Chuyện người trẻ báo hiếu thời hiện đại

Đăng lúc: Thứ sáu - 16/08/2013 02:06 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
Bận làm ăn trên Hà Nội, thương mẹ già một mình ở quê, gia đình anh Hưng đón cụ lên thành phố sống cùng. Nhà cao cửa rộng, ăn uống thịnh soạn nhưng quanh quẩn suốt ngày với 4 bức tường, mẹ anh Hưng sinh bệnh từ chính "chữ hiếu" của con.

Bố mất sớm, mẹ một mình tảo tần nuôi anh Hưng khôn lớn. Sau khi học xong đại học, anh xin vào một công ty xây dựng tại Hà Nội làm việc, sau đó định cư, lấy vợ sinh con ở thành phố. Công việc ngày càng bận, tíu tít với chuyện ăn chuyện học của con cái khiến tần suất vợ chồng anh về thăm mẹ mỗi lúc một thưa dần.

Cách đây nửa năm, anh Hưng đón mẹ lên Hà Nội ở cùng để tiện chăm sóc. Nghĩ vậy là cách báo hiếu tốt nhất với cụ, nhưng anh không ngờ, chính điều đó đã vô tình "cướp" đi nụ cười của mẹ. Quanh quẩn ngày ngày với 4 bức tường trên tầng 3, con cháu đi làm, đi học cả ngày, mẹ anh dần trở nên ít nói ít cười. Từ ngày mẹ lên Hà Nội, anh thấy cụ còn hay kêu nhức mỏi xương khớp, buồn bã chân tay vì không có việc gì để làm. Một lần đưa mẹ về quê cưới cô cháu gái, anh Hưng thấy cụ khác hẳn, cười nói vui vẻ với bà con hàng xóm - điều anh rất ít thấy khi mẹ ở nhà mình.

cong-me.jpg
Đức Hiếu Hạnh thể hiện từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống đời thương. Ảnh minh họa.

"Đợt về ăn Tết, để ý mới thấy cụ già và yếu quá, để sống một mình ở quê không yên tâm nên tôi đưa cụ lên sống với con cháu. Nghĩ giờ con cái khá giả, cần báo hiếu với mẹ già bằng cuộc sống tiện nghi, ăn uống đủ đầy, nào ngờ chính điều đó lại báo hại cụ", anh Hưng tâm sự. Bởi ngày ngày vợ chồng anh và 2 cô con gái đều đi tối ngày, hàng xóm quanh nhà lại toàn người trẻ nên cụ không có ai để nói chuyện, tâm sự. Điều đó cùng với khác biệt về nếp sống, thói quen giữa thành thị - nông thông khiến mẹ anh dần dần sinh bệnh buồn chán, mệt mỏi.

Bàn bạc với vợ, anh Hưng quyết định đưa mẹ trở về quê, nhưng nhờ cô cháu gái trong họ sang ở cùng để tiện bề chăm nom. Vợ chồng anh cũng quyết định sẽ thu xếp công việc để ít nhất mỗi tháng về thăm cụ một lần. "Ngẫm lại mà tủi, mẹ hi sinh cả đời cho mình, mình lại chẳng dành cho mẹ được 2-3 tiếng mỗi ngày, 2-3 ngày mỗi tháng. Người già hóa ra không cần nhà cao cửa rộng, mâm cao cỗ đầy, chỉ cần đời sống tinh thần vui vẻ bên gia đình, con cháu, bạn bè. Cuộc sống hiện đại, vật chất tiện nghi hơn nhưng hóa lại khó tròn chữ hiếu vì bận quá", anh Hưng chia sẻ kinh nghiệm mà mình vừa đúc rút được.

May mắn hơn anh Hưng khi vẫn còn cả bố và mẹ, lại sống cùng nhà nên chị Thanh Thư, kế toán của một chi nhánh điện lực ở quận Hai Bà Trưng, tiện việc chăm sóc các cụ. Mỗi lần đi du lịch, chị đều mua vé, đặt phòng đưa bố mẹ đi cùng để ông bà biết đây biết đó.

Chiều lòng con, bố mẹ chị nhiệt tình tham gia, nhưng mỗi lần đi về, chị thấy bố mẹ đều mệt mỏi hàng tuần liền. Một lần nghe cô bạn tâm sự chuyện nhà, chị ngẫm ra mới hiểu: "Không thể áp đặt sở thích của mình với cha mẹ, điều mình thích chưa hẳn đã khiến người già vui vì sự chênh lệch tuổi tác, điều kiện sức khỏe...". Đau đầu tham khảo trên các diễn đàn, bạn bè, chị Thư hiểu điều cần báo hiếu trước hết là chăm lo sức khỏe cho cha mẹ già, cả về sức khỏe thể chất và tinh thần.

Ngày sinh nhật mẹ cách đây nửa tháng, chị Thư mang về một hộp sữa Majesty XO làm quà. Sau khi nghe con gái nói đây là sản phẩm dinh dưỡng dành riêng cho người già, giúp tăng cường thể lực và hệ miễn dịch, xương chắc, ngừa béo phì, hỗ trợ tiêu hóa..., mẹ chị rơm rớm nước mắt. Bà khóc vì mừng, vì chị giờ đây không còn chỉ ham vui mà đã biết quan tâm đến sức khỏe của mẹ cha từ những điều rất nhỏ. Mẹ chị Thư thường suy nhược cơ thể và đau xương khớp gần 2 tháng nay.

Chị Thư kể, tình cờ nghe chị bạn nói về sản phẩm Majesty XO được làm từ sữa nguyên chất tách béo, kết hợp 9 loại thảo dược quý phương Đông và 37 thành phần dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe người già, nên chị đã mua về. Không ngờ điều đó khiến mẹ cảm động đến vậy. "Báo hiếu không cần nhiều tiền hay cầu kỳ đi đây đi đó, hiếu có thể chỉ là những điều tưởng rất nhỏ, những quan tâm chân thành, nhất là chú ý đến sức khỏe của các cụ", chị Thư tâm sự.

Từ xa xưa, chữ Hiếu đã được coi là nền tảng của đạo đức. “Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên” nghĩa là trong trăm hạnh của con người, hạnh Hiếu đứng đầu. Do vậy,dù khoa học có tiến bộ thế nào, con người có văn minh đến đâu, thì chữ Hiếu của con cháu đối với cha mẹ, ông bà vẫn là thước đo phẩm chất đạo đức giá trị của mỗi người. Thậm chí, thời nay, giới chuyên gia còn nâng đức Hiếu Hạnh trong mỗi con người lên tầm cao hơn không chỉ Hiếu thảo với cha mẹ mà còn Hiếu với nước, Hiếu với dân, Hiếu với Thầy Tổ… "Tứ trọng ân - bốn ơn lớn sâu nặng ấy nếu ai quên đi thì không thể làm người. Bởi “Nhân đạo bất tu, tiên đạo viễn hỹ” Học làm người chưa được thì làm sao học làm Phật?

Xuân Ngọc (Vnexpress)


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 331
  • Khách viếng thăm: 319
  • Máy chủ tìm kiếm: 12
  • Hôm nay: 104012
  • Tháng hiện tại: 2837116
  • Tổng lượt truy cập: 91728689
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012