TT. Huế: Lễ Tưởng niệm húy nhật HT. Thanh Thái - Phước Chỉ (1858–1926)

Đăng lúc: Thứ tư - 10/02/2016 18:13 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Sáng ngày 04.01 Bính Thân (11.02.2016) tại Tổ đình Tường Vân, tổ 16, khu vực 5, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, chư Tôn đức Tăng Ni trong Môn Phái Tổ đình trang nghiêm Tưởng niệm Húy nhật Hòa thượng Thanh Thái - Phước Chỉ, Đức Đệ Tam tổ Tổ đình Tường Vân – Huế.
Chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni trong sơn môn pháp phái vân tập về Tổ đình tham dự lễ tưởng niệm và lễ Tổ đầu năm theo truyền thống Thiền môn xứ Huế hằng năm.
 
Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Hòa thượng Thích Chơn Tế, Hòa thượng Thích Huệ Ấn, Hòa thượng Thích Quán Hạnh, Hòa thượng Thích Chơn Phương, Hòa thượng Thích Chơn Niệm, Hòa thượng Thích Chơn Trí, Hòa thượng Thích Huệ Phước, Thượng tọa Thích Thiện Phước, cùng chư Tôn đức Tăng Ni, Sơn môn Pháp phái Tường Vân về đảnh lễ đức Đệ Tam Tổ húy Thanh Thái hiệu Phước Chỉ và Ôn lại tiểu sử của Ngài.
 
Ngài họ Nguyễn, thuở ấu thời tên là Thuận, Quê quán ở Đa Nghĩa, tỉnh Quảng Trị. Thân phụ là Thanh Đức, về già xuất gia làm Tăng tại chùa Xuân Tâỵ
 
Hoà thượng sinh giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5, năm Mậu ngọ, Tự Đức thứ 11 (1858).
 
Hoà thượng có cả thảy 4 anh em đều xuất gia làm Tăng. Anh trưởng là Thanh Tín, Trưởng chùa Xuân Tâỵ Anh thứ hai là Thanh Phong, Trưởng chùa Lang Xá, đến Hoà thượng là thứ bạ Em út là Thanh Vân, sung chức Trú trì chùa Diệu Đế.
 
Năm Canh Thân, Tự Đức thứ 13 (1860), lúc này giặc Pháp đã thật sự nổ súng và xâm chiếm đất nước từ Bắc chí Nam, các phong trào nghĩa quân nổi lên chống ngoại xâm khắp đó đây. Gia đình Ngài vì có nhiều thanh niên nên bị dòm ngó từ nhiều phíạ Phụ thân Ngài phải vào chùa Xuân Tây sống đời ẩn tu và khuyên các anh em Ngài hãy phân tán mỗi người một nẻọ Thân mẫu Ngài từ đó lo âu, buồn khổ đã qua đời khi Ngài vừa mới hai tuổi.
 
Tuổi thơ Ngài không có niềm vui, bởi đã sớm chịu màu tang tóc chung của đất nước. Khắp nơi, những lời than oán của tầng lớp sĩ phu, những người quan tâm đến thời thế, trước những bước chân rầm rập và ngày càng gia tăng của đội quân xâm lược Pháp. Sự việc đó luôn ghi đậm trong tâm khảm Ngài khi đã biết suy tư.
 
Năm Nhâm Thân, Tự Đức thứ 25 (1872), một sáng đầu hè, Ngài đến chùa Diệu Đế với những nỗi băn khoăn ấy, bộc bạch cùng Hoà thượng Tăng cang Diệu Giác (1806-1895). Hoà thượng lắng nghe và nhận ra sự thông minh hiếm thấy nơi Ngài. Bằng những lý giải nhân quả luân hồi, lẽ thịnh suy thế sự, Hoà thượng Diệu Giác đã cảm hoá tâm hồn Ngài ngay ngày đầu gặp gỡ. Sau đó, Ngài cầu xin được xuất gia học đạo. Hoà thượng Diệu Giác nhận lời, nhưng do tình hình đương thời bất ổn nhiều mặt nên Hoà thượng dạy phải ẩn nhẫn hành điệu cho thuần thục Luật thanh quy chốn già-lam, chờ lúc thời cơ thuận lợi sẽ cho thọ giới, Ngài vui mừng khôn xiết. Năm đó, Ngài vừa đúng 14 tuổị
 
