Đạo Phật Siêu Khoa Học - Chương 4

Đăng lúc: Thứ bảy - 06/10/2012 00:21 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Đạo Phật Siêu Khoa Học - Chương 4

Đạo Phật Siêu Khoa Học - Chương 4

CHƯƠNG IV
1 -Ðạo Phật và những viên gạch cuối cùng xây dựng vũ trụ của khoa học.
2 -Nguồn gốc cấu tạo vũ trụ.
3 –Ði tìm cha mẹ đầu tiên.
------------------------------

ÐẠO PHẬT VÀ VIỆC TÌM RA VIÊN GẠCH XÂY DỰNG VŨ TRỤ CỦA KHOA HỌC
Khám phá Quark Ðỉnh (*) (Top Quark) (28)
(*) Tiếng Ðức: nói chung là những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử. Có thể gọi là Lượng tử, Hạt tử, Phân tử, Cực vi, Hạt ảo ...
Ðể tìm kiếm viên gạch cuối cùng xây dựng vũ trụ, các khoa học gia đã luôn luôn suy tư. Vũ trụ được cấu tạo bằng những gì? Và vũ trụ được thành lập từ bao giờ?
Trước đây nhiều thế kỷ, các triết gia thời cổ Hy Lạp cũng đã suy tư khá nhiều về việc cấu tạo Vật thể trong vũ trụ này.
Ðã mấy thập niên qua, các quốc gia trên thế giới đã chi tiêu hàng tỉ Mỹ kim để các khoa học gia của họ tìm kiếm những viên gạch nói trên.
Gần 100 năm, sau khi khám phá ra Nguyên tử, các khoa học gia rất phấn khởi vì tin tưởng rằng họ đã gần khám phá ra những bí mật của vũ trụ. Vì vậy, họ lao đầu vào việc tìm kiếm những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử (Subatomic particles).
Tháng Ba năm 1995, các vật lý gia loan báo đã tách rời một hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử mà lâu nay được luận cứ là một Quark Ðỉnh.
Việc khám phá này là do nổ lực của hai nhóm Khoa học gia. mỗi nhóm 450 người làm việc tại Phòng Quốc Gia Fermi (Fermi Laboratory), cách xa Chicago 30 dặm, viết tắt là Fermilab. Nhờ xử dụng Máy Gia Tốc (Accelerator), họ đã tách rời được sáu viên gạch nhỏ đã cấu tạo vật chất.
Các khoa học gia đã luận thuyết rất nhiều về Quark Ðỉnh này cho đến năm 1960, Vật lý gia Murray Gellmann thuộc Viện Kỹ thuật California (California Institute of Technology), viết tắt là Caltec, giải thích các Vi phân Tiềm Nguyên tử như là những đơn vị mới mà ông đặt tên là Quark. Các khoa học gia luận thuyết ràng có ba cặp Quarks, và Quark Ðỉnh cần phải được tách rời ra. Nếu không, những lý thuyết hiện tại về tính chất của Vật thể (Matter) và sự thành lập của vũ trụ sẽ sụp đổ.
Bằng chứng khám phá Quark Ðỉnh (29)
Quark Ðỉnh được khám phá là một trong 12 viên gạch được coi là đã xây dựng vũ trụ vật chất này. Nếu việc khám phá này được xác định, nó sẽ trở thành cái mốc lớn cho Khoa học Vật lý hiện đại, và bổ sung Mẫu Chuẩn (Standard Model) để am hiểu về Nguyên tử và cấu tạo của nó cũng như thấu đáo tính chất của thời gian, vật chất, và vũ trụ.
Nếu Quark Ðỉnh không được khám phá, Mẫu chuẩn về lý thuyết của các Khoa học gia sẽ sụp đổ khiến họ phải xét lại việc làm trong mấy thập niên qua cùng sự đóng góp hàng tỉ Mỹ kim của các quốc gia trên thế giới.
Sau việc khám phá ra Nguyên tử, ai cũng biết mọi Thể chất được cấu tạo bằng những hạt Nguyên tử.
Gần một thế kỷ đã qua, các Vật lý gia đã khám phá ra rằng, Nguyên tử lâu nay được coi là đơn vị nhỏ nhất của một Vật thể, lại được cấu tạo bằng những Phân tử nhỏ nhiệm hơn gọi là những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử như Dương điện tử (Proton), Trung hòa tử và Quark.
Dương điện tử và Trung hòa tử nằm trong Lõi (Cores) của hạt Nguyên tử. Rồi Âm điện tử (Electron) lại có Lepton và dòng họ.
Những Quark căn bản tạo dựng nên Vật chất đều nằm trong Nhân của một hạt Nguyên tử.
Tìm kiếm Quark Ðỉnh ra sao?
Tháng 3-1995 các khoa học gia tại Phòng Gia Tốc Quốc Gia Fermi ở Batavia III, loan báo họ đã khám phá bằng chứng cụ thể của Quark Ðỉnh là đơn vị cuối cùng cấu tạo vật chất. Máy phát hiện Phân tử là một máy khổng lồ nặng 5,000 tấn.
(1) Người ta phóng những chùm Proton và Ðối Proton (Antiproton) quay ngược chiều  với nhau.
(2) Hai Proton và Ðối Proton quay thiệt nhanh chạm dữ dội vào nhau.
(3) Những Phân tử này loại trừ nhau trong việc bùng nổ của Năng lượng.
(4) Những chất còn lại trong việc bùng nổ là những Phân tử, trong đó có Quark Ðỉnh.
Việc khám phá này cũng tương tự như việc phát hiện Di tử (Gene) trong y học. Thân thể người ta có tất cả 100 tỉ tỉ (tỉ tỉ = 1,000 tỉ) tế bào. Trong mỗi tế bào có một hạt Nhân (Neucleolus). Trong một hạt Nhân có 46 dây Nhiễm sắc (Chrmosome) được chia thành 23 đôi. Trong mỗi đôi, một dây thuộc cha và một dây thuộc mẹ. Các dây Nhiễm sắc này được quấn chặt bằng những cuộc dây DNA. Di tử là những đoạn ngắn của DNA trong đó mang chỉ thị cấu tạo Protein là chất tạo nên sự sống.
Như vậy, quí vị thấy bí mật Vật chất nằm trong Nhân của một hạt nguyên tử, và bí mật tạo nên sự sống của con người cũng nằm trong Nhân của một tế bào.
Cha đẻ của thuyết Quark (30)
Ðầu năm 1960, Vật lý gia Murray Gellmann quan niệm rằng Dương điện tử và Trung hòa tử - những Phân tử căn bản trong Lõi của hạt Nguyên tử - lại được cấu tạo bằng những Hạt tử nhỏ nhiệm mà ông đặt tên là Quark.
Theo giả thuyết, Quark được định nghĩa là bất cứ một hạt Vi Phân Tiềm Nguyên tử nào tích điện bàng 1/3 hay 2/3 số điện của Dương điện tử thì được đề nghị như là những đơn vị căn bản của một Vật thể.
Ðến nay, sau ba thập niên tìm kiếm, Quark thứ sáu được coi là Quark cuối cùng đã được tìm ra.
Thuyết của Gell-Mann cho rằng Quark có sáu Vẻ: Lên (Up), Xuống (Down), Ðẹp (Charm), Kỳ lạ (Strange), Ðỉnh (Top), và Ðáy (Bottom). Mỗi vẻ có ba màu: Ðỏ, xanh lá cây, và xanh dương.
Quark có họ hàng với sáu Phân tử nhẹ hơn của gia đình Lepton, trong đó có Electron, Muon, Tauon, Elctron Neutrino, Muon Neutrino, và Tauon Neutrino. Ông nghĩ rằng sáu Quark này cũng sẽ được khám phá ra.
Các khoa học gia cho rằng việc phối hợp khác nhau của 12 Quark nói trên đã cấu tạo nên vạn vật trong vũ trụ này.
Ngoài Vật thể, vũ trụ còn chứa bốn lực như: Ðiện từ lực, Trọng trường (Gravity), Lực mạnh, và Lực yếu. Gell-Mann là cha đẻ của Thuyết về Tính chất Căn bản của Vật thể  (Theory of the Basic Nature of Matter). Thuyết này cho rằng Lõi  của hạt Nguyên tử được ba lớp Hạt tử tạo thành gọi là Quark.
Gell-Mann đã lãnh giải Nobel nhờ lý thuyết về Sự Ðối Xứng của các Vi phân Tiềm Nguyên tử (Theory of the Symmetries of Subatomic particles). Ðó là lý thuyết mà ông đã quan niệm trước khi đi đến lý thuyết về Quark.
Ngoài ra, Gell-Mann đã xuất bản cuốn “The Quark and the Jaguar”, dưới tiêu đề “Adventures in the Simple and the Complex”.
Gell-Mann, một Vật lý gia đã bỏ hầu hết cuộc đời của ông vào việc nghiên cứu những Phân tử căn bản và giản dị nhất cùng sự Tương tác (Interaction) của chúng ta mà từ đó mọi vật trong vũ trụ đã sinh ra.
Nguyên tố 110 * (31)
Có 90 Nguyên tử thiên nhiên và 18 nguyên tử nhân tạo gọi là Nguyên tố, cộng chung 108. Tôi sẽ nghiên cứu con số 18 vị A La Hán, và con số 108 hạt trong một chuỗi tràng hạt.
Các khoa học gia nói việc phát hiện Nguyên tố 110 có liên hệ đến việc thành lập vũ trụ.
Chúng ta đã bỏ 10 năm làm cho Nguyên tố 110 lóe lên trong một phần ngàn giây đồng hồ. Tuy chưa được đặt tên, Nguyên tố này cho biết đầu mối sự tạo dựng của thế giới này”.
Nguyên văn “It took 10 years to make and flickered into existence for less than a thousandth of a second. As yet nameless, Element 110 supplies another clue to the world creation”.
Một toán khoa học gia quốc tế tại Trung tâm Nguyên tử ở miền Nam Ðức quốc nói rằng Trung tâm này sẽ tạo nên một hạt nguyên tử chì và kền trong trung tâm của Máy Gia Tốc (Accelerator).
Các khoa học gia cứ tưởng rằng Uranium là chất cuối cùng của các Nguyên tố. Nhưng trong hậu bán thế kỷ, các khoa học gai đã thành công trong việc khám phá thêm 18 chất nữa, cứ mỗi chất lại nặng hơn chất cuối cùng đã tìm ra.
Ðiều mà các khoa học gia này nay muốn biết là các chất nói trên có bị giới hạn không, và nếu có thì giới hạn ở chỗ nào?
Mọi Vật thể là một hợp chất gồm những Nguyên tố không thể tách rời ra thành những chất khác dù bằng phương tiện hóa học hay vật lý thông thường. Những nhà luyện kim chẳng hạn, có thể  biến cải mọi chất, nhưng không bao giờ biến cải những kim khí căn bản như đồng và chì thành bạc hay vàng được.
Các khoa học gia tin rằng Nguyên tố 110 có cơ tồn tại. Toán khoa học gia ở Darmstad, khi công bố thành quả, nói rằng Nguyên tố 110 được tìm ra lúc 4 giờ chiều ngày 9-11-1995, sau khi đã tìm thêm được bốn Nguyên tử nữa.
Mỗi lần xuất hiện trong một phần ngàn giây đồng hồ *, Nguyên tố 110 lại tan biến đi. Tuy nhiên, các khoa học gia tin rằng Nguyên tố 110 hiện diện bởi vì nó đã phóng ra một nhân Helium trước khi tan biến”.
Hạt tử Muon chỉ xuất hiện trong 2 phần triệu của một giây đồng hồ.
Nguyên văn “Each time the Element 110 diappeared in less than a thousandth of a second, but scientists knew it was there because they detected a Helium nucleous it emitted as it decayed”.
Trung tâm Sưu tầm Nguyên tử ở Darmstad đã nổi tiếng trong việc khám phá ra những Nguyên tố 107, 108, 109, và 110 trong đầư thập niên vừa qua. Tuần tới, Trung tâm sản xuất một phó bản nặng hơn: Chất Ðồng vị phóng xạ có một đời sống dài hơn.
Xin quí vị ý những lời lẽ trong bản tường trình thành quả tìm kiếm Nguyên tố 110 như sau:
“Chúng ta đã bỏ ra 10 năm làm cho Nguyên tố lóe lên để chứng tỏ sự hiện diện của nó trong một phần ngàn giây đồng hồ. Tuy chưa được đặt tên, Nguyên tố 110 đã cung cấp thêm một mấu chốt khác cho việc tạo dựng thế giới này”.
Bản tường trình nhắc lại lần thứ hai sự xuất hiện “ma trơi” của Nguyên tố 110 như sau:
Mỗi lần xuất hiện trong một phần ngàn giây đồng hồ, Nguyên tố lại tan biến đi. Tuy nhiên, các khoa học gia tin rằng Nguyên tố này hiện diện vì nó đã phóng ra một nhân Helium trước khi tan biến”.
                                                                       *
Phật đã dạy gì về Khích du trần, Mao đầu trần, Vi trần, Cực vi, Cực vi trần, Lân Hư trần, hay Lân Không?
