Một ngày đến với A Lưới, để cảm nhận được A Lưới…

Đăng lúc: Chủ nhật - 19/04/2015 20:21 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
Nhà tình thương

Nhà tình thương

Chúng tôi rời A Lưới vào cuối ngày, trong lòng tôi vẫn cứ mãi băn khoăn khôn nguôi. Còn biết bao nhiêu hoàn cảnh cần được giúp đỡ? Còn biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh cần được chở che? Đến khi nào thì người dân nơi đây mới có thể tự làm giàu bằng chính đôi tay của mình, tại chính nơi họ được sinh ra?
Một ngày với A Lưới

Một ngày đến với A Lưới, để cảm nhận được A Lưới…

Từ sáng sớm, đoàn chúng tôi đã có mặt đông đủ tại Tổ đình Tường Vân để chuẩn bị hành trình đến với A Lưới. Nhiệm vụ hôm nay của chúng tôi là phát cháo tình thương tại bệnh viện huyện A Lưới và đến trao quỹ ủng hộ xây nhà tình nghĩa cho bà con khó khăn ở các xã thuộc huyện A Lưới. Dẫn đoàn chúng tôi là Thầy Tâm Phương, cùng với Sư cô Diệu Trung và Sư cô Hạnh Giải.

5h30 phút sáng, xe bắt đầu khởi hành, mang theo tâm trạng háo hức lẫn hồi hộp của một người lần đầu tiên đến với huyện vùng cao A Lưới như tôi. Quãng đường chúng tôi phải vượt qua là hơn 70km đường đèo, dốc núi cheo leo, tuy mệt nhưng trên xe vẫn luôn rộn rã tiếng cười.

Chúng tôi dừng chân tại Niệm Phật Đường Sơn Thủy và bắt đầu chuẩn bị để nấu cháo tình thương. 9 giờ hai nồi cháo thơm phức, nghi ngút khói đã được hoàn thành, mọi người nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện huyện A Lưới. Mặc dù đã được thông báo trước, nhưng do tâm lý “nhút nhát” của đồng bào dân tộc thiểu số nên rất ít người đến nhận cháo. Vì thế, chúng tôi đành gói lại và đem đến tận từng phòng bệnh để trao cho các bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn.

Có những người, khi chúng tôi mang cháo đến tận giường bệnh, họ không dám nhận, chỉ đến khi chúng tôi giải thích đây là cháo tình thương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện A Lưới và được miễn phí thì họ mới dám nhận và trên mặt họ rạng rỡ nụ cười cùng với lời “ cám ơn” nói bằng tiếng Kinh chưa rõ. Tôi vẫn còn ấn tượng với một chị gái, tầm 25 tuổi, dáng vẻ gầy gò khắc khổ hiện rõ trên khuôn mặt dãi nắng dầm mưa, cầm bát đến nhận cháo.

Tôi cố ý lấy cho chị nhiều hơn một tí, thấy tôi lấy nhiều quá, chị liền hốt hoảng: “Anh cho tui ít ít thôi, cho tui nhiều tui ăn không hết”. Thế mới thấy được cái thật thà, chân chất của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nghèo vùng cao này, họ nghèo, nhưng cái tâm họ trong sáng và luôn hướng thiện. Một lúc sau, 2 nồi cháo đã hết sạch, nhìn bà con đến nhận cháo, ai cũng vui vẻ và không quên nói lời cám ơn, mặc dù ai cũng mệt nhưng khi về mỗi người chúng tôi đều thấy trong lòng hoan hỉ lạ thường.


























 
Sau Lễ Quá Đường, chúng tôi nghỉ 15 phút rồi đi trao quỹ ủng hộ xây nhà tình nghĩa cho bà