Nghe Pháp có phải là một công đức?

Đăng lúc: Thứ hai - 29/08/2022 20:05 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Nghe pháp cũng là một công đức, là vì càng nghe mình càng khá hơn. Trong Kinh có nói nghe pháp có nhiều mục đích...

Không phải mình ngồi mình nghe một cách tiêu cực thụ động, mà mình phải biết lắng nghe vì mình là ao tù nước đọng. Nếu mà một cái ao mà nước không ra không vào, thì chỉ cần chờ chiếc lá rụng hoặc là thú chết nó lọt xuống dưới là nó thúi cả làng. Nhưng mà một cái ao nếu mà có nước ra nước vào thì nó trong lắm, nó đẹp và nó sạch hữu dụng. Thì một cái não trạng của chúng ta, nó cũng phải thường xuyên được nước ra nước vào, phải có lắng nghe, phải có học hỏi, phải có chỉnh sửa thì mới khá được.

Nghe pháp cũng là một công đức, là vì càng nghe mình càng khá hơn. Trong kinh có nói nghe pháp có nhiều mục đích :

- Nghe để phá nghi.

- Nghe để giải quyết những điểm thắc mắc nào đó.

- Nghe để mình biết thêm nhiều điều mình chưa biết.

- Nghe để củng cố những điều mình đã biết.

- Nghe để mình sống lại những điều mình vừa mới được nghe.

Như Ngài Xá Lợi Phất, Ngài sẵn sàng ngồi xuống để nghe chú đệ tử sa di 7 tuổi thuyết pháp, không phải Ngài nghe để Ngài phá nghi, cũng không phải nghe để biết thêm điều chưa biết, cũng không phải nghe để củng cố điều đã biết, mà Ngài nghe để Ngài sống lại những điều Ngài đang nghe. Khi mà Ngài đang nghe, mà vị đó nói Niệm Giác Chi, Cần Giác Chi, là Ngài hỷ lạc toàn thân. Cho nên nghe pháp đến cả Ngài Xá Lợi Phất mà Ngài còn thích nghe pháp như vậy.

Đức Thế Tôn có nhiều lần Ngài bệnh, Ngài nói Ngài Mục Kiền Liên và chư Tăng :

- Như Lai đang bệnh, Như Lai không có an lạc về thân, hãy đọc cho Như Lai nghe một đoạn về Thất Giác Chi.

Chư Tăng :

- Bạch Đức Thế Tôn : Đây là Thất Giác Chi đã được Thế Tôn chứng đắc và tuyên thuyết, thế nào là 7 : Niệm Giác Chi, Trạch Giác Chi, Cần Giác Chi, Hỷ Giác Chi, Định Giác Chi, Tịnh Giác Chi và Xả Giác Chi.

Khi nghe chư Tăng đọc lại những điều mà Ngài đã giảng, Ngài bèn hoan hỷ và hết bệnh. Không phải Ngài bệnh mà Ngài cần tụng kinh, mà Ngài nghe để Ngài sống lại với cái mà Ngài đang nghe. Ngày nay mình không hiểu ý nghĩa của chuyện đó, mình cứ tưởng quanh năm sống không ra gì, rồi tới lúc bệnh thỉnh Tăng Ni về tụng cầu an cầu siêu thì phải nói rằng đó là hiểu lầm.

 

Tác giả bài viết: Sư Giác Nguyên
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 394
  • Khách viếng thăm: 380
  • Máy chủ tìm kiếm: 14
  • Hôm nay: 36772
  • Tháng hiện tại: 636864
  • Tổng lượt truy cập: 107210754
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012