Trong kinh Lăng Già Tâm Ấn (Bản dịch của Hòa thượng Thích Thanh Từ), Phật nói đến Cực Vi (trang 90), và Vi trần (trang 92, 93, và 94). Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật nói đến Lân Không. Trong Câu Xá Luận Cương Yếu (Bản dịch của Hòa thượng Thích Ðức Niệm), trong bài Tứ Ðại Cực Vi (trang 94), ngài Thế Thân nói:
“Vật chất tức là Sắc pháp, bổn chất của nó do gì tạo thành? Cái tạo thành  vật chất gọi là Cực vi * mà trước ngày khoa học ra đời, người ta thường gọi là Lân trần. Cực vi là đem Vật chất phân tích thành những phân tử nhỏ vi tế không còn phân tích được nữa. Nếu đem Cực vi phân tích nữa thì thành Không. Trường hợp này gọi là Tích không quán, tức là quán cái không thể tích. Phàm Vật chất tồn tại, nhất định phải có phương vị của nó. Nghĩa là bất cứ vật gì, hễ đã là vật thì đều nhất định có sáu phương trên dưới, đông tây, nam bắc. Nhưng Cực vi là đem phân tích đến chỗ không còn phân tích được nữa. Sau khi phân tích đến cực điểm rồi, lại đem nó phân tích làm bảy phần là sáu phương và phương chính giữa. Do đó, Cực vi là không thể còn phụ thuộc vào phương vị trên dưới, đông tây v.v... Nghĩa là vô phương phân tích. Vì tính chất không còn phương vị, không thể phân tích được nữa, nên Cực vi là không biến hoại, không chất ngại, mắt không thể thấy. Khi Cực vi tập thành làm bốn phương trên dưới, chính giữa bảy vị trí đó, gọi là vi. Nếu vi tích tập làm thành bảy thứ thì gọi là Kim trần ...
Theo như lời mô tả, Cực vi tương đương với Quarks cùng dòng họ như Lepton, Muon và Gluon ... Do đó, Cực vi có thể coi là Hạt ảo.
Cực vi lại phân làm bốn loại: Sắc, hương, vị, xúc, gọi bốn loại này là Trần. Những gì ảnh hiện trước mắt ta gọi là Sắc trần. Những vị đối với mũi của chúng ta gọi là Hương trần. Những vị đối với lưỡi nếm của chúng ta gọi là Vị trần. Những gi xúc chạm với thân là Xúc giác. bốn Trần này có dầy đủ tính chất cứng, ướt, ấm, nóng của tứ đại đất, nước, gió, lửa.
Tính chất đơn vị của cực vi được tóm lược dưới đây:
7 cực vi = 1 vi tử
7 vi tử = 1 kim trần (7 x 7 = 49 cực vi)
7 kim trần = 1 thủy trần (49 x 7 = 343 cực vi)
7 thủy trần = 1 thố mao trần (343 x 7 = 2401 cực vi)
7 thố mao trần = 1 dương mao trần (2401 x 7 = 16807 cực vi)
7 dương mao trần = 1 ngưu mao trần (16807 x 7 = 117649 cực vi)
7 ngưu mao trần = 1 khích du trần (117649 x 7 = 823543 cực vi)
Trong kinh Lăng Già Tâm Ấn, Phẩm “Phá Ngoại Ðạo Vọng Chấp Có Không”, trang 91, Phật dạy:
“Thấy tứ đại chủng y Cực vi trần mà sanh nhơn, bởi có cái pháp sắp bày, mỗi mỗi sai biệt, cho nên chấp thỏ không sừng mà khởi tưởng trâu có sừng”. Ý Ngài muốn nói cho rằng đất, nước, gió, lửa và Cực vi trần là nguồn gốc sinh ra vạn vật nên mới chấp thỏ không sừng và trâu có sừng nghĩa là chấp Có, chấp Không. “Phàm phu chấp Có, Nhị thừa muội Không”. Phật dạy Có, Không cả hai đều là vọng bởi vì thế gian này vừa là Có vừa là Không (Sắc sắc, Không Không).
Trong trang 92, Ngài dạy về Cực vi trần như sau:
“... Cho đến Cực vi trần phân tích tìm cầu trọn không thể được ... “ Tức là không bao giờ mình có thể tìm thấy một cực vi cuối cùng làm viên gạch cấu tạo vật chất.
Trang 94, Phật dạy tiếp:
“ ... Phân tích sừng trâu thành (Cực) vi trần, lại phân tích vi trần cho đến Sát na * chẳng dừng ...” Ý Ngài nói phân tích sừng trâu (là một vật) thành Cực vi trần, rồi lại phân tích nó thành Sát na, rồi cứ phân tích như thế mãi chẳng hết được.
1 Sát na = 0.0133 giây. 120 Sát na gọi là Hằng sát na. Hằng sát na bằng 1.6 giây. 60 Hằng sát na bằng 1 phút 30 giây (Câu Xá Luận, trang 101).
Phật dạy rằng người ta muốn phân tích, tìm cầu một Cực vi trọn không thể được. Cái Cực vi đó không phải là Vật mà chỉ là ánh biến hiện của quang minh thôi vì nó biến ảo vô cùng ... Thế mà khi những Cực vi đó ra ngoài giác quan của chúng ta, khi nào chúng nó tụ hội, giả hợp với nhau, nó biến thành thành tính chất mà Duy thức nói rằng:
Khi nào là một Cực vi thì nó là ánh biến hiện, nó không thể gọi là Vật mà cũng không thể gọi là Tâm. Cái biến hiện đó nó óng ánh như thế, nó lóe lên như thế thôi! Khi nào những cái đó nó hội tụ nó giả hợp với nhau, tự nhiên thành một cái mà mình thấy được” **.
** Lăng Kinh Ðại Thừa.
Quí vị còn nhớ Nguyên tố 110 cũng óng ánh, cũng lóe lên như thế trong một phần ngàn giây đồng hồ rồi tan biến đi. Như thế, cách đây trên 2,500 năm, Phật mô tả đúng về tính chất phi Vật phi Tâm của Quark nói riêng và của những hạt Vi Phân Tiềm Nguyên tử nói chung.
 Bản thể luận của nhà Phật khác hẳn với quan niệm của Khoa học bây giờ. Dần dần tôi sẽ chứng minh rằng Khoa học ngày nay còn lâu lắm mới theo kịp những lời kinh xưa. Nói một cách cụ thể, những lời Phật dạy cách đây trên 2,500 năm bây giờ Khoa học mới bắt đầu tìm hiểu.
Nói về Cực vi, cách đây mấy thế kỷ, Phật đâu có những Viễn Vọng Kính Không Gian, máy Gia tăng Thế tốc, máy Siêu dẫn và Siêu Va Chạm cùng những phương tiện khoa học hiện đại khác để tìm kiếm. Ngài chỉ dùng Phật nhãn để quan sát mọi vật, mọi hiện tượng: Từ những vật cực tiểu như những Hạt ảo cho đến những vật cực đại như Thái dương hệ, Hành tinh hệ, Thiên hà, Siêu sao v.v...
Nhà Phật dùng chữ pháp giới để chỉ vô lượng, vô vàn, vô số Hành tinh chứ không chỉ riêng thế giới của chúng ta. Ngoài thế giới hữu tình còn có thế giới vô hình nữa.
Cõi Ta Bà thuộc quyền giáo hóa của Ðức Thích Ca là một Tam Thiên Ðại Thiên Thế Giới. Thế nào là một Tam Thiên Ðại Thiên Thế Giới?
Một Thái dương hệ là một Tiểu thế giới. Một ngàn Tiểu thế giới là một Tiểu thiên Thế giới. Một ngàn Tiểu thiên Thế giới là một Trung thiên Thế giới. Một ngàn Trung thiên Thế giới trải qua ba lần nhân cho số ngàn, nên gọi là Tam Thiên Ðại Thiên Thế Giới.
Như vậy, Ðức Thích Ca giáo hóa chúng sanh trong một tỉ Thái dương hệ. Vệ tinh Voyager, phóng đi ngày 20-8-89, mới đến Hải Vương Tinh (Neptune) Hành tinh thứ tám của Thái dương hệ sau khi bay được 4.4 tỉ dặm với tốc độ 60,000 dặm một giờ. Vệ tinh này phải bay thêm khoảng 15 năm nữa mới đến Rìa của Thái dương hệ (Helipause). Vậy mới biết cõi Ta Bà mà giáo chủ là Ðức Phật Thích Ca rộng lớn biết chừng nào?
Trong bản tường trình về “Người phát minh ra Quark”, có đoạn nói rằng “Gell-Mann, một nhà Vật lý Phân tử, dã bỏ hết hầu hết cuộc đời của ông để tìm kiếm những Phân tử đơn giản và căn bản cùng sự Tương tác của chúng mà vạn vật trong vũ trụ từ đó mà sinh ra.
Hồi Phật tại thế, có chừng 62 trường phái ngoại đạo có những chủ trương khác nhau về cội nguồn của vũ trụ. Có trường phái cho rằng Thần ngã và Minh đế tạo dựng nên vũ trụ. Trường phái khác cho rằng vua trời Phạm Thiên tạo lập nên vũ trụ. Có Trường phái khác chủ trương rằng thời gian kiến lập vũ trụ. Rồi có trường phái khác chủ trương Ðất, Nước, Gió, Lửa thành lập vũ trụ. Rồi có trường phái khác nữa cả quyết rằng vũ trụ này là do những Cực vi hay Vi trần “nhảy múa” loạn xạ, mà sau này vì tình cờ hay ngẫu nhiên; chúng phối hợp với nhau tạo thành những chúng sanh thấp như những con sâu kèn, và những chúng sanh cao như khỉ và loài người.
Phật đã bác bỏ hết những chủ trương đó! Ngày nay Khoa học đã tìm ra trên 200 hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử (Hạt ảo) và tin rằng những Hạt tử này đã tạo nên Vật chất thì 2,500 trước đây một trường phái ở Ấn Ðộ đã có chủ trương tương tự mà bị Phật bác bỏ.
Thật là đi vào cái vòng luẩn quẩn, hay lạc vào chốn Mê Lậu (Labyrinth).
Thời đại ngày nay là thời đại lý giải. Khoa học có hướng đi của nó, nghĩa là cứ tiến tới không ngừng. Tôi không phủ nhận thành quả của khoa học đã đưa loài người từ tình trạng dã man đến những xã hội văn minh như ngày nay.
Tuy nhiên, trên con đường tìm cầu thực tại cuối cùng của sự vật, nếu không tin lời Phật dạy là đúng thì dầu có tìm được Quark Ðỉnh đi nữa thì Khoa học chẳng bao giờ nắm bắt được nó, kiểm soát được nó, và xử dụng được nó.
Nó chỉ là sự ảnh hiện (mirroring) óng ả (flickering) của một chất Phi Vật Phi Tâm mà thôi! Những Hạt tử như Quark và dòng học Hadron (Meson, Baryon), Gluon (Graviton, Photon), Lepton (Electron, Muon, Taoun), và Nguyên tố 107, 108, 109, và 110 cũng chỉ là những bóng “Ma trơi lập lòe lửa đỏ”, chập chờn, ảnh hiện, và chỉ lóe lên trên một thời gian quá ngắn ngủi: Electron lóe lên trong khoảng 12 giây đồng hồ, và các Hạt tử khác lóe lên từ 1 phần triệu đến 2 phần triệu giây đồng hồ.
Gần đây, các Vật lý gia thuộc Phòng Thí Nghiệm Âu Châu về Vật lý (The European Laboratory for Particle Physics), đã tạo nên một hạt nguyên tử của một Ðối Vật Thể (Antimatter), và Nguyên tử này chỉ xuất hiện trong vòng 40 phần tỉ của một giây đồng hồ là chất chưa từng thấy và chưa từng được loài người tạo nên. Ðọc lại bài nói về Cực vi, qúi vị thấy đức Phật đã mô tả rất đúng không sai một hào ly về sự xuất hiện ma quái của những Hạt tử này.
Phật dạy nếu cứ đi sâu mãi vào Cực vi thì “Tìm cầu chẳng trọn”. Lý do là không có Vật gì hết. “vật chỉ là Tâm thô kệch, và Tâm là Vật vi tế” *. Những Nguyên tố hay Hạt tử mà các Vật lý gia ngày nay đã phát hiện được chỉ là những Hạt ảo xuất hiện giữa biên giới của Vật (Matter) và Tâm (Mind) mà thôi.
Cách đây 25 thế kỷ, Phật đâu có phương tiện tối tân để tạo nên một hạt Nguyên tử của Ðối Vật thể (Antimatter) xuất hiện trong vòng 40 phần tỉ của một giây đồng hồ? Nhưng với Phật nhãn, Phật đã thấy một cách tinh tường những Hạt (Particle) vàSóng (Wave) nhỏ nhiệm đến nổi khoa học ngày nay vẫn chưa phát hiện được.
Lăng Kính Ðại Thừa của cụ Nghiêm Xuân Hồng.
Như vậy, qúi vị có đồng ý với tôi rằng đạo Phật là một đạo Siêu khoa học hay không?
  
NGUỒN GỐC VÀ CẤU TẠO VŨ TRỤ
Khoa học về nguồn gốc vũ trụ (Cosmogony) nhằm tìm hiểu vũ trụ bắt đầu thành lập từ bao giờ, và thành lập như thế nào?
