Tâm kinh mình thuyết cho mình

Đăng lúc: Thứ sáu - 18/01/2013 06:45 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Tâm kinh mình thuyết cho mình

Tâm kinh mình thuyết cho mình

Ông bà mình có câu, "cái khó ló cái khôn" cũng là ở chỗ này chứ không chỉ ở chỗ tìm ra đường hướng giải quyết, thoát ra. Khôn ra nhờ nhận thấy cái khó của mình và người là một phần nghiệp thức để mà thôi giăng lưới, đào hố... cho chính mình, nghĩa là thôi tạo ra những oán cừu, sóng gió cho người - đó chính là hành động của người thấy rõ nhơn quả trùng trùng.
Đến một lúc ta sẽ ngộ ra rằng, mỗi người đều có những cái khó của riêng mình. Cái khó đó nó sẽ ràng buộc ta lại, làm mình cứ mãi loay hoay như "gà mắc tóc", càng cố càng thấy rối, thấy bất lực, không thể thoát ra được. 

Khi ngộ ra điều đó ta sẽ thương được người và thương cả chính mình. Bởi, điều đó ta không muốn và người ta chắc cũng không muốn mình bị dính mắc vào, loay hoay trong đó. Khi ấy, ta sẽ không còn đào xới hay trách móc những cái khó đã bó cái khôn kia và sẽ bắt đầu chuyến hướng nhìn, mong ước người cũng như mình có thể bước qua những cái khó - vốn là nghiệp mình tạo - được ví như cái bẫy, là tấm lưới mà ta đã đào, đã giăng và nay mắc vào.
 

 
Ông bà mình có câu, "cái khó ló cái khôn" cũng là ở chỗ này chứ không chỉ ở chỗ tìm ra đường hướng giải quyết, thoát ra. Khôn ra nhờ nhận thấy cái khó của mình và người là một phần nghiệp thức để mà thôi giăng lưới, đào hố... cho chính mình, nghĩa là thôi tạo ra những oán cừu, sóng gió cho người - đó chính là hành động của người thấy rõ nhơn quả trùng trùng.

Cũng trong cái thấy ấy, ta sẽ thay đổi ý niệm trách móc bằng ý niệm thương người tạo tội, thay đổi hành động xa lánh những người đang loay hoay mắc tóc, rối nùi trong những nỗi khổ đau, bất an bằng việc cảm thông, nâng đỡ, dắt dìu... để họ bước qua những yếu lòng, dính mắc. Thực sự thì để bỏ rơi một người mà ta gọi là "khó dạy, khó bảo" rất dễ dàng, còn thu nạp và giúp người ấy chuyển đổi tâm tánh, bỏ ác làm lành mới khó, ai nguyện làm và làm được thì mới đích thị có lòng từ bi, vô ngại.

Tất nhiên, nói đi thì cũng nói lại, sự thân cận, gần gũi ấy phải được thực thi bởi một sự hoan hỷ cũng như bằng hiểu biết, thương yêu chứ không phải là cố gắng mệt nhoài, không phải là một sự chịu đựng quá sức.

Và, đương nhiên, nếu sức ta không đủ thì chọn cách tạm xa cũng là một hành động từ bi-trí tuệ, đồng thời, không quên gửi một lời chúc lành cho người sớm bước qua những cái khó, là biệt nghiệp của họ. 

Lời chúc ấy, hành động ấy cũng đã là biểu hiện của một tình thương vô bờ, là hạt giống lành ta đã gieo vào mảnh đất tâm mình, đến lúc nào đó sẽ lớn dậy để ta có thể nghĩ, làm được những việc khó làm đối với nhiều người, như là không bỏ rơi những người đang hiện tướng ác, gây tạo tội nghiệp trùng trùng mà hóa độ họ thoát khỏi sông mê, bể khổ như hạnh lành mà chư Phật, Bồ-tát, thầy Tổ đã làm vậy!
 
Tác giả bài viết: Lưu Đình Long
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 424
  • Khách viếng thăm: 418
  • Máy chủ tìm kiếm: 6
  • Hôm nay: 39242
  • Tháng hiện tại: 2847385
  • Tổng lượt truy cập: 88651988
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012