Bùng phát trang trí Noel: Nhiều điều đáng suy nghĩ

Đăng lúc: Thứ sáu - 14/12/2012 07:17 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Bùng phát trang trí Noel: Nhiều điều đáng suy nghĩ

Bùng phát trang trí Noel: Nhiều điều đáng suy nghĩ

Ở Sài Gòn trước năm 1975 và nhiều năm sau đó, các hình thức trang trí Noel vẫn giới hạn trong phạm vi các hình thức trang trí mang tính chất tôn giáo riêng biệt của đạo Thiên Chúa.

Đồ trang trí Noel như cây thông, hang đá, đèn sao, băng rôn mừng Giáng sinh… chỉ được bày bán trước cổng các nhà thờ cùng với những biểu tượng tôn giáo khác như hình chúa, tượng thánh.

Tất nhiên, là bán ở trước cửa nhà thờ như vậy thì đối tượng phục vụ của đồ trang trí Noel cũng chỉ là tín đồ đạo Thiên Chúa. Chỉ có giáo dân mới trang trí Noel cho nhà của mình (nội thất và bên ngoài) bằng những biểu tượng lúc đó nhìn vào là người ta thấy ngay còn mang đậm tính tôn giáo riêng biệt.

Thế nhưng trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, đã có nhiều biến chuyển trong việc trang trí Noel.

Đồ trang trí Noel, từ chỗ chỉ bày bán trước cổng nhà thờ, đã dần dần được bày bán ở những nơi kinh doanh đồ trang trí nói chung, và rồi tràn xuống cả lề đường, vỉa hè, đặc biệt là ở những khu phố lớn, những giao lộ, bùng binh…

Ban đầu chỉ là cây thông giả và đồ trang trí kèm theo, dần dần thì gồm đủ thứ: đèn sao, băng rôn, hang đá, kim tuyến, tranh ảnh đức mẹ bồng chúa hài đồng… Ban đầu chỉ là đồ thủ công trong nước, về sau lại thêm đồ sản xuất công nghiệp từ Trung Quốc.

Gần tới Noel thì đi đâu cũng thấy đồ trang trí Noel, chẳng khác gì hoa kiểng ngày tết. Hễ có chỗ trống trên lề đường là người ta bày đồ Noel ra bán.

Nhưng khác với hoa kiểng hầu như không mang màu sắc tư tưởng tín ngưỡng, đồ trang trí Noel thì mang màu sắc tôn giáo đậm nhạt khác nhau. Có thể có những thứ trung hòa về mặt tư tưởng tín ngưỡng như dây đèn chớp tắt chẳng hạn, nhưng cũng có những thứ đậm màu sắc tôn giáo như hang đá, tranh đêm giáng sinh, băng rôn “Vinh danh Thiên chúa trên trời/Bình an dưới thế cho người thiện tâm”…

Số lượng đồ trang trí  Noel bày bán mở rộng, thì số người sử dụng nó cũng tăng lên. Mức gia tăng như vậy phản ánh việc a dua,  học đòi văn hóa phương Tây, sự thương mại hóa Noel, đơn giản chỉ là việc trang trí cho vui vẻ, hay là phản ánh thực trạng số người sử dụng đồ trang trí Noel gia tăng theo mức gia tăng tín đồ theo đạo Thiên Chúa xuất phát từ những người có ảnh hưởng Phật giáo hay không tôn giáo?

Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến quá trình “vận động” người theo đạo Phật… trang trí Noel! Theo chúng tôi, đây cũng là một hoạt động trong dòng chảy cải đạo. Có điều, nó khéo léo, kín đáo, tế nhị và lịch sự. Nó diễn ra dần dần trong nhiều chục năm, để đến bây giờ, không hiếm để thấy nhà Phật tử có trang trí Noel với nhiều hình thức, thậm chí ở mức có biểu tượng Thiên chúa giáo đậm nét. Liệu đây đã là một vấn đề trong sinh hoạt tín ngưỡng?

Dù gì đi nữa, thì nó vẫn là một hiện tượng đáng ghi nhận và suy nghĩ. Tượng chúa trong hang đá mà bày bên cạnh bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên… thì không thể coi là chuyện tự nhiên, bình thường được!

Khởi đầu, gia đình những người theo đạo Phật bị buộc phải dùng những đồ trang trí Noel đó.

Thời còn đi học, gần Noel tôi thấy bạn bè, phụ huynh học sinh theo đạo Thiên Chúa tặng cho thầy cô, dù theo đạo Phật, đồ trang trí Noel đủ loại. Tôi thấy thầy cô từ chối với lý do “ngoại đạo” nhưng rồi cũng buộc phải nhận chỉ để “cho vui Noel” thôi. Đã nhận thì tất nhiên phải bày ra.

Cô giáo tôi có 2 con là bác sĩ, năm nào cũng nhận mấy cây Noel, mấy cái hang đá của bệnh nhân cũ gửi tặng. Cô than, có cây cao đến 1,8m, che bít cả bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên gần 2 tháng trời. Ngoài sân, trước cửa, bên hiên, phòng khách, phòng ngủ la liệt cây Noel. Không lẽ đem tặng lại người ta?

Rồi đến việc nhà Phật tử được treo đèn Noel, trước hết miễn phí.