Khoa học về cấu tạo vũ trụ (Cosmology) nhằm tìm hiểu cấu trúc của vũ trụ cùng những thành phần lớn của nó.
Khoa học về hình thái vũ trụ (Cosmography) nhằm mô tả hình dạng của vũ trụ cùng những thành phần lớn của nó.
Theo định nghĩa của các Vật lý gia, vũ trụ không biên giới, không có bắt đầu và cũng không có tận cùng (Vô thỉ vô chung). Tuy nhiên, có một số Vật lý gia ước tính rằng chiều dài của vũ trụ bằng 20 Sextillion/dặm (1Sextillion bằng 1 + 21 số 0).
Theo thuyết Tương Ðối chung của Einstein, vũ trụ không phẳng mà vặn vẹo (Warped).
Muốn biết hình dạng của một vật, ta phải đứng ngoài vật đó. Ví dụ, nếu đứng trong khu Disneyland, ta không thấy được hình dạng của nó. Nhưng nếu đứng cách xa độ vài dặm, ta thấy một lâu đài cổ có tháp nhọn và một quả cầu tròn.
Sống trong vũ trụ, vì chúng ta quá nhỏ bé nên không thể thấy được hình dạng của nó. Nhưng có một vị thấy được: Ðó là đức Quán thế Âm Bồ Tát.
Ngài thấy hình dạng vũ trụ như là một bông Ðại Bửu Liên Hoa (Bông Sen Lớn Quí). Xin xem bài Ðức Quán thế Âm có phải là bậc đại Thiên văn Vật lý không? Trang 219.
Thuyết Vũ Trụ Bùng Nổ Lớn (The Big Bang) bao gồm cả hai thuyết trên vì thuyết này nhằm cắt nghĩa cả nguồn gốc và cấu tạo vũ trụ.
Tôn giáo giải thích nguồn gốc và cấu tạo vũ trụ theo nhãn quan riêng. Ðó là nhãn quan của những bậc tu chứng đã đắc đạo như Ðức Phật, chư vị Bồ Tát cùng những Thánh nhân đã thấy Nguyên tử, những Hạt Vi Phân Tiềm Nguyên Tử, xuống đến Siêu Tơ Trời (Super String) và Tachyon. (Xin xem bài Nguyên Tử).
Vũ trụ Bùng Nổ Lớn. Thuyết 1 (32)
Ðặc điểm thứ nhất của thuyết Vũ Trụ Bùng Nổ Lớn giúp chúng ta biết được những điều kiện sơ khởi trong những giây phút đầu tiên của lịch sử thành lập vũ trụ.
Các Vật lý gia giả thử rằng một khối Vật chất khi được nén đến tối đa, tỷ trọng đầu tiên của nó (g/cm3) lên đến vô cực, rồi sau đó giảm dần xuống. Nói rõ hơn, nếu nén các Vật thể đến một Tỷ trọng cao, nhiệt độ của chúng sẽ tăng một cách kinh khủng.
Năm 1950, thí nghiệm mẫu của Goerge Gamow chứng minh rằng một nhiệt độ tăng đến Vô cực và tỷ trọng ở số 0; chỉ trong một giây đồng hồ, nhiệt độ đó lên đến 15 tỉ độ, và tỷ trọng của nó cũng bằng tỷ trọng của không khí mà chúng ta đang thở.
Ðặc điểm thứ hai là thuyết Vũ Trũ Bùng Nổ Lớn cho biết những Phân tử đầu tiên đã kết hợp với nhau như thế nào để cấu tạo Nguyên tử của mỗi Nguyên tố. Thuyết này cũng tiên đoán rằng có vô vàn vô số những Phân tử ở trong vũ trụ.
Trong những giây đồng hồ đầu tiên, khi hơi khí ở nhiệt độ cao, Vật thể vỡ tan thành những Hạt Vi Phân Tiềm Nguyên tử như Trung hòa tử, Dương điện tử, và Âm điện tử.
Toán học của khoa Nguyên tử Vật lý cho thấy các Hạt này đã Tương tác với nhau như thế nào trong những giây đồng hồ đầu tiên.
Bước đầu cấu tạo của một hạt Nguyên tử là tạo Nhân (Neuclei) trước, và sau là Âm điện tử trong một nhiệt độ lạnh hơn. Nhân của Nguyên tử Khinh khí chỉ là một Dương điện tử nên người ta nói rằng vũ trụ đã chứa đầy những Nhân Khinh khí bởi vì Dương điện tử là những Hạt căn bản có đầy trong vũ trụ.
Nhân nặng nhất của hạt Nguyên tử Deuterium hay Khinh khí nặng là một kết hợp giữa Dương điện tử và Trung hòa tử.
Vật lý gia Gamow và đồng nghiệp khám phá rằng Dương điện tử và Trung hòa tử đụng nhau và tạo thành Deuterium. Càng ở nhiệt độ cao, các Phân tử càng đụng nhau dữ dội.
Trong một thí nghiệm mẫu, trong ba phút dầu tiên, việc đụng độ quá mạnh khiến Nhân Deuterium tan vỡ nhanh chóng hơn khi kết tụ. Ba phút sau, Deuterium bắt đầu kết tụ và tạo thành những Nhân nặng hơn. Ngoài ra, có một số lượng nhỏ Helium, Lithium, và những Nguyên tố nặng hơn cũng kết tụ lại.
Gamow kết luận rằng hầu hết những phản ứng của Nguyên tố đã kết hợp xảy ra trong phút chót của một giờ đồng hồ đầu tiên. Cho rằng thí nghiệm mẫu này cắt nghĩa sự thành lập vũ trụ trong những giây phút đầu tiên cách đây 16 tỉ năm có thể hàm hồ. Tuy nhiên, kết quả của thử nghiệm này có thể được kiểm chứng.
Vũ trụ bùng nổ lớn. Thuyết 2 (33)
Theo lý thuyết về Vũ trụ bùng nổ (The Big Bang), chỉ trong một phân số rất nhỏ của một giây đồng hồ, mọi Vật thể, Năng lượng, và ánh sáng trong vũ trụ được cô đọng trong một chấm nhỏ hơn một hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử. Rồi mỗi Phân tử trong cái vũ trụ vi ti đó bỗng bắn tung tóe khỏi những Phân tử khác với tốc độ gần bằng tốc độc của ánh sáng.
Vũ trụ bành trướng rất nhanh vì ở vào thời điểm 1/100,000 của một giây đồng hồ, vũ trụ đã lớn bằng cả Thái Dương hệ của chúng ta, bề ngang vào khoảng 3.7 tỉ dặm.
Vào những phân số ngắn ngủi của giây đồng hồ lúc đầu, không những chỉ có Nguyên tử mà có cả những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử đụng độ nhau dữ dội như Âm điện tử, Positrons, và Quang tử (Protons) trong nồi súp vũ trụ trụ đặc quánh hơn nước đến bốn tỉ lần.
Khi những Phân tử này văng khỏi những Phân tử khác với một tốc độ nhanh kinh khủng, những rìa ngoài của vũ trụ bành trướng khỏi những rìa đối diện nhanh hơn tốc độ của ánh sáng.
Chúng ta không thấy được vũ trụ bùng nổ, nhưng bằng cách đo lường những Ðộ dài Sóng vô hình như Tia hồng ngoại và những Bức xạ vi sóng, bốn viễn vọng kính đặt ở Nam cực sẽ tìm hiểu sự tiến hóa của vũ trụ. 300,000 năm sau khi bùng nổ, thời điểm mà vũ trụ bắt đầu thành hình.
Trước kia Einstein; và gần đây, Fritjof Capra, trong cuốn The Tao of Physics, trang 182, nói rằng Vũ trụ không phẳng mà cong. Lúc khởi đầu, những Thiên thể trong Vũ trụ ở gần nhau, rồi chạy xa dần đi. Ví dụ chúng ta chấm những hình ngôi sao trên mặt một quả bong bóng nhỏ. Nếu bơm, bong bóng đó lớn dần và những ngôi sao cũng xa nhau dần dần. Ðiều này đúng vì các Thiên hà kể cả Giải Ngân Hà trong đó có Thái Dương Hệ đang chạy xa dần đi.
Rồi Vũ trụ lại xẹp lại như thuở ban dầu. Sau đó lại tiếp tục bành trướng và xẹp lại như như trước.
Ðiều này đúng vì kinh Phật nói rằng vũ trụ và vạn hữu đều phải qua kinh qua bốn giai đoạn: Thành, Trụ, Hoại, Diệt. KinhÐịa Tạng nói rằng những kẻ phạm tội Ngũ nghịch, khi chết đoạ Vô gián địa ngục. Nếu thế giới này hư hoại thì bị di chuyển sang địa ngục của thế giới khác. Và khi thế giới khác này hư hoại lại bị di chuyển sang địa ngục của thế giới khác nữa ...
Bốn giai đoạn Thành, Trụ, Hoại, Diệt phải trải qua nhiều tỉ năm mà chúng ta quá nhỏ bé trước những cái vĩ đại của vũ trụ, và đời sống của chúng ta quá ngắn ngủi so với sự trường cữu của Thiên nhiên nên chúng ta không thể thấy và biết được. Chỉ có những vị đắc đạo, những bậc Tiên, Thánh, Phật mới thấy được mà thôi.
Còn vấn đề trước khi thành lập, có vũ trụ hay không, và vũ trụ là cái gì? Ðó là một vấn nạn mà cho đến nay chưa một khoa học gia nào có thể giải đáp.
Về việc vũ trụ bành trước như quả bóng và những Thiên thể đang xa dần nhau; tháng 4 năm 1994, các khoa học gia đã báo cáo rằng có một triệu Thiên hà, kể cả Giải Ngân Hà, đang chạy đến một vùng có chiều dài vào khoảng một tỉ rưỡi quang niên với tốc độ kinh khủng từ một triệu đến một triệu rưỡi dặm/giờ.
Nguồn gốc của vũ trụ (34)
Các khoa học gia nói rằng vệ tinh thám sát nguồn gốc vũ trụ Cobe đã phát hiện sự thành lập của vũ trụ lúc ban sơ không bị xáo trộn và bất bình thường. Những xáo trộn này cắt nghĩa nguồn gốc của những Chùm Thiên Hà (Clusters of galaxies), những khoảng trống mênh mông, và những cấu trúc vĩ đại thường thấy ở thượng tầng không gian.
Khi thuyết trình tại Hiệp hội các Thiên văn gia Hoa Kỳ, các khoa học gia tuyên bố rằng Cobe, được phóng đi cách đây hai tháng để tìm kiếm bằng chứng về sự Bùng Nổ Lớn (The Big Bang), đã hoạt động rất tốt. Theo họ, những dữ kiện đầu tiên như xác định những tiên đoán trong lý thuyết nói về về nguồn gốc vũ trụ.
Thuyết này cho rằng sự sống của vạn vật bắt nguồn từ việc Bùng nổ của một Thể chất đầu tiên lớn bằng nắm tay cách đây 15 tỉ năm.
Các khoa học tin rằng lúc này Vệ tinh COBE đã thấy bằng chứng của những xáo trộn xảy ra cách vài trăm triệu năm sau sự Bùng Nổ Lớn làm lệch hướng đi của làn hơi tích điện. Nhưng Cobe đã không phát hiện được những xáo trộn nào.
Theo lý thuyết, những xáo trộn hay bất bình thường khiến Gió Thái dương (Solar wind, hay Plasma) đang bành trướng phải cô đọng lại và trở thành “hạt giống” của những cấu trúc vĩ đại như những đám mây khổng lồ, những chùm Thiên hà, và những khoảng trống mênh mông hiện đang là những nét chấm phá trong vũ trụ.
John Matter, người cầm đầu dự án Cobe nói rằng “Chúng tôi không thấy sự khác biệt trong lý thuyết nói về sự Bùng Nổ Lớn, nhưng chúng tôi không hiểu những cấu trúc vĩ đại trong vũ trụ vì không có bằng chứng về nguồn gốc của chúng.”
George Smoot thuộc đại học Clifornia ở Berkeley, cũng tham gia dự án nói trên, tuyên bố “Chúng ta đang tìm kiếm cái gạch nối đã mất giữa vũ trụ êm ả mới thành lập và những cấu trúc bắt đầu thành hình ngay sau khi đó”.
Vệ tinh COBE, với những ăng ten nhạy bén, đang tìm kiếm “dấu vết của những Bức xạ Quang minh đã phát ra từ lúc vũ trụ thành lập cho đến lúc những Hành tinh và Thiên hà đầu tiên được thành hình”.
Vũ trụ được cấu tạo bằng những vật gì? (35)
Theo Frijtof Capra trong cuốn “The Tao of Physics” của ông, nói rằng tất cả Nguyên tử và mọi dạng thức của Vật thể chung quanh chúng ta đều được cấu tạo bằng ba Lượng tử căn bản: Dương điện tử, Trung hòa tử, và Âm điện tử. Quang phổ. Lượng tử thứ tư không Trọng khối là một đơn vị Phát xạ Ðiện từ.
Dương điện tử, Âm điện tử, và Quang phổ là những Lượng tử bền vững, nghĩa là chúng luôn luôn tồn tại ngoại trừ trường hợp đụng độ, chúng sẽ tan rã.
