Giác ngộ là đạt đến chân lí

Đăng lúc: Thứ hai - 18/11/2024 05:48 - Người đăng bài viết: Nguyên Đức
Đức Phật đã giác ngộ như thế nào và giác ngộ những gì vốn là một câu hỏi lớn mà xưa nay ai cũng muốn biết tường tận. Thường người ta cho rằng sau khi chứng đắc đạo quả, đức Phật trở thành bậc toàn năng, toàn trí, toàn giác.

Đại sự kiện giác ngộ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ phương diện linh thiêng thần thánh, tôn giáo và cả phương diện lịch sử triết học mà trong nhiều kinh luận đề cập đến. 

Đức Phật đã trả lời đạo sĩ Brahmayu trong Trung Bộ kinh, bài kinh 91 về câu hỏi sao gọi bậc giác ngộ là Phật: “Những gì cần biết rõ, Ta đã biết rõ. Những gì cần từ bỏ, Ta đã từ bỏ. Những gì cần tu tập thành tựu, Ta đã tu tập thành tựu. Vì vậy, này đạo sĩ, Ta đã giác ngộ là Phật."

Một đoạn kinh Phạm Võng thuộc Trường Bộ ghi “Này các thầy! Như Lai nhờ như thật tuệ tri sự sinh diệt của cảm thọ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly mà ta hoàn toàn giải thoát không còn chấp thủ”.

Giác ngộ (覺悟, sa., pi. bodhi - bồ-đề) chỉ trạng thái tỉnh thức sáng suốt trong Phật giáo.

Một trong các giải nghĩa chữ bodhi là lúc con người trực nhận tính không rỗng suốt tịch tĩnh của vạn pháp. 

Thiền tông hay dùng chữ Kiến tánh (見性, ja. kenshō) tức là trực nhận chân tâm Phật tánh, cũng là chỉ sự trực nhận chân lý vạn pháp. 

Ngộ đạo (悟道) Tức là thấy rõ chân tâm Phật tính, thấu suốt đại đạo, thông tỏ chân lý. 

Giác ngộ của Đức Phật là sự thấy biết đúng như thật về các pháp, về mọi sự vật hiện tượng, nhờ tu tập thiền định và tư duy quán chiếu. Thấy biết như thật về chân lý của vũ trụ vạn hữu, thấy biết sự thật về khổ đau, về nguyên nhân của khổ đau, về giải thoát Niết bàn hay hạnh phúc chân thật khi vắng mặt hoàn toàn mọi khổ đau và phương pháp con đường đưa đến hạnh phúc giác ngộ đó. Sự thấy biết này không đơn thuần là tri thức có được từ học tập, kinh nghiệm, mà đây là kết quả của quá trình tu tập thiền định thực chứng. Chính sự giác ngộ này đã dẫn đến sự đoạn diệt hoàn toàn vô minh, phiền não lậu hoặc, vượt thoát luân hồi sinh tử.

Đức Phật đã giác ngộ chân lí, thấu rõ như thật nguồn gốc bản chất của vạn pháp, vũ trụ, con người và cuộc đời. Bản chất sự giác ngộ, thành đạo của đức Phật là thấu triệt chân lí thực tướng vạn pháp, bản chất thật của mọi sự vật hiện tượng. Cụ thể là chân lý Duyên khởi, Tứ đế, tính không, vô ngã, vô thường và khổ...Chân lí này đúng trong quá khứ, đúng với hiện tại, và đúng cả ở tương lai. 

Đi tìm chân lý là ước vọng từ xa xưa của nhân loại và sự giác ngộ, thành đạo của đức Phật là câu trả lời xác đáng nhất và đã mở ra một trang sử mới cho nhân loại.

Triết lí duyên khởi tính không, vô ngã mà Phật đã giác ngộ, giải quyết tận nguồn gốc của các vấn đề bức thiết nhất của con người từ xưa đến nay: nhân sinh quan, thế giới quan, bản thể luận, siêu hình luận, vũ trụ luận, giải thoát quan, đạo đức quan...

Duyên khởi tính không là trái tim, là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo. 

Nói ngắn gọn về triết lý duyên khởi: Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này có thì cái kia có, cái này diệt thì cái kia diệt, cái này không thì cái kia không.

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi. Mọi thứ trên thế gian không có cái gì tồn tại một mình, độc lập và vĩnh viễn mà là do nhiều nhân duyên hợp lại thì thành, tan rã thì hoại.vThể xác con người là do các duyên: đất, nước gió lửa...hợp thành. 

Toàn bộ con người do các phần thân và các phần tâm (sắc thọ tưởng hành thức) hợp lại mới thành...

Đau khổ phiền não của chúng ta từ đâu có?

Do duyên vô mình, có hành, có thức danh sắc lục nhập xúc thọ ái thủ hữu sinh lão tử dẫn đến có ưu bi khổ não...

Làm sao hết ưu bi khổ não? 

Vô minh diệt thì hành diệt..thức diệt.....ái diệt, thủ diệt... ưu bi khổ não diệt là hết khổ đau phiền não. 

Các nhà Phật học Nam truyền nhấn mạnh khi tham ái, chấp thủ diệt thì khổ não không còn. 

Trong nhiều kinh, như Trung bộ, Tương ưng bộ, Hoa nghiêm...đức Phật khẳng định:

Ai thấy duyên khởi là thấy pháp, ai thấy pháp là thấy Như Lai (giác ngộ)

Tóm lại, ai học theo chân lí giác ngộ của đức Phật, sống với tuệ giác duyên khởi vô ngã, dùng tuệ giác duyên khởi soi sáng thì có thể nhìn thấu như thật về cuộc đời, con người, thế giới, vượt thoát khổ não, giải quyết mọi khó khăn chướng ngại, đạt được an vui hạnh phúc hướng đến giác ngộ, giải thoát Niết Bàn.

Phật Thích Ca

Bậc giác ngộ

Thông tâm, đạt lý

Duyên khởi, vô ngã

Độ chúng sanh. 

Tác giả bài viết: TS. Thích Hạnh Tuệ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 206
  • Khách viếng thăm: 199
  • Máy chủ tìm kiếm: 7
  • Hôm nay: 36409
  • Tháng hiện tại: 654328
  • Tổng lượt truy cập: 117459984
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012