Năm Kỷ Mão, Tự Đức thứ 32 (1879), Hoà thượng Diệu Giác gởi Ngài sang Hoà thượng Linh Cơ ở am Tường Vân để tiếp tục tham học và phụ công việc trùng tu. Đây là thời điểm Hoà thượng Linh Cơ đang sáp nhập am Tường Vân với chùa Từ Quang. Quang cảnh chung quanh hãy còn u tịch nên Ngài có điều kiện chuyên hành công phu nghiêm mật và chiêm nghiệm những lời dạy của chư Hoà thượng đã khai mở, nhờ vậy tri kiến của Ngài đã được bước tiến đáng kể.
 
Năm Nhâm Ngọ, Tự Đức 35 (1882), Ngài được Hoà thượng Linh Cơ thế độ, ban Pháp danh là Thanh Thái, tự Phước Chỉ, và liền được cử giữ chức Tri sự chùa Tường Vân vừa được tân tạọ Tháng bảy cùng năm, nhân Đại giới đàn chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi) do Hoà thượng Giác Tánh khai mở và làm Đường Đầu, Ngài được phép Hoà thượng Bổn sư cho vào thọ Cụ túc giớị
 
Sau khi được thực thụ trở thành vị Tỳ-kheo với niềm hỷ lạc, Ngài nhân cơ hội đã đến thăm chùa Phước Lâm ở ngoại ô thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây được Hoà thượng Toàn Nhâm – Vi Ý ân cần khai mở cho Ngài thêm nhiều kiến giải sâu sắc. Sau đó Hoà thượng Vĩnh Gia (kế thế Trụ trì) cũng giúp Ngài bằng cách khơi thông các mạch nguồn Phật pháp.
 
Rời chùa Phước Lâm, Ngài đến chùa Tam Thai ở núi Non Nước (Ngũ Hành Sơn – Quảng Nam) được Hoà thượng Bửu Tài ân cần giảng dạy. Nơi đây Ngài còn được nghe nhiều về Ông Ích Khiêm, người bản xứ được tiến cử làm quan từ thời vua Thiệu Trị, rất được nhiều người mến phục về bản tính bộc trực khẳng khái của ông. Từ một người được xem là cao đẹp và cũng nhanh chóng trở thành kẻ nhiều tội lỗi qua sự kiện "Tam Ban Triều điển" ngày 29.11.1883, Ngài càng thấm thía hơn những lời dạy của Bậc Trưởng thượng nơi các chốn già-lam.
 
Năm Giáp Thân (1884) Ngài mang tâm trạng ấy trở về Huế, đúng vào ngày vua Hàm Nghi làm lễ đăng quang (01-08-1884) sau 55 ngày ký "hoà ước" (06-06-1884). Từ nay Nam triều đã thật sự bước vào đêm dài nô lệ, lễ Đăng quang ấy không được Khâm sứ Pháp Rheinart thừa nhận, vì chưa được Nhà nước bảo hộ thông quạ Ngài càng thấy rõ cảnh đời huyễn mộng đổi thay tủi nhục, tự nhủ phải xa lánh để tìm về sự tĩnh lặng của chơn thức bằng con đường thủ hạnh. Một buổi sáng, Ngài viết vội mấy câu thơ lên tường chùa Tường Vân rằng:
 
浮 生 幻 境 若 為 安
末 法 修 持 轉 甚 難
非 是 是 非 何 日 了
捨 身 求 道 上 林 端


Phiên âm:  

Phù sanh huyễn cảnh nhược vi an
Mạt pháp tu trì chuyển thậm nan
Phi thị, thị phi hà nhật liễu
Xả thân cầu Đạo thượng lâm đoan.


Tạm dịch:     
       
Huyễn ảo cuộc đời há được an
Nay thời mạt pháp, khó tu thân
Thị phi lẫn lộn, ngày nào rõ
Cầu đạo quên mình tới đỉnh non.


Hay:    
       
Nổi trôi thân cảnh biết đâu an
Mạt pháp tu hành thật khó khăn
Chẳng thị chẳng phi đời nào liễu
Buông thân kiếm đạo hướng rừng xanh.