Ngoài những Lượng tử nói trên, những Lượng tử khác là những Lượng tử không bền vững, và chúng sẽ tan rã nhanh chóng để trở thành những Lượng tử khác.
Việc phát hiện những Lượng tử này rất khó khăn, tốn kém và lâu dài.
Gần đây, kết quả xử dụng, hai máy Gia Tốc Hạt lớn (Particle Accelerator) khổng lồ đặt tại California và Âu châu khiến các khoa học gia đồng ý rằng vũ trụ không chứa đựng quá ba loại Vật thể Căn bản.
Việc khám phá này là do nỗ lực của Trung tâm Standford thiết bị Máy Gia Tốc Thẳng (Standford Linear Accelerator), và Phòng Thí Nghiệm Âu Châu về Vật lý Phân tử (The European Laboratory for Particle Physics).
Theo David Schram, Thiên văn gia tại đại học Chicago, vũ trụ chứa đựng nhiều Vật thể hơn là Ðối vật thể. Nếu không có đủ ba dòng họ Phân tử Căn bản, vũ trụ sẽ có hai lượng Vật thể và Ðối vật thể bằng nhau.
Vật thể và Ðối vật thể thường “tiêu diệt” lẫn nhau. Nếu vũ trụ không có đủ ba dòng họ Phân tử, :chúng ta không thể có mặt ở đây bởi vì vũ trụ sẽ tràn ngập những Bức xạ Quang minh” (Radiation).
Trái lại, nếu những viên gạch cấu tạo Vật thể lại thuộc quá ba dòng họ nói trên, vũ trụ sẽ chứa đựng nhiều khí Helium hơn là số lượng đang có.
Lý thuyết về Vật thể có tên là Mẫu chuẩn (Standard model) đã được các khoa học gia chấp thuận và áp dụng để cắt nghĩa đúng nhất đặc tính của Vật thể chưa được xác định.
Kết quả thâu lượm được qua Máy Gia Tốc đã tăng cường mạnh mẽ những lý thuyết về Vũ trụ  bành trướng sau cuộc bùng nổ dữ dội lúc ban đầu.
Từ trước đến nay, ai cũng biết có trên 200 Phân tử. Các Vật lý gia đã chia những Phân tử đó thành ba dòng họ như sau:
1.- Dòng họ thứ nhất gồm có hai Quarks: Lên (Up) và Xuống (Down); những thành phần của Dương điện tử (Proton) và Trung hòa tử (Neutron) trong lõi của hạt Nguyên tử; Âm điện tử (Electron); và một Phân tử có tên là Electron Neutrino.
Hai dòng học khác của những Phân tử căn bản đã khám phá dưới dạng những Vật thể là những Phân tử được tạo thành trong những Máy Gia Tốc Hạt Lớn có Năng lượng cao, hoặc có ở trong Tia vũ trụ (Cosmic ray).
2. Dòng họ thứ hai gồm có những Quarks Ðẹp (Charm) và Kỳ lạ (Strange), Muon, và Muon Neutrino.
3. Dòng họ thứ ba gồm Quarks Ðỉnh (Top) và Ðáy (Bottom), Phân tử Tauon và Taoun Neutrino.
Trong bài “Ðạo Phật" và việc tìm ra viên gạch cuối cùng xây dựng vũ trụ của khoa học", tôi cũng đã trình bày rằng khoa học ngày nay đã tìm được Quarks Ðỉnh  mà họ cho là một trong 12 viên gạch căn bản đã cấu tạo vũ trụ.
Tương lai của vũ trụ (36)
Cứ mỗi năm các Siêu sao (Supernova) ở trong Thiên hà bùng nổ dữ dội một lần. Kể từ khi vũ trụ được thành lập sau cuộc Bùng Nổ Lớn cách đây trên dưới 10 tỉ năm. Các Siêu sao đã bắn những Vật thể rải rác trong không gian. Những Vật thể này cô đọng thành những Thiên hà mới, những Tinh tú, và ngay cả những Hành tinh có những chúng sanh kể cả người cư ngụ trên đó.
Một toán Thiên văn Vật lý gia đang tìm kiếm trong không gian, qua hàng trăm ngàn Thiên hà xa lắc, những tín hiệu sáng rỡ do sự bùng nổ của các tinh tú gọi là Siêu sao.
Họ hy vọng trong một hai năm nữa sẽ tìm kiếm được 20 Siêu sao để tính xem vũ trụ bành trướng nhanh hay chậm, và vũ trụ sẽ tiếp tục bành trướng, hay cuối cùng chậm lại và đứng yên.
Các khoa học gia làm việc tại Phòng Thí Nghiệm Lawrence thuộc Ðại học California ở Berkely cùng với đồng nghiệp ở Anh Quốc, đang sử dụng một hệ thống máy chụp hình tối tân gắn trên viễn vọng kính cực mạnh ở La Palma, trên đảo Canary, Tây Ban Nha; để tìm kiếm bằng chứng của những Siêu sao mới thành hình.
Tháng Tư năm ngoai, máy chụp hình nhạy bén của họ, gắn vào viễn vọng kính Isaac Newton, đã bất ngờ phát giác một trái sáng rực rỡ giữa đám tinh tú mờ ảo trong một Thiên hà cách xa Trái đất 5 tỉ quang niên.
Khoảng cách của các Siêu sao quá xa với Trái đất chứng tỏ rằng những chùm tia sáng của chúng đã du hành trong vũ trụ hầu như đồng thời với việc thành lập của Trái đất và Thái dương hệ cách đây 4 tỉ rưỡi năm.
Ðặc tính của những Siêu sao này đoán chắc rằng chúng thuộc về một loại Siêu sao khác biệt, và loại này gồm có 30-40 Siêu sao ở gần Trái đất mà các Thiên gia gọi là những “Ngọn Nến Chuẩn”. Ðiều này có nghĩa là sức sáng của chúng có thể được dùng để tính khoảng cách của chúng và tốc độ thoái lui của những Thiên hà ở chung quanh vào lúc vũ trụ đang bành trướng.
Vì các Thiên văn Vật lý gia đã phát giác thêm nhiều Siêu sao những “Ngọn Nến Chuẩn” xa xôi này trong vòng một hai năm nữa, họ có thể tính được tốc độ của chúng để so sánh với những Siêu sao ở cách xa Trái đất hàng triệu quang niên.
Các khoa học gia nghĩ rằng việc tính toán này có thể xác định lần đầu tiên việc bành trướng của vũ trụ chậm đi hay tăng lên.
Vũ trụ sẽ sụp đổ? (37)
Bill Summer phản đối những giáo điều của khoa học đã được sùng tín trong 70 năm qua.
Trong một bài đăng trong báo Thiên Văn Vật lý số ra tháng 7 (năm 1994?) của Hội Thiên Văn Hoa Kỳ, Summer luận cứ rằng các nhà Vũ trục học đều sai lầm hết; Vũ trụ đang sụp đổ chứ không phải đang bành trướng.
Summer 51 tuổi, lãnh bằng Tiến sĩ về Vật lý Hạt nhân vào năm 1970 tại đại học Washington. Ông tuyên bố “Luật Tương đối của Einstein (Einstein General Relative Theory) không hoàn toàn đúng bởi vì tốc độ ánh sáng không cố định, và vũ trụ đang sụp đổ”.
Phản ứng trước lý thuyết của Summer, các khoa học gia tại đại học Washington chia làm hai phe: Một phe thận trọng và nghi ngờ, và một phe nói thẳng rằng Summer đã sai lầm”.
James Bardeen, Vật lý gia tại đại học Washington nói rằng năm 1960, Summer đã thất bại trong việc trình bày bằng chứng về Ðiện lượng của một nguyên tử tiến hóa theo thời gian.
Trong một bài đăng trong số báo mùa hè, Summer đã giải 50 Ðẳng thức Toán học, và kết luận đột ngột rằng vũ trụ đang sụp đổ. Ông luận cứ ràng các Hạt nguyên tử, khi tiến hóa theo thời gian cũng bành trướng và co rút như vũ trụ; và làm như vậy chúng đã thay đổi điện lực của chúng. Ông cho rằng Ðộ dài sóng của các Nguyên tử được các dụng cụ trong phòng thí nghiệm ghi nhận đã phát triển gấp hai lần và nhanh bằng độ dài sóng của các Tinh hà xa xôi. Sự kiện này làm cho các Thiên văn gia có cảm tưởng rằng các Thiên hà đang rời xa chúng ta trong khi chúng đang chạy gần với chúng ta.
“Sự Co Rút Lớn” của Vũ trụ (The Big Crunch) sẽ xảy ra trong vòng 4 tỉ năm nữa.
Ðiều này đi ngược với những lý thuyết về Thiên văn và Vũ trụ học đã được công nhận trong 70 năm qua.
Cấu tạo Vũ trụ theo nhãn quan nhà Phật
Ðọc những trang trên, quí vị thấy khoa học có cái điểm son là đã cố gắng không ngừng trong việc điều tra, nghiên cứu, tìm tòi, và đã thâu lượm được khá nhiều kết quả tốt đẹp cho nhân loại.
Họ luôn luôn suy tư vũ trụ được thành lập từ bao giờ? Và vũ trụ được cấu tạo bằng những gì? Vạn vật trong vũ trụ từ những cái cực tiểu như vi khuẩn cho đến những cái cực đại như sơn hà, dại địa do những gì tạo thành?
Ðáp số Thượng đế đã tạo dựng nên vũ trụ và muôn loài thật giản dị đã làm yên lòng những ai tin có Thượng Ðế. Bà La Môn giáo (tức Ấn Ðộ giáo) tin rằng Vua Trời Phạm Thiên là đấng tạo dựng nên muôn loài. Ðọc kinh Phật thấy Vua Trời Phạm Thiên ở cõi Sắc, vẫn còn ở trong Tam giới, nghĩa là vẫn chưa thoát khỏi sinh tử luân hồi thì làm sao tạo dựng nên muôn loài được?
Các khoa học gia lớn như Pasteur, Newton và Einstein v.v... tuy tin tưởng tuyệt đối ở Thượng đế, vẫn tiếp tục tìm hiểu những bí mật của Thượng đế.
Phật đã bác bỏ thuyết Nhất Nguyên Thần Hóa, nghĩa là không tin Thượng đế đã tạo dựng nên muôn loài. Vì vậy, đạo Phật bị ngộ nhận là vô thần. Sự thật, đọc kinh Phật nhất là những kinh Ðại thừa ta thấy đạo Phật rất “đa thần” mà cũng rất “vô thần”.
Trong những pháp hội mà Phật giảng kinh có đủ tám bộ chúng: Trời, Rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, Khẩn na la, A tu la, Ca lâu la, Ma hầu la già; cùng chư Thần như Thần Núi, Thần Sông, Thần Bể, Thần Cây, Thần Gió v.v... đều vân tập đến nghe pháp và để hầu cận Ngài.
Ðạo Phật cũng rất “vô thần” bởi vì đức Phật luôn luôn nhắc nhở các Phật tử hãy đốt đuốc tự soi đường mà đi, “Truyền đăng tục diệm”, nghĩa là phải tự tu, tự chứng vì không ai tu dùm cho mình được. Trường hợp Tôn giả A Nan ỷ mình là em Phật nên yên trí sẽ thành Phật dễ dàng. Nào ngờ, sau mấy chục năm trời chỉ mới đắc quả một Thanh Văn mà thôi! Tự tu, tự chứng cũng như việc mình uống nước thì tự biết nước nóng hay lạnh.
Phật cũng đã dạy người Phật tử không được ỷ lại vào một đấng Thần Linh nào để ban phước, giáng họa, hay giải thoát cho mình. Nếu không hiểu được những lời Phật dạy thì có nhiều ngộ nhận.
Kinh dạy rằng “Nguyện hiểu nghĩa chân thật của Phật". Nếu chỉ coi vài cuốn kinh và biết sơ qua về đạo Phật mà đã dám phê bình nọ kia thì thật là “võ đoán”.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật đã quở những hạng người nói trên như sau:
“Nguyên lai cái thể tánh của Tạng Như Lai cực diệu, cực minh, tức là đạo Vô thượng, không thể suy nghĩ, và cũng là Chánh tri kiến, không thể nào bàn đặng; như thế tại sao chúng sanh trong ba cõi lại lấy cái tâm sở tri phàm tiểu của mình mà suy lường cái đạo Vô thượng Bồ đề của Phật ...”
Rồi vì lòng từ bi, Ngài lại dạy “Chúng sanh như thế thật đáng thương xót!”
Sau việc khám phá ra Nguyên tử và những hạt Vi Phân Tiềm Nguyên Tử, rồi đến những hạt tử quá nhỏ nhiệm như Neutrino, Quark, Baryon, Meson, Hadron, Hyperon v.v... các khoa học gia rất phấn khởi vì tin rằng họ đã gần xé toang cái màn bí ẩn của vũ trụ để phanh phui ra những bí mật, những then chốt cấu tạo vũ trụ vạn vật này.
Trong mấy thập niên qua, các quốc gia trên thế giới đã chi tiêu hàng tỉ Mỹ kim để các khoa học gia của họ lao đầu vào địa hạt cực vi vì họ tin rằng cực vi là những viên gạch đã cấu tạo thế giới.