Tất nhiên là khó mà từ chối nếu không muốn mất lòng hàng xóm. Trong hẻm chỉ vài nhà theo đạo Thiên chúa nhưng nhiều trường hợp họ trang trí sao cho để trở thành một xóm đạo toàn tòng. Trên đường Phạm Thế Hiển, Q8, TPHCM, có một bảng tên chùa bị treo luôn đèn sao giáng sinh, vừa trông rất phản cảm, vừa có vẻ buồn cười. Nhưng nghĩ kỹ thì thấy chạnh lòng!

Đã dùng đồ trí Noel tặng biếu qua vài năm rồi thì thành quen. Tới Noel không có cây thông, hang đá, đèn chớp thì mất vui. Thế là phát sinh nhu cầu. Thế là nhà Phật tử đến Phật đản thì vẫn bình thường, nhưng đến Noel thì bày cây thông, hang đá, ông già Noel. Một điều quả trớ trêu!

Còn việc trang trí mặt tiền, thì sau vài năm miễn phí, bắt đầu có vận động mọi người đều hùn tiền như nhà giáo dân vậy. Nhà cũ của tôi trên đường Nguyễn Tri Phương, Quận 10, TPHCM, thuộc xứ đạo B.H. thuộc trường hợp này. Không lẽ để hàng xóm chịu tiền trang trí cho nhà mình mãi. Thành ra cứ phải làm y như giáo dân, cũng thành xóm đạo rồi còn gì?

Với sự bùng phát trang trí Noel, Noel Việt Nam bây giờ trông đã ra vẻ như Noel Philippin, Hàn Quốc. Không khó để tìm những xóm đạo như trước.

Đó là biểu hiện "truyền giáo" về hình thức.

Nhưng dù chỉ là hình thức, thì nó cũng hàm ẩn một nội dung nhất định.

Văn hóa Thiên Chúa giáo phải chăng bước đầu đã có biểu hiện lấn át? Nó đã bắt đầu có vị trí trong sinh hoạt văn hóa xã hội của người Việt thành thị.

Cây thông, hang đá… chưa xuất hiện ở các vùng quê Việt Nam theo đạo Phật, nhưng đã bắt đầu có và có thể là không ít ở các nhà trọ của dân nhập cư tại TPHCM.

Vẫn cùng cái biểu hiện tư duy phô ra, bày ra, tràn vào mắt mọi người. Cửa phòng trọ thì treo đèn sao, gắn cây thông Noel kim tuyến để “chia sẻ” với tất cả mọi người dù là không theo đạo Thiên Chúa. Đây không còn là niềm vui tôn giáo riêng tư, mà là sự tác động văn hóa công cộng, và hiển nhiên nhắm vào cộng đồng các tôn giáo khác, cụ thể ở Việt Nam là đạo Phật.

Sẽ có ý kiến nói rằng, dù sao chỉ là việc hình thức trang trí, có ăn thua gì?

Nhưng tôi cho rằng dù là hình thức, thì nó cũng nằm trong chuỗi các hình thái vận động truyền giáo. Trước hết là sự vận động tiếp cận văn hóa. Khi đã “quen nết” đi rồi thì rất dễ cho những việc tiếp theo.
Trang trí Noel chiếm lĩnh tư gia, khu dân cư, rồi đến trường học, bệnh viện, công ty, thậm chí cơ quan. Có lời giải thích “như đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi ở quận 1 đó thôi”. Từ những chuỗi đèn, chỉ nhấn một chút là yếu tố tôn giáo sẽ đậm dần lên. Cứ như vào trường học, bệnh viện ở Philippin, Hàn Quốc… Hình thức trang trí tạo nên môi trường, không gian văn hóa.

Vì vậy, với bài viết này, từ góc nhìn truyền giáo, cải đạo, không nên xem nhẹ các yếu tố hình thức.

Lời than phiền cây thông che khuất mất bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên trong cả 2 tháng… đáng làm cho người Phật tử chúng ta suy nghĩ. Hình thức cũng có tác động của nó, mà cải đạo là một quá trình mà người ta đã chuẩn bị lâu dài.

Do vậy, người Phật tử cũng không nên quá dễ dãi về mặt hình thức. Cô giáo tôi cứ lấy làm tiếc là trước đây nếu từ chối dứt khoát quà tặng là đồ trang trí giáng sinh thì làm sao bây giờ việc trang trí Noel đã trở thành thông lệ của gia đình cô, một gia đình Phật tử thuần thành.

Khi kết thúc bài viết này tôi nhận được một cuộc điện thoại lúc nửa đêm của bạn đọc Chánh Khai Nguyễn Mạnh Cường, người đã trả lời phỏng vấn trong bài “Cải đạo tín đồ Phật giáo ở một khu dân cư Quận 6, TPHCM”, cho biết ở hẻm số 77 Cao Văn Lầu, Phường 1, Quận 6, TPHCM, gần nhà thờ Tin Lành mà bạn đề cập trong bài trả lời phỏng vấn mọi năm vẫn bình thường trong mùa Noel thì năm nay đã kết đèn trang trí Noel rực rỡ. Như vậy, trang trí Noel vừa là không gian, là môi trường truyền giáo, vừa là biểu hiện kết quả của truyền giáo.

Hình thức trong văn hóa được một số nhà nghiên cứu văn hóa coi là một dạng “quyền lực mềm”.

Ở đây là một kiểu “quyền lực mềm” trong tôn giáo?

 
Tác giả bài viết: Minh Thạnh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 330
  • Khách viếng thăm: 316
  • Máy chủ tìm kiếm: 14
  • Hôm nay: 132542
  • Tháng hiện tại: 2932731
  • Tổng lượt truy cập: 91824304
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012