 
Rồi thì Ngài đi thẳng vào rừng sâu đầy gai góc. Về chiều, rừng núi rậm rạp um tùm, chim kêu vượn rú rùng rợn. Ngài tìm chỗ trú ở đỉnh núi cao nhất. Ngài đọc lớn danh hiệu Phật ba tiếng, chim dữ và cọp beo đều im tiếng tức khắc. Ngài ngồi thiền như vậy trải qua năm, sáu ngày. Bổn sư cho người đi tìm. Không thể từ chối, Ngài phải vâng lời mà về. Bổn sư thấy ngài rất vui mừng.Ngài lễ lạy sám hối, Bổn sư nói: Con gần tới đạo rồi. Nhưng mà hãy đợi thầy chết đã, rồi muốn làm gì thì làm, sao vội vàng bỏ thầy vậy!
 
Nhân đó, Ngài mới trình chứng lên Hoà thượng Bổn sư Diệu Giác. Trong thời gian này, Ngài luôn tinh tấn tu trì không ngơi nghỉ. Hằng ngày, Ngài lạy sám hối bộ Vạn Phật, mỗi chữ một lạy, trải qua tám năm như vậỵ
 
Ngày mùng một tháng giêng năm Thành Thái thứ 6 (1894), Hoà thượng Bổn sư phó pháp cho Sư. Bài kệ phó pháp như sau:

福 祉 定 心 靜 安 然
處 世 隨 機 了 目 前
道 念 精 修 情 念 斷
如 今 付 法 永 流 傳。


Phiên âm:  

Phước chỉ định tâm tĩnh an nhiên
Xử thế tuỳ cơ liễu mục tiền;
Đạo niệm tinh tu tình niệm đoạn,
Như kim phú pháp vĩnh lưu truyền.


Tạm dịch:  

Định tâm Phước Chỉ thật an nhiên,
Ở thế tuỳ cơ liễu ngộ liền.
Đạo niệm chuyên tu tình niệm dứt,
Như nay phó pháp mãi lưu truyền.

 
Tháng tư cùng năm, chùa Báo Quốc mở Đại giới đàn. Hoà thượng Bổn sư làm Giáo thọ. Ngài được mời làm đệ tứ Tôn chứng. Giới đàn thành công. Thầy và trò đều được thỉnh cùng chung giới đàn, mọi người đều tán thán là chuyện ít thấy.

Đương thời, các Pháp hữu của Ngài đều có nhận xét: Tánh tình Ngài ôn hoà và bao dung đối với tất cả mọi người. Về văn chương, Ngài đã để lại nhiều thơ văn, Ngài đã góp sức với Như Như Đạo Nhân tục biên bộ Hàm Long Sơn Chí.
 
Năm Kỷ Sửu, Thành Thái nguyên niên (1889), Hoà thượng Linh Cơ lui về nhập thất tu niệm, gọi Ngài về để hiệp trợ các công việc Phật sự, nhất là công việc trùng tu chùa Tường Vân. Trong đợt trùng tu này, Ngài cho xây thêm "Lạc Nghi đường" nối liền chánh điện và hậu điện. Bảng "Sắc tứ Tường Vân" cũng được lập trong đợt nàỵ
Cùng năm đó, Ngài được cử làm Tri sự chùa Từ Hiếu.
 
Năm Tân Hợi, Duy Tân thứ 5 (1911), Ngài được vua ban sắc Trụ trì chùa Thánh Duyên (núi Tuý Vân).
 
Do tuổi cao, Phật sự ngày càng nhiều, sức khoẻ giảm sút nhanh chóng, nên vào giờ Ngọ ngày 5 tết Tân Dậu, Khải Định năm thứ 6 (1921). Hoà thượng đã xả báo thân huyễn mộng ở cõi Ta-bà. Thọ 63 tuổi, 39 Hạ lạp.
 
Ngài thuộc dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 7 dòng thiền Liễu Quán.
 


Chánh điện Tổ đình Tường


 


Hậu Tổ





Chư Tôn Hòa thượng dâng hương tưởng niệm













Hòa thượng Thích Huệ Ấn cử hành lễ tưởng niệm













Chư Tôn đức Ni đảnh lễ























Một số hình ảnh tại Tổ đình Tường Vân đầu năm Bính Thân







































 
Tác giả bài viết: Ban TT TT GHPGVN huyện A Lưới
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 315
  • Khách viếng thăm: 256
  • Máy chủ tìm kiếm: 59
  • Hôm nay: 83101
  • Tháng hiện tại: 2802682
  • Tổng lượt truy cập: 88607285
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012