Nhưng khốn nỗi, càng đi sâu vào cái lâu đài vọng tưởng của Cực vi (Hạt ảo), họ càng thấy thất vọng vì những viên gạch căn bản này không phải là Vật, mà chỉ là những ảo ảnh, những bóng ma “những làn gió nhẹ thoảng qua”.
“Theo thuyết lượng tử thì thật ra không có hạt cơ bản. Các hạt Quark, Lepton, Gluon chỉ được các nhà Vật lý học sử dụng để diễn tả các bình diện của vật chất tương ứng với bốn lực cơ bản hiện nay, biết rằng đa số các hạt đều có phần hạt (antiparticle)” *
Việt Nam Siêu Cách Mệnh, Mạc Ngọc Pha.
Hồi còn nhỏ, tôi có một cái lăng kính. Nhìn vào và lắc nhẹ thì thấy đủ các loài hoa, đủ màu sắc, và vô cùng đẹp đẽ. Sau này, tôi mới biết các bậc cổ đức gọi là “Vạn hoa kính”. Nó cũng là một lâu đài huyền thoại vói sự biến hiện của muôn vẻ, muôn màu. Nó chẳng khác gì “Khuôn mẫu Toàn ký” của Ken Weiber và “Vũ trụ Như Huyễn” của Michael Talbot.
Qua sự khám phá mới này, một số khoa học gia khẳng định rằng những sum la vạn tượng trong thế giới của chúng ta chẳng khác gì cái vẻ muôn màu, muôn sắc của “Vạn hoa kính”. Thấy được, nhưng không nắm bắt được.
Trong các kinh Ðại thừa, kinh Lăng Nghiêm, Ðịa Tạng, và nhất là Hoa Nghiêm, đã nói rất nhiều quang minh; và cho rằng quang minh thường xoay vần theo hình trôn ốc, và khi quay chậm lại tạo thành sơn hà, đại địa, và chúng sinh.
Cách đây trên 25 thế kỷ, trong những trang kinh xưa, Phật đã nói rõ về việc cấu tạo vũ trụ bằng quang minh. Bây giờ khoa học mới tìm hiểu về quang minh, về sự hình thành của vũ trụ bằng quang minh như Phật đã dạy.
Trong trang đầu của bài này tôi đã tường trình lý thuyết của các khoa học gia nói về nguồn gốc của vũ trụ. Nay xin tóm lược những đoạn chính như sau:
Những xáo trộn bất bình thường khiến cho gió Thái dương đang bành trướng bị cô đọng lại, và trở thành hạt giống của những cấu trúc vĩ đại, tức là những đám mây khổng lồ, những giải Thiên hà rộng lớn, mênh mông”.
Gió Thái dương đây là Phong luân, và hạt giống ở đây là Tâm điểm của những cấu trú mới cô đọng thành Sắc tướng trong vũ trụ.
Trong bản tường trình về vệ tinh thám sát COBE, các khoa học gia đã viết như sau “Vệ tinh COBE đang tìm kiếm ‘dấu vết’ của những quang minh đã phát ra từ lúc vũ trụ bành trướng cho đến lúc những Hành tinh và Thiên hà đầu tiên được thành lập”.
Thật rõ ràng, quang minh đã tạo dựng nên sơn hà, đại địa như Bồ Tát Văn Thù đã nói trong kinh Lăng Nghiêm:
Tưởng chừng thành quốc độ
‘Hay biết’ là chúng sanh
Trong kinh Ðịa Tạng, Phẩm “Ðức Phật Phóng Quang tuyên Cáo”, trang 151-152 kể “Lúc đó từ trên đảnh môn đức Thế Tôn phóng ra cả trăm nghìn muôn ức tia sáng lớn như là: Tia sáng sắc trắng, tia sáng sắc ngọc, tia sáng sắc tía, tia sáng sắc xanh, tia sáng sắc hồng ...”
Những tia sáng này dần dần cuộn tròn hình trôn ốc và tạo thành hình đám mây, hình vòng tròn, hình mặt trời, hình mặt trăng ... Xin đọc tiếp “Tia sáng mây lành, tia sáng nghìn vòng tròn, tia sáng vầng mặt trời, tia sáng vầng mặt trăng, tia sáng tướng cung điện, tia sáng tướng mây biển ...”
Việc phóng quang này tương tự như việc các Không luân, Kim luân, Thủy luân và Hỏa luân quay hình trôn ốc, và tạo thành sơn hà, đại địa cùng muôn loài.
Trong bài “Nguồn gốc và Cấu tạo Vũ trụ”, tôi đã thuật lại những báo cáo của các khoa học gia ngày nay nói về sự hình thành của vũ trụ và Thái dương hệ như sau:
Công cuộc khám phá gần đây cho biết rằng có Bức xạ (Radiationkhông đồng đều cho nên sự Bùng Nổ Lớn của Vũ trụ (The Big Bangnày đã tạo nên một khối lượng Ba động Quang minh, và khối lượng này đã giúp những Vật thể lớn thành hình”.
Báo cáo sau đây lại giải thích bạch hơn về những Ba động quang minh:
Các khoa học gia loan báo đã tìm thấy những Ba động quang minh trong vũ trụ, và những Ba động này đã giải thích việc thành lập của không gian, thời gian, Tinh tú, Thiên hà và Hành tinh".
Những dòng sau đây chứng tỏ thuyết về quang minh tạo dựng vũ trụ là đúng:
Một số Vật thể trước kia cô đọng, đã bành trướng và tạo nên những Ba động quang minh trong khi những Vật thể cô đọng khác cũng nổ bùng ra dọc theo những Vật thể mỏng manh hơn. Trong những Ba động quang minh, những Vật thể tụ hội với nhau, và những kết tụ này tạo nên Tinh tú, Hành tinh, và Trái đất".
Báo cáo sau đây lại khẳng định một lần nữa thuyết về quang minh của nhà Phật:
“Nhờ một vệ tinh được chế tạo đặc biệt, các khoa học gia đã nghiên cứu việc Bức xạ và phát giác những Vi sóng quang minh. Về căn bản, việc phát giác những Vi sóng quang minh này chứng tỏ lý thuyết về Vũ trục bùng nổ rất đúng bởi vì những Ba động lớn hơn có thể hình thành những Hệ thống Mặt trời và Hành tinh trong khi hấp lực kéo các Vật thể kết tụ với nhau.
Thật rõ ràng và không ai chối cãi được rằng những khám phá của khoa học ngày nay đã phù hợp với những trang kinh xưa nói về nguồn gốc và sự hình thành của vũ trụ.
Như vậy, không tin ở thuyết Nhất Nguyên Thần Hóa, nghĩa là không tin có một đấng tạo dựng nên vũ trụ vạn vật, thì đạo Phật có phải là “vô thần” không?
Câu trả lời là Không vì đạo Phật là một đạo khoa học. Chính khoa học tìm đến đạo Phật chứ đạo Phật không tìm đến khoa học. Những gì Phật dạy cách đây trên 25 thế kỷ bây giờ khoa học mới bắt đầu khám phá ra.
Sự hình thành của Vũ trụ theo Câu Xá Luận
Theo Câu Xá Luận (bản dịch của Hòa thượng Thích Ðức Niệm, bài Thế Giới Hình Thành và Biến Hoại, trang 100-103) nói rằng tất cả vạn vật trong vũ trụ đều phải kinh qua bốn giai đoạn: Sinh, Trụ, Dị, Diệt hoặc Thành, Trụ, Hoại, Không.
Ở giai đoạn Sinh, con người ta phải sống trong nhiều kiếp như Giới Tử Kiếp, Bàn Thạch Kiếp, Nhơn Thọ Kiếp v.v... Giới Tử Kiếp lại còn chia thành Ðại kiếp, Trung kiếp và Tiểu kiếp.
Ở kiếp Thành, nghiệp lực của chúng sanh hữu tình cùng sự vận chuyển của bốn Phong luân mà thế giới hình thành. Bốn phong luân đó là: Không luân, Phong luân, Thủy luân, và Kim luân.
Không luân là một trong bốn Luân nói trên. Phong luân nằm trên Không luân tức là bầu khí quyển chuyển động vô tận. Chính Phong luân tác dụng hình thành sơn hà, đại địa. Thủy luân nằm trên Phong luân. Thủy luân giao động không ngừng tạo thành lớp vàng chắc cứng trên mặt gọi là Kim luân.
Kim luân là chất cứng như kim cương nằm trên Thủy luân.
Cuối cùng là chín lớp núi và tám lớp bể (cửu sơn bát hải) bao bọc chung quanh núi Tu Di được thành lập. Núi Tu Di được bao bọc bởi bảy núi Kim sơn và Thiết vi, gọi là chín lớp núi. Khoảng không cách giữa chín lớp núi là tám biển gọi là bát hải.
Nói tóm lại, theo quan niệm của nhà Phật, vũ trụ được hình thành do bốn luân: Không luân, Phong luân, Thủy luân, và Kim luân chuyển động xoay vần theo hình trôn ốc.
Sự hình thành của Vũ trụ theo kinh Lăng Nghiêm (trang 248-255)
Ðể trả lời cho ông Phú Lâu Na hỏi Phật tại sao bỗng nhiên lại sinh ra sông, núi, đất liền, và vạn vật?
Phật dạy rằng do nghiệp lực của vô minh khi động tạo thành sơn hà đại địa; khi tịnh thì tạo thành Hư không. Vạn vật tuy nhiều, nhưng xét lại đều do vọng niệm mà sanh ra cả. Trong một vọng khởi thì thành ra thế giới, và trong một niệm tối tăm thành ra hư không. Vì vầy, một niệm vọng minh là Tổ của loài hữu tình và vô tình.
Do cái tối của ngoan không và cái sáng của vọng minh mà tâm trở nên giao động. Vì giao động ấy mà sinh ra Gió nên có Phong luân cầm giữ thế giới.
Vì ngoan không mờ tối và tâm giao động nảy sinh ra vọng giác cố chấp. Vì cố chấp ấy mới cảm thành ra chất cứng như đất, đá, vàng ... cho nên Phong luân lại có Kim luân bảo trì quốc độ.
Ðã có vàng, có lửa phải có Nước nên mới có Thủy luân ở khắp mười phương thế giới.
Vô minh nghiệp thức đã sinh ra đất, nước, gió, lửa. Suy theo bốn chỗ ở: Núi, biển, rừng, đất thì công tích của đất, nước, gió, lửa càng rõ ràng hơn. Lửa xông lên, nước giáng xuống tạo thành thế giới. Chỗ ướt và thấp xuống làm biển lớn, đó là chỗ của chúng sanh dưới nước. Còn chỗ khô cao hơn thì làm đồi, làm cồn; đó là chỗ ở của chúng sanh trên quả địa cầu. Còn đất thua nước cho nên đất bị nước rút thành cỏ, cây trong rừng. Bởi rừng do nước và đất tạo ra, nên cây rừng ép ra nước, mà đốt thành đất.
Tóm lại, mấy thứ đó do nơi vọng tâm gia cảm phát sinh, lần lần thay đổi nhau thành các nòi giống.
Vì nhân duyên ấy nên thế giới có kiếp Thành, Trụ, Hoại, Không; bốn kiếp do xoay vần, cứ nối nhau hoài, không dứt.
Thế giới hình thành do sưu tầm của cụ Nghiêm Xuân Hồng
“Từ xưa, kinh Phật đã nói đến những đại Phong luân do nghiệp lực khởi lên. Những cơn đại Phong luân nổi lên theo hình trôn ốc (spiral), lần lần phát hiện những Thủy luân, Hoả luân, Ðịa luân ... kết lập lần lần thành thế giới ...”
Lối chuyển động theo lộ trình vòng trôn ốc đó chi phối các hành tinh cùng tinh tú trên thinh không.
Khoa học từ thời Newton, đã phải công nhận cách thức xoay vần như vậy của các hành tinh và tinh tú ... Ngày nay, phi thuyền của Mỹ bay đi thăm dò Hành tinh Saturn (Thổ tinh) hay Neptune (Diêm Vương tinh) gì đó, đã chụp được hình của những vòng đai khí quyển (anneaux) bao quanh hành tinh. Ðó chỉ là dấu vết còn lại của những cơn đại Phong luân xưa kia nổi lên và tạo nên hành tinh ấy”.*
Lăng Kính Ðại thừa, trang 164, cụ Nghiêm Xuân Hồng.
Trong cuốn “The Tao of Physics”, Fritjof Capra nói rằng theo huyền nhiệm của Ðông phương. Vũ trụ là một màng lưới sống động, năng động, di động, và thay đổi không ngừng. Khoa vật lý hiện đại cũng quan niệm rằng Vũ trụ là một màng lưới liên kết mọi vật và rất năng động (trang178) kinh Phật gọi Vũ trụ là Màn lưới Báu, Lưới Ðế Châu, hay Màn Thiên la Võng).
