sức thần thông biến hóa của chư Phật, của thế giới Cực Lạc do tịnh thức tổng hợp của vô lượng vô biên chúng sanh phát khởi, thì thật khó mà hiểu đúng như thật được. Vì vậy, chúng ta chỉ nên tin lời Phật mà thực hành theo. Nếu tự phụ là thông minh trí tuệ không chịu tin theo, chung quy sẽ trở lại thua những người thật thà chất phác mà có tín tâm mạnh mẽ. Sở dĩ sanh tâm tự phụ kiêu căng như thế, chẳng qua là phước đức thiển bạc nên mới không thọ nạp được một pháp môn giản dị và rất khó gặp như pháp môn Tịnh độ.

Trên đây, hoàn toàn đứng về phương diện Tín mà nói, chứ chưa đề cập đến hai phương diện Nguyện và Hạnh . Nhưng hễ Tín đã vững chắc thì Nguyện và Hạnh tự nhiên thành tựu, khỏi cần nhắc nhủ, khuyến hóa. Vì như khi đã tin chắc rằng trước sân nhà có kho báu thì tự nhiên không ai sai bảo, vẫn hăng hái đào bới tìm tòi. Còn nếu nghe nói có kho báu mà chưa chịu đi đào là vì lòng tin chưa vững chắc vậy.

 
Tác giả bài viết: Hòa Thượng Thích Trí Thủ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 544
  • Khách viếng thăm: 415
  • Máy chủ tìm kiếm: 129
  • Hôm nay: 127249
  • Tháng hiện tại: 2098578
  • Tổng lượt truy cập: 90990151
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012