Tu tập để làm gì?

Đăng lúc: Thứ năm - 04/08/2022 23:22 - Người đăng bài viết: Nguyên Đức
Tu tập để làm gì? Để nhận diện những niềm đau, nỗi khổ trong ta, để có thể trị liệu, có thể chuyển hóa và tiếp tục trao truyền lại cho những thế hệ tương lai. Nếu mình là một người cha hay, một người mẹ giỏi, mình chỉ muốn trao truyền những cái hay cái đẹp, cái hạnh phúc của mình thôi.
Tu tập để nhận diện những niềm đau, nỗi khổ trong ta, để có thể trị liệu, có thể chuyển hóa và không tiếp tục trao truyền lại cho những thế hệ tương lai.

Tu tập để nhận diện những niềm đau, nỗi khổ trong ta, để có thể trị liệu, có thể chuyển hóa và không tiếp tục trao truyền lại cho những thế hệ tương lai.

Trong những năm hành đạo ở tại Tây phương, chúng tôi đã giúp không biết bao nhiêu người Tây phương trở về được với gia đình của họ, tái lập lại được truyền thông với cha mẹ và xây dựng lại được tình thân ở trong gia đình. Chúng tôi đã giúp cho vô số những cặp vợ chồng, cha con, mẹ con hòa giải được với nhau. Chúng tôi đã sử dụng những yếu tố của văn hóa Việt Nam để làm chuyện đó. Tôi nói với một người thanh niên: Anh muốn nói rằng anh không có liên hệ gì với cha của anh, điều đó rất là buồn cười. Nếu có thì giờ, anh nhìn lại một chút xíu, anh thấy rõ ràng anh là sự tiếp nối của cha anh, anh chính là cha anh đó. Anh hãy nhìn một hạt bắp mà người ta mới gieo xuống đất, năm ngày sau hạt bắp sẽ nẩy mầm và có một cây bắp con biểu hiện với hai hay ba lá.

Khi cây bắp con biểu hiện ra rồi, mình không thấy hình tướng của hạt bắp nguyên sơ nữa. Hạt bắp coi như đã chết để cho cây bắp được sinh ra, nhưng mà kỳ thật hạt bắp đâu có chết, hạt bắp chỉ luân hồi thành cây bắp. Không có cái chết, tự tánh của hạt bắp là vô sinh bất diệt. Khi anh là người có trí tuệ, anh nhìn vào cây bắp, anh có thể thấy được hạt bắp, không phải với tướng cũ mà với tướng mới của nó. Cây bắp là sự tiếp nối của hạt bắp, cây bắp chính là hạt bắp. Khi cây bắp lên được một thước rưỡi, cây bắp có bông và hai trái bắp, đó cũng là sự tiếp nối của hạt bắp ban đầu. Khi nhìn cờ bắp và những trái bắp mới, ta phải thấy được hạt bắp ban sơ.

Cũng vậy, anh nhìn vào anh xem, anh sẽ thấy rằng anh là sự tiếp nối của cha anh, anh là sự tiếp nối của mẹ anh. Anh chính là cha anh, anh chính là mẹ anh. Đây là một sự thực hiển nhiên. Anh phải công nhận là cha anh, mẹ anh đang có mặt một cách rất hiện thực trong từng tế bào của cơ thể anh. Anh không thể nào lấy con người của cha anh ra khỏi con người của anh được. Anh không thể nào lấy mẹ anh ra khỏi con người của anh được.

Như vậy, anh giận cha anh tức là anh giận chính bản thân anh. Anh không có nẻo thoát. Anh nên sử dụng những phương pháp của chúng tôi đề nghị để hòa giải với cha anh trong anh trước. Thật là vô vọng nếu anh muốn lấy cha anh ra khỏi anh. Đó là điều anh không thể nào làm được vì anh là sự tiếp nối của cha anh, anh chính là cha anh. Cho nên, anh không có con đường nào khác, chỉ có một con đường duy nhất là hòa giải với cha anh trong anh. Đó là phương pháp quán chiếu, thấy mình là sự tiếp nối của cha, thấy mình là cha. Có thể cha mình trong quá khứ, trong thời thơ ấu đã không được may mắn, đã bị bầm dập, đã không được thương yêu, không được chăm sóc.

Do đó những vết thương của tuổi thơ nơi cha mình chưa bao giờ lành cả. Cha mình chưa có cơ duyên gặp được chánh pháp, gặp được một thầy, một sư cô hay một vị lãnh đạo tinh thần giúp cho cha có thể nhận diện vết thương, ôm ấp vết thương và chuyển hóa vết thương. Vậy nên cha mình đã trao truyền cho mình nguyên vẹn vết thương mà cha mình đã tiếp nhận. Khi có niềm đau, nỗi khổ mà chúng ta không có biện pháp để trị liệu và chuyển hóa, chắc chắn chúng ta sẽ trao truyền niềm đau nỗi khổ đó cho con cháu chúng ta. Chắc chắn là như vậy.

Cho nên sự tu tập rất quan trọng. Tu tập để làm gì? Để nhận diện những niềm đau, nỗi khổ trong ta, để có thể trị liệu, có thể chuyển hóa và không tiếp tục trao truyền lại cho những thế hệ tương lai. Nếu mình là một người cha hay, một người mẹ giỏi, mình chỉ muốn trao truyền những cái hay cái đẹp, cái hạnh phúc của mình thôi. Muốn như vậy phải có sự tu tập.

Nếu là một người thầy giỏi mình chỉ trao truyền những cái đẹp, những cái hay, những tuệ giác, những từ bi của mình thôi. Còn những yếu kém, những khổ đau mình phải biết ôm ấp, phải biết chuyển hóa, phải biết trị liệu trước khi mình trao truyền cho thế hệ tương lai.

Tác giả bài viết: Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 545
  • Khách viếng thăm: 541
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 86044
  • Tháng hiện tại: 1879919
  • Tổng lượt truy cập: 87684522
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012