Tính năng động của vũ trụ không những được thấy ở tầm mức Nguyên tử và những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử mà còn thấy ở những mức độ lớn như những Thiên thể và Tinh tú; Những đám mây khinh khí và hơi khí quay tròn và xoắn lại tạo thành những Tinh tú và gây nên những đám lửa khổng lồ trên không trung. Ðến đây, những đám mây này cứ tiếp tục quay tròntrong khi những đám mây khác phóng ra những Vật thể trong không gian thành những hình Trôn ốc, rồi những hình đó cô đọng thành những Hành tinh quay chung quanh các Tinh tú.

Những Chòm tinh tú quay tròn, cô đọng, bành trướng, và bùng nổ để tạo thành những Thiên thể cùng những Thiên thể khác hình Dĩa đẹp, hình cầu, hay hình xoắn (spiral). Tất cả đều quay tròn chứ không đứng im.
Giải Ngân hà của chúng ta, với cái Dĩa Khổng lồ tập trung vô vàn Tinh tú, cũng quay tròn trong không gian như mộ bánh xe khổng lồ khiến các Tinh tú, kể cả Mặt trời, và chín Hành tinh quay chung quanh tâm điểm của nó (trang181).
Vũ trụ chỉ là một quan niệm
Trong cuốn “Ðạo Phật và Ðời Sống Hiện Ðại” (Budhism and Present Life), Tiến sĩ K. Sri Dhammananda đã viết về Nguyên tử như sau:
“Sau khi nghiên cứu tận tường, những quan niệm về Nguyên tử của thế giới đã hoàn toàn thay đổi. Chẳng có Vật gì cả như trước đây người ta cho là có bởi vì Vật chất chỉ là Năng lượng. Rồi quan niệm về Năng lượng dần dần biến đi khiến các khoa học gia không biết gọi Nguyên tử là gì? Bây giờ họ đi đến kết luận là Nguyên tử chỉ là một quan niệm; và nói rộng ra, cả thế giới này cũng chỉ là một quan niệm. Càng đi sâu vào việc nghiên cứu cấu tạo của Nguyên tử, các khoa học gia càng tin rằng kết luận nói trên rất đúng.
Trong Phật giáo, lý thuyết trên đã được trình bày từ mười sáu thế kỷ qua. Vào thế kỷ thứ tư sau Công Nguyên, Ngài Vô Trước (Asanga) - một triết gia Phật Giáo đã triển khai lý thuyết gọi là Duy Thức Học, căn cứ theo tài liệu kinh điển Nguyên thủy cho rằng thế giới chỉ là một khái niệm, một tư tưởng, một ý kiến. Ðể bênh vực lý thuyết này, Ngài Vô Trước đã định nghĩa Nguyên tử, và định nghĩa của Ngài từ mười sáu thế đã qua vẫn còn giá trị đến ngày nay.
Nguyên tử (Paranamu) được hiểu như không có Thực thể (Nissarira). Nhưng các nhà thông thái lại xác định bản chất của Nguyên tử qua việc phân tách Trọng khối của Vật thể. Tất nhiên Ngài Vô Trước không chú ý đến khoa Vật lý, Ngài chỉ nói về Siêu hình và Triết học. Ðiều quan tâm của Ngài là bày tỏ rằng thế giới mà mọi người cho là Vật chất thực ra không có thật mà chỉ là một khái niệm.
Theo Albert Einstein, “khi được phân tích đến cùng, vũ trụ chẳng còn được gọi là Vật chất mà chỉ là những âm ba rung chuyển, hay những làn sóng”.
Gần đây, quan niệm của Ngài Vô Trước đã được triển khai trong cuốn “Khuôn Mẫu Toàn Ký” (The Holographic Paradigm) của Ken Weiber, và cuốn “Pháp Giới Như Huyễn” (The Holographic Universe) của Michael Talbert. Cả hai đều cho rằng vũ trụ vạn vật đều là như huyễn.
Cũng như Ngài Vô Trước đã nói, Albert Einstein cho rằng Vật chất chỉ là Năng lượng mà công thức E = MC lũy thừa 2 của ông đã đưa đến một cuộc chiến tranh Nguyên tử khiến ông ân hận suốt đời.
Là người hiểu rõ bộ mặt thật của các Lượng tử (Hạt ảo) nên ông đã quan niệm rằng chúng chỉ là những âm ba rung động, hay những làn sóng.
Bộ mặt thật của những Hạt ảo này đã được John Ellis trong thyết STT khám phá và định nghĩa như sau:
“Trước đây, những hạt cơ bản tức là những điểm cực nhỏ không tạo thành được cấu trúc, thật ra chỉ là những bụng sóngvi tế như của cây đàn đang rung, di chuyển trong không trung .. Ta biết rằng khi ta gẫy một dây đàn thì nó sẽ rung theo những tần số khác nhau. Vậy ta có thể hình dung các loại hạt cơ bản trên dây tương ứng với các bụng sóng khác nhau của dây đàn đã rung được truyền đi, giống  với các “nốt nhạc” khác nhau cùng được gẫy trên một dây đàn ...”
Trước đây, với cơ học lượng tử, hạt được quan niệm là một điểm thì khi chuyển động trong không gian, nó vạch thành đường thẳng mà ta có thể gọi là “đường trời” (World line). Ðến nay thuyết STT, hạt được giải thích là bụng sóng, thì ta có thể tưởng tượng đường đi của nó tựa như cái đơm (lasso) chập chờn trong không gian mà ta gọi là giãi “buồm trời” (World sheet) ...*
Việt Nam Siêu Cách Mệnh của cụ Mạc Ngọc Pha.
Theo thuyết STT, Hạt chuyển động trong không gian tạo thành những đường trời tức là những tia quang minh tạo nên thân căn của vạn hữu. Ðường đi của nó như cái “đơm” chập chờn trong không gian mà ta gọi là “buồm trời”, tức là cái Màn Thiên La Võng (hay Lưới Ðế Châu) bao la củ vũ trụ pháp giới.
Tóm lại, tất cả những thuyết lớn về nguồn gốc của vũ trụ vạn vật như Chân Không Sinh Diệt (Vacuum Polarization) của P.A.M. Dira, Nguyên lượng Cơ học của Albert Einstein và Max Planck, Khuôn Mẫu Toàn Ký  của Ken Weiber, Pháp Giới Như Huyễn của Michael Talbot, thuyết về Quark của Murray Gell-Mann, và Ðạo của Khoa Vật lý (The Tao of Physics) của Fritjof Capra ... đều bắt nguồn từ quan niệm vể vũ trụ vạn vật của Ngài Vô Trước cách đây mười sáu thế kỷ.
Như vậy quí vị có đồng ý với tôi rằng đạo Phật là đạo Siêu Khoa học hay không?
 
ÐI TÌM CHA MẸ ÐẦU TIÊN (Nguồn gốc loài người) 
Stephen Hawking đặt ra câu hỏi sau đây “Con gà có trước hay quả trứng có trước?” Có người trả lời con gà có trước vì nó đẻ ra quả trứng. Nhưng có người lại nói quả trứng có trước vì nó nở ra con gà. Vậy thì ai đúng?
Cũng vậy, có người nói cha mẹ sinh ra ta, ông bà sinh ra cha mẹ, ông cố bà cố sinh ra ông bà ta, ông kít bà kít sinh ra ông cố bà cố ta v.v... và, cứ đi ngược mãi thời gian. Nếu đến một thời điểm nào đó trong quá khứ, chúng ta có thể truy cứu, hay tìm kiếm được cha mẹ đầu tiên của chúng ta không?
Xin nhớ rằng thời gian được tượng trưng bằng cái Vếc tơ, đi từ - ... đến + ..., nghĩa là vô thỉ chung, hay không có bắt đầu mà cũng không có chấm dứt.
Trong mấy thế kỷ qua, các khoa học gia đã luôn luôn suy tư để tìm hiểu nguồn gốc của vũ trụ, nguồn gốc của Thái dương hệ, nguồn gốc của đại dương, nguồn gốc của các sinh vật, nhất là nguồn gốc của loài người.
Xin quí vị xem những bài sau nói rõ những cố gắng đáng khen  của các khoa học gia nhất là của các nhà Nhân chủng học và Sinh vật học trong nhiệm vụ khó khăn (mission impossible) này.
Hai ngành huyết thống nhân loại (38)
Khi khảo cứu về Nhân loại Tiến hóa và Huyết thống Nhân loại, các nhà Nhân chủng học nói rằng cách đây ba triệu năm, Chủng loại Australopithecus Afarensis đầu tiên của nhân loại đã chia thành hai ngành như sau:
Ngành thứ nhất là Chủng loại Australopithecus Afarensis, gồm có những chủng loại thuộc Chủng loại Australopithecus Genus, và ngành thứ hai gồm có những chủng loại thuộc Chủng loại Homo Genus.
A. Chủng loại Australopithecus Afarensis. Là Chủng loại Lucy, đi thẳng, sống cách đây bốn triệu năm, và sống trong gia đình. Một bộ xương đàn bà tên khoa học là Lucy đã tìm thấy cùng với một xương sọ ở Hadar, Phi Châu. Chủng loại này chia thành những chủng loại thuộc Chủng loại Australopithecus Genus như:
1. Chủng loại Australopithecus Africanus. Ðã sống cách đây ba triệu năm.
2. Chủng loại Australopithecus Ethiopicus. Ðã sống cách đây ba triệu năm.
3. Chủng loại Australopithecus Boisei. Sống cách đây 2-3 triệu năm.
4. Chủng loại Australopithecus Robustus. Sống cách đây 1-2 triệu năm.
B. Ngành thứ hai gồm có:
1. Chủng loại Homo Rudolfensis.
2. Chủng loại Homo Habilis. Là chủng loại thông minh, biết chế tạo đồ đùng, và sống cách đây 2-3 triệu năm.
3. Chủng loại Homo Erectus. Chủng loại đi thẳng, sống cách đây 1-2 triệu năm, là chủng loại đầu tiên rời Phi Châu và di cư sang Cổ Thế Giới, Trung Quốc, và Ðông Nam Á Châu.
4. Chủng loại Homo Sapiens. Chủng loại Neanderthal, là chủng loại hiện đại đã sống cách đây 130,000 năm. Xương hóa thạch được khám phá năm 1868 ở Cro-Mag-non, Pháp Quốc.
Gần đây, cách nhà Nhân chủng học đã khám phá Australopithecus Ramidus, gốc rễ của loài khỉ ở miền Nam, là chủng loại cổ nhất và là cái gạch nối giữa loài người và loài khỉ. Chủng loại này đã sống cách đây năm triệu năm.
Chủng loại Homo Erectus
Tôi xin nói qua về Chủng loại Homo Erectus, chủng loại đi thẳng, là thủy tổ của Chủng loại Homo Sapiens. Ðây là chủng loại đầu tiên biết đi thẳng, sống trong gia đình, và thường hay quây quần chung quanh những đám lửa trại. Họ là giống người đầu tiên biết nói, may quần áo, dựng lều, làm quen với giá lạnh, săn bắn, và biết dùng lửa để nấu chín thức ăn.
Họ cao đến 5 feet rưỡi, xương nặng và đầy, bắp thịt to để di chuyển những lóng xương nặng đó. Từ cổ trở lên, chủng loại này trông hãy còn dã man. Xương sọ và óc chỉ lớn từ 750 đến 1,400 phân khối. Họ biết sống đời sống trong gia đình có tổ chức như trong khi người chồng đi săn bắn, người vợ và các con ở nhà đi lượm củi, hái rau, hái quả, và kiếm thêm thực phẩm.
Trên con đường đi thực, Chủng loại Homo Erectus đã di cư từ đảo Java sang Trung Quốc, từ Bắc Phi sang Âu Châu, đi qua Thổ, và vào Hung Gia Lợi. Họ bành trướng sang Âu Châu cách đây khoảng một triệu năm, và sang Trung Quốc cách đây khoảng 750,000 năm.
Giống người Neanderthal
Tôi xin nói sơ lược về giống người này. Họ thuộc Chủng loại Homo Genus (Chủng loại thông minh), hay Homo Sapiens (Chủng loại hiện đại) mà các khoa học gia cho rằng là thủy tổ gần nhất của loài người.
Neanderthal là giống người vào Thời kỳ Ðồ đá (Stone age), thường ngồi xổm, mặc áo da thú, và sống trong những hang động.
So về tầm vóc, Chủng loại Homo Sapiens không khác với loài người bao nhiêu. Họ cao độ 5 feet rưỡi, có bộ óc lớn như bộ óc người, vai rộng, mình tròn, và lực lưỡng. Họ sống ở Âu Châu và vùng Ðịa Trung Hải cách đây từ 40,000 đến 100,000 năm. Họ biết vẽ mẫu, may quần quần áo, chế tạo đồ dùng, và thường săn gấu.
Bà tổ của Nhân loại (41)
Vào khoảng năm 1980, các nhà Nhân chủng học đã đưa ra giả thuyết cho rằng chúng ta có thể truy cứu được bà Mẹ Di tử (Generic Mother) của chúng ta đã sống ở Phi Châu cách đây 150,000 đến 200,000 năm.
Bà Mẹ Di tử này có tên là Bà Eva, tức là những yếu tố của những Phân tử Di truyền do phòng Thí Nghiệm ở Beckerley thâu lượm.
Theo giả thuyết về Nhà máy Vi ti Phát sinh Năng lượng (Human mitochondria, gọi tắt là Vi Năng tử); chất liệu di truyền của chúng ta là những chuỗi dây Di tử (Genes) chứa đựng một chất hóa học tên là Deoxyribonuclei acid (DNA). Những Vi Năng tử là những cấu trúc rất nhỏ nhiệm, chuyên cung cấp điện từ cho những Tế bào, và dung chứa một loại DNA đặc biệt có tên là Vi Năng tử DNA, hay mtDNA
Những Vi Năng tử DNA có những đặc tính như sau: (1) Là những đơn vị nhỏ nhiệm phát sinh Năng lượng. (2) Chúng hiện diện riêng biệt trong Nhân của Tế bào và có những Vi Năng tử mtDNA riêng biệt. (3) Chúng tiến hoá rất nhanh chóng và độc lập. (4) Hầu hết những Vi Năng tử mtDNA này đều được các bà mẹ tiếp tế cho những bào thai cùng tăng trưởng với chúng, và chúng được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng do các bà mẹ.
Năm 1980, Allan Wilson, Rebecca Cann, và Mark Stoneking đã trình bày Sơ đồ về sự Liên hệ giữa các Vi Năng tử DNA để chứng minh rằng những Tổ tiên của loài người hiện đại đã đều sống ở Phi Châu, Á Châu, Úc Châu, Tân Ghi Nê, và Âu Châu. Họ cũng nêu lên một giả thuyết cho rằng bà Cố Tổ, hay bà  mẹ Di tử của chúng ta là một người đàn bà Phi Châu đã sống cách đây 200,000 năm. Họ cho rằng nguồn gốc của loài người ở Lục Ðịa Phi Châu, và giả thuyết rằng bà Eva là thủy tổ duy nhất của chủng loại Homo Sapiens là chủng loại đã tiến hóa cách đây 130,000 năm.
Giả thuyết này được một số Nhân chủng gia tán thành như sau “Việc biến đổi những hình thức cổ xưa của chủng loại Homo Sapiens thành những hình thức hiện đại đã xảy ra ở Phi Châu cách đây từ 100,000 đến 140,000 năm. Tất cả nhân loại ngày này đều là con cháu của các dân tộc Phi Châu.
Tuy nhiên, giả thuyết về bà Mẹ Phi Châu đã bị một số Nhân chủng gia và Khoa học gia phản đối. Họ cho rằng người đàn bà đã di truyền những Vi Năng tử mtDNA cho chúng ta chỉ là một trong những số dân tộc của nhân loại chứ không phải là một bà mẹ độc nhất.
Những chuyên viên ở UCI nói rằng bà ta chỉ là một trong những Phân tử (Molecules).
Người chống đối mạnh mẽ nhất là Khoa học gia Ayala khi ông cho rằng bà Eva Phi Châu đã gây nên sự hiểu lầm giữa khoa Huyết thống Di tử (Gene genealogy) và khoa Huyết thống Cá nhân (Individual genealogy). Thủy tổ của những Vi Năng tử mtDNA, hay giả thuyết về bà Mẹ Phi Châu không thể được coi như là thủy tổ của tất cả các dây DNA của nhân loại. Ông đã lấy ngay huyết thống của chính dòng học ông để chứng minh điều này. Cũng theo ông, Di tử được truyền thừa từ nhiều tổ tiên chứ không phải từ một hay một số ít tổ tiên.
Ngoài ra, giáo sư về Di tử, ông Luigi Luca, người đã nghiên cứu Di tử (Gene) trong mười năm, cũng cho rằng bà Mẹ Phi Châu không phải là bà Tổ duy nhất của nhân loại.
Ông Tổ của Nhân loại (42)
Việc nghiên cứu nguồn gốc của loài người cho biết Ông Tổ đầu tiên của loài người cho biết Ông Tổ đầu tiên của chúng ta đã có mặt trước đây 270,000 năm. Ðó cũng là thời kỳ xuất hiện của “Bà Eva Phi Châu”.
Robert L. Dorit thuộc đại học Yale nói rằng việc sưu tầm gần đây cho biết đời sống con người trên Trái đất đều giống nhau về mặt Di tử . Ông nói “Ngoại trừ những điều khác thường, chúng ta đều giống nhau hết. Ðối với Trái đất, nhân loại chỉ là những đứa trẻ mới sinh. Chúng a ồn ào, nhưng rất mới”.
Dorit và đồng nghiệp tìm kiếm người Cha đầu tiên của chúng ta bằng cách nghiên cúu sự hoán chuyển của Di tử (Gene mutation) trong những đoạn đặc biệt của dây Nhiễm sắc Y (Chromosome Y) là những dây được di truyền từ cha đến con.
Dây Nhiễm sắc được chọn đã hoán chuyển với một tỉ lệ có sẵn cách dây hàng ngàn thế hệ.
Bằng cách do việc hoán chuyển trong cơ thể một số đàn ông đại diện, Dorit nói có thể tính ngược thời gian đến một điểm mà tất cả nhân loại đều có chung mộtg Ông Tổ.
Ông tiếp “Nếu có người hỏi cái ngày xa xôi mà chúng ta có một Tổ tiên chung là ngày nào? Tôi trả lời ngày đó cách đây 270,000 năm”.
Khi phân tích Di tử của 38 người đại diện cho một số chủng tộc trên thế giới, chúng tôi thấy rằng những người được trắc nghiệm đều có những đoạn dây Nhiễm sắc Y cùng một mẫu mực. Ðiều này cho biết rằng mẫu mực này đã không xuất hiện lâu dài để hoàn tất việc hoán chuyển của Di tử.
Như thế có nghĩa là chúng ta hãy còn là những chủng loại rất trẻ. Các chủng loại khác như rùa và cá sấu đã sống cách đây hàng triệu năm.
Bởi vì nhân loại còn quá trẻ nên các loại Di tử không đủ thời gian để phát triển.
Việc khám phá của Dorit phù hợp với việc tìm kiếm Bà Tổ của chúng ta vào năm 1991 khi các khoa học gia nghiên cứu việc Hoán chuyển của Di tử.
Việc này cho biết Bà Tổ đầu tiên của chúng ta đã sống ở Phi Châu cách đây 200,000 năm.
Mike Hammer, chuyên viên về Di tử nói ông đồng ý với Dorit rằng nhân loại còn rất trẻ, nhưng ông nhận thấy chỉ trắc nghiệm 38 người trên thế giới chưa đủ mà còn phải thử nghiệm các dây DNA của nhiều người trên thế giới, và phân tách những đoạn khác của dây Nhiễm sắc.
Răng và nguồn gốc của loài người (43)
Christy Turner II, giáo sư Nhân chủng học, thuộc đại học Arizona, đã nghiên cứu 250,000 răng người Tiền sử, nói rằng nếu con người hiện đại chỉ tiến hóa ở một nơi thì đó phải là miền Ðông Nam Á Châu.
Phần lớn các khoa học gia cho rằng nguồn gốc của loài người ở Phi Châu. Một số người khác cho rằng về mặt phẩu thuật, con người hiện đại phải tiến hóa ở nhiều nơi.
Turner nói “Những yếu tố do tôi thu thập có ý yêu cầu quí vị đừng quên Ðông Nam Á Châu”.
Chris Stringer, toán trưởng Toán Nghiên cứu nguồn gốc của loài người tại Viện Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên ở Luân Ðôn, đã chọn Phi Châu là nơi phát xuất nguồn gốc của loài người nên không đồng ý kết luận của Turner.
Ông cho rằng yếu tố thâu thập về răng chỉ chứng tỏ rằng Á Châu là nơi di cư tản mác của loài người sau khi phát xuất từ Phi Châu.
Thủy tổ của loài vật
Cách đây một tỉ hai trăm triệu năm, thủy tổ của loài vật bắt đầu là những sinh vật nhỏ tí, đã tiến hóa thành những chim bồ nông, giun đất cùng hàng ngàn chủng loại khác nhau mà ta thấy trong thế giới loài vật hiện nay.
Việc nghiên cứu những hóa thạch cho hay trong khoảng thời gian đó, những loài vật đã tiến hóa trong nhiều thời kỳ, mỗi thời kỳ cách nhau 200 triệu năm. Khi các loài vật bắt đầu phân chia thành những chủng loại khác nhau, cơ thể của chúng còn mỏng manh nên không để lại những dấu vết hóa thạch. Chúng từ từ tiến hóa theo đúng Mẫu mực Di tử (Gene pattern), rồi phân chia thành hàng ngàn chủng loại như chúng ta thấy ngày nay.
Theo hồ sơ khảo cổ, hoá thạch đầu tiên xuất hiện vào Kỷ nguyên “Ðột xuất Cambrian” (Cambrian Explosion) * là thời kỳ các chủng loại khác nhau đã xuất hiện bất ngờ.
Thời kỳ các lớp đá, và hóa thạch đã được khám phá.
Những nhà nghiên cứu về Di tử cho rằng những chủng loại cổ xưa xuất hiện cách đây 545 triệu năm là lúc bắt đầu Kỷ nguyên “Ðột xuất Cambrian”. Vì những loài vật xuất hiện đầu tiên có cơ thể mềm yếu nên không thể tồn tại lâu dài như những loài vật có cơ thể cứng rắn để trở thành những hóa thạch.
Tất cả những loài vật xuất hiện cách đây trên một tỉ năm đã sống ở trong các đại dương, có lúc nổi lên, có lúc chìm xuống như những vi sinh vật mà chúng ta thường thấy trong nước ngọt hay nước mặn.
***
Ðọc hết những bài nói trên, qúi vị thấy khoa học gia chẳng khác gì mấy anh mù sờ voi. Toán này bảo “Bà Eva Phi Châu” đã sống ở Phi Châu cách đây 200,000 năm là Bà Tổ của chúng ta. Toán khác bảo toán này nói sai. Về nơi phát xuất nguồn gốc loài người, một số khoa học gia cho là ở Phi Châu trong khi có khoa học gia khác lại bảo ở Ðông Nam Á Châu.
Rồi từ năm này qua năm sau, từ thế hệ này sang thế hệ khác, các khoa học gia cứ tiếp tục điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, thí nghiệm, bàn cãi ...
Thỉnh thoảng, họ cũng khám phá ra được một số điều mới lạ, nhưng cái mục đích tối hậu là tìm ra nguồn gốc của loài người thì họ chẳng bao giờ đạt được.
Tại vì họ chấp Ngã quá nặng, không biết lìa tứ tướng. Cụ Hồng đã ví khoa học như Tề Thiên Ðại Thánh có nhiều thần thông như thế mà không nhảy qua khỏi lòng bàn tay của Phật Tổ Như Lai. Rồi Thiện tài Ðồng tử trong kinh Hoa Nghiêm đi trong lỗ chân lông của Ngài Phổ Hiền, đi hoài đi mãi cũng chẳng tìm được lối ra.
Khoa học ngày nay cũng vậy, đi mãi đi hoài, tìm tới tìm lui, rút cục cũng chẳng tìm ra được lối thoát.
Tại sao vậy?
Thứ nhất, vì họ chỉ là phàm phu, những kẻ thế tục chỉ biết sử dụng cái Thấy Nghe Hay Biết của mình trên bình diện thấp kém là Thức thứ sáu, hay Ý thức (Ý thức có năm chức năng: Suy nghĩ, hồi tưởng, tưởng tượng, dự tưởng, và biểu tượng). Họ chưa hiểu rằng nếu đi qua được Mạt na thức (Thức thứ bảy), và lọt được vào Không hải của Tàng thức (Thức thứ tám) thì sẽ thấy rõ bộ mặt thật của sự vật, tức là cái trống rỗng, cái huyễn hóa của nó. Bộ mặt thật của sự vật tức là thật tướng Bát Nhã.
Thứ hai, cũng như phàm phu chúng ta chỉ khác chăng là họ có trí thức hơn người họ thấy rằng vạn vật trong vũ trụ cái gì cũng thật hết. Ðó là thái độ chấp “Có”. Họ không biết rằng thế gian này vừa là “Có” vừa là “Không”.
Vì chấp “Có’” nên người đời mới lao đầu vào những cái có, chạy theo để nắm bắt lấy nó như tiền tài, của cải, danh vọng, sắp đẹp v.v... Thái độ đó trong kinh Lăng Nghiêm Phật dạy là cái tâm phan duyên, nghĩa là cái tâm ưng chạy theo trần cảnh.
Hồi còn nhỏ, tôi và các bạn thường lấy những nút chai đập dẹp ra giống đồng bạc mà cúng tôi gọi là tiền sẻng để đánh đáo với nhau. Có một lần, tôi và mấy bạn được cả mấy chục đồng khiến các bạn thua tức giận, chửi bới, gây gỗ, và đánh chúng tôi. Trong lúc chúng tôi đang đánh nhau thì có người lớn đi qua dừng lại khuyên giải. Họ nói “Những đồng tiền này là tiền giả, tại sao các con đánh nhau? Chúng tôi cãi là tiền thật. Rồi họ nói khi nào chúng tôi lớn lên sẽ biết phân biệt tiền thật với tiền giả.
Bay giờ tôi đã 72 tuổi, biết phân biệt tiền thật với tiền giả. Nghĩ lại hồi thơ ấu đánh nhau cũng chỉ vì mấy đồng tiền giả, tôi cảm thấy tội nghiệp cho tôi và các bạn của tôi quá!
Cũng vậy, chư Phật và chư vị Bồ tát, cùng là những vị đã đắc đạo thấy vạn vật trong vũ trụ đều là giả hết trong khi chúng ta cứ tưởng là thật. Vì vậy, Phật đã dạy “Chúng sanh như thế thật đáng thương xót!”
Theo bản tường trình của mấy nhà nhân chủng học, có một số bộ lạc mọi thông minh đã biết dùng những con sò và những vỏ ốc để mua bán, đổi chác. Ví dụ con ốc tù và lớn và đẹp ăn 100 con ốc nhỏ hơn, một con ốc hoa ăn 10 con ốc đen, và một con trai nhiều màu ăn vài chục con sò v.v... Rồi cũng vì mấy cái vỏ sò, vỏ hến mà các bộ lạc đã chém giết lẫn nhau, gây chiến tranh liên miên khiến thiệt hại biết bao nhiêu sinh mạng.(Chắc quí vị đã xem phim Zulu).
Là người văn minh, biết rằng những vỏ sò này chỉ là đồ bỏ mà họ chém giết nhau, mình thấy tội nghiệp cho họ quá. Thật là ngu muội!
Nhưng suy ra thì mấy đồng tiền sẻng và mấy cái vỏ sò chẳng khác gì tiền tài, danh vọng ở đời này. Vì người ta cho là thật nên mới tranh giành, xâu xé, chém giết nhau. Trước hết giữa vài người và vài nhóm người, giữa một số giòng họ, một số quốc gia, rồi đến cả thế giới đại chiến! Sướng không?
Như vậy thì nhân loại ngày nay đâu có khác gì lũ con nít chúng tôi và mấy bộ lạc trong rừng?
Thứ ba, phàm phu không mấy lưu tâm đến tiểu mộng và đại mộng. Tiểu mộng là những giấc chiêm bao mình thấy trong đêm trường. Trong mộng, mình thấy người và cảnh đều thật hết. Ðến khi tỉnh dậy mới biết mình đã nằm mê.
Duy thức gọi tiểu mộng là Ðộc đầu Ý thức, hay nhắm mắt chiêm bao.
Giấc Nam kha khéo bất bình
Bừng con mắt dậy thấy mình tay không
Ðại mộng được gọi là mở mắt chiêm bao, hay chính là cuộc đời mình đang sống. Trong cơn đại mộng này, những gì mình trông thấy đều cho là thật hết. Nhưng đến khi thức tỉnh (chết hay đắc đạo), mình mới thấy đại mộng và tiểu mộng cũng như nhau.
Tản Ðà đã viết những giòng thơ sau đây:
“Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi
Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi
Nghĩ đời ngán nỗi không bằng mộng
Tỉnh mộng bao nhiêu lại chán đời!”
Chắc quí vị còn nhớ câu chuyện một ông có bốn bà vợ. Bà thứ nhất là tiền tài, bà thứ hai là của cải, bà thứ ba là danh vọng, và bà thứ tư là thần thức của ông ta. Khi chết, ông phải để lại cả ba bà vợ mà chỉ mang theo bà vợ thứ tư, tức là thần thức của ông.
Tôi có mấy cuốn băng “Bên kia Cửa Tử” kể chuyện một bác sĩ, sau khi chết, nhập vào xác đứa con và viết lại những điều ông đã thấy và kinh nghiệm sau khi chết. Ông nói ông rất hối hận đã bỏ quá nhiều thời giờ trong việc kiếm tiền. Chết rồi ông mới thấy tiền chẳng có ích lợi gì cả vì thân hình ông chỉ là sương khói, chẳng cần ăn uống, chẳng cần đại tiện, tiểu tiện gì cả.
Theo nhãn quan của nhà Phật, tất cả những sum la vạn tượng trong vũ trụ này chẳng khác gì những hoa đèn, hoa đốm giữa hư không, như cái vòng lửa xoay. Mọi vật đều huyễn hóa, như trăng đáy nước, như bóng trong gương, như nước trong sa mạc, như sương đầu cành ...
Trong kinh Kim Cang, Phật dạy:
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn bào ảnh
Như lộ, diệc như điển
Ưng tác như thị quán”.
Tất cả các pháp hữu vi
Như mộng, huyễn, bọt bóng
Như sương cũng như điện
Nên khởi quán như thế.
Trong bài  “Khuôn Mẫu Toàn Ký”, giáo sư Trần Chung Ngọc đã trích dẫn những dòng sau đây của Pribam và Bohm, “Thế giới của sông núi, cây cỏ, có thể là không hiện hữu, ít ra là không hiện hữu như chúng ta thường tưởng là hiện hữu. Phải chăng quan niệm về ảo tưởng (maya) của những huyền nhiệm gia cách đây nhiều thế kỷ là đúng: và những cảnh sum la vạn tượng chẳng qua chỉ là vùng rộng lớn của các tần số (vast frequency domain) biến đổi thành những vật sau khi nhập vào giác quan của chúng ta ...)
Cũng vì cái nhìn lệch lạc của phàm phu chúng ta, nghĩa là cái gì mình cũng thấy là “Có” cho nên trong kinh Kim Cang, Phật dạy phải lìa tứ tướng.
Tứ tướng là gì? Tướng Ngã (thấy mình có thật).
Tướng Nhân, (thấy người có thật)
Tướng chúng sanh, (thấy các loài có thật)
Tướng thọ giả, (thấy có mạng sống tiếp nối trong một thời gian).Theo lý Tương sinh Tương duyên Trùng trùng Duyên khởi của đạo Phật thì chẳng có gì tự sanh, và chẳng có vật gì sanh ra vật gì cả. Bài kệ “Bát Bất” (Tám không) sau đây của Bồ Tát Long Thọ đã nói lên cái lý lẽ này:
“Không sinh không diệt
không thường không đoạn
Không một cũng không khác
Không đến cũng không đi
Nói được lý lẽ này
Khéo diệt các hý luận
Con đảnh lễ Ðức Phật
Bậc đại sư tối thượng”.
Theo tinh thần Bát Nhã trí tuệ tuyệt vời mọi vật đều không cố định và không có tự tính.
Chúng ta thấy rõ ràng bà mẹ sinh ra đứa con, con gà đẻ ra quả trứng, và cây cam sinh ra trái cam. Tại sao lại nói không vật gì sinh ra vật gì?
“Bà mẹ không sinh ra đứa con mà chỉ là môi trường để đứa con chui ra. Nó chỉ tạm mượn cửa mẹ để gá vào mà thôi. Cái thần thức bay bổng của nó ở mãi đâu đâu mới là cái chính”. *
Lăng Kính Ðại Thừa, cụ Nghiêm Xuân Hồng.
Kinh Pháp Hoa nói Các pháp xưa nay thường có tính tịch diệt”. Nếu không tìm được cha mẹ đầu tiên, hay con gà và quả trứng đầu tiên tức là vô sinh. Vô sinh thì vô diệt, đó là tướng tịch diệt.
Có người lại hốt hoảng hỏi “Ủa! Nếu không có ông bà cha mẹ thì làm sao có mình? Mình ở đâu mà chui ra? Phải có chứ, nhưng vì xa quá nên không tìm được ra mà thôi!
Ðó là thái độ chấp “Có”, chấp “Không” như Phật đã dạy “Phàm phu chấp Có, Nhị thừa muội Không.
Trong Phẩm Quán Chúng sinh, trang 70, kinh Duy Ma Cật; Bồ Tát Duy Ma Cật kết thúc cuộc đối thoại hi hữu với Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi như sau:
“Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi, ở nơi gốc không trụ mà lập tất cả các pháp”.
Trong Sơ đồ Nguyên tử, tôi đã bắt đầu từ đơn vị Nguyên tử (tức là Có), và tận cùng bằng Chân không Sinh Diệt (tức Không).
Lục Tổ Huệ Năng đã nói “Bản lai vô nhất vật” nghĩa là từ xưa đến nay không có gì gọi là vật cả.
Cụ Nghiêm Xuân Hồng giảng rằng “ Vật là Tâm thô kệch, và Tâm là vật vi tế”, và “Tu hành là đi từ chỗ thô kệch đến chỗ vi tế”
Về vấn đề “Có”, “Không” có rất nhiều thí dụ. Tôi chỉ xin đơn cử hai thí dụ cụ thể sau đây:
1. Muối dưa. Hòa muối, đường trong nước, rồi cho rau cải bẹ xanh vào. Vài ngày sau, cải xanh trở nên vàng, và nước bây giờ không trong mà đục và đặc. Nhìn kỹ thấy tuồng như có từng tảng lầy nhầy. Nếu chiếu kính hiển vi sẽ thấy những tảng này là sự kết tụ của hàng tỉ tỉ vi trùng gọi là Microderma acéti, tức là loại vi trùng gây men (fermentation) mà người ta gọi là men rượu, men dấm, men bia. Nấu rượu, làm A ua (Yogurt), chế rượu bia v.v... đều phải dùng một chút men chua này làm mồi.
Tại sao nước + đường = vi trùng? Vậy thì những con vi trùng này ở đâu mà ra? Nó ở chỗ “Không” mà “Có” và Phật gọi là loài hóa sinh.
Phật nhìn bát nước thấy có vi trùng nên các vị tì kheo khi uống đều phải quán vì nếu không quán coi như ăn thịt chúng sinh vật. Trong cuốn Tại gia Bồ Tát Giới, Giới thứ mười nói rằng “Nếu Bồ tát tại gia đã thọ giới rồi, nghi nước có trùng mà cố uống. Tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể”.
2. Ẩm thấp. Một viên gạch đặt trên miếng đất ẩm thấp. Lâu ngày khi nâng viên gạch lên thấy cơ man là những con vật nhỏ li ti bay lên, hoạc ngọ nguậy, lúc nhúc. Vậy những con vật li ti ấy ở đâu mà ra? Cũng ở cái “Không” sinh ra cái “Có” mà Phật gọi là loài thấp sanh.
Ngoài những cái “Không sinh cái Có”, lại có những cái “Có trở thành Không”.
Tôi có người bạn chết trẻ. Mấy chục năm sau, khi bốc mộ, trong hòm chẳng còn gì, chỉ thấy một ít tóc và ít mảnh quần áo vụn. Nếu 100 năm sau bốc lên, cả hòm lẫn di vật sẽ biến đi hết.
Nghĩa là, “Thân cát bụi lại trở về cát bụi!”, hay nói theo đạo Phật, “Thân tứ đại trả về cho tứ đại!”
Rồi cung điện, đền đài, lầu các của người xưa nay còn đâu?
Trong bài “Hận Ðồ Bàn”, Chế Linh đã hát “Người xưa đâu? Người xưa đâu?”
Rồi cả những thành phố, quốc gia và ngay cả những địa lục cũng đã chìm xuống bể hay biến mất trong dĩ vãng.
Cụ Nguyễn Du đã viết “Trải qua một cuộc bể dâu” là ở câu “Tang điền biến vi thương hải, thương hải biến vi tang điền”, nghĩa là ruộng dâu biến thành biển cả, biển cả ngã thành ruộng dâu.
Bà huyện Thanh Quan cũng đã ngậm ngùi nhớ tiếc dĩ vãng trong bài Thăng Long Thành Hoài Cổ:
“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Ðến nay trải đã mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Ngõ cũ lâu dài bóng tịch dương
Ðá vẫn thi gan cùng tuế nguyệt
Nước còn chau mặt với tang thương
Ngàn năm kim cổ soi gương cũ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”.
Về việc đi tìm cái “Không” làm tôi sực nhớ lại truyện Bao Công sai Trương Long và Triệu Hổ đi bắt ông Thần Gió tên là Lạc Mạo Phong (Gió làm rơi mũ xuống đất). Hai anh này đang phàn nàn làm sao bắt được Thần Gió thì bất ngờ một trận gió thổi làm bay cái mũ của một chú nhỏ. Lập tức, chúng bắt chú này về dinh. Rồi mới vỡ lẽ ra chú nhỏ là con của bà Lý thần phi.
Bắt được cái chú bị Thần gió làm rớt mũ thì còn được, nhưng đi tìm bắt cái “Không” như khoa học hiên nay thì không biết đến kiếp nào mới bắt được? Ðó là lý do khiến có người ví khoa học cũng giống như Tề Thiên Ðại Thánh và Thiện Tài Ðồng Tử.
Nếu họ hồi đầu theo Phật, nghiên cứu kinh điển, và học tập giáo lý của Ngài thì khoa học sẽ lý giải thấu đáo được cái nghĩa lý của hai chữ “Sắc sắc, Không không”.
Ðể kết luận bài này, tôi xin trình quí vị bốn câu lục bát sau đây của Ngài Huyền Quang đã nói lên cái ý nghĩa thâm sâu của hai chữ “Có”, “Không” của nhà Phật:
Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Hãy xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có, có không là gì?


Tác giả bài viết: Minh Giác Nguyễn Học Tài
Nguồn tin: www.quangduc.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 422
  • Khách viếng thăm: 414
  • Máy chủ tìm kiếm: 8
  • Hôm nay: 77273
  • Tháng hiện tại: 2885416
  • Tổng lượt truy cập: 88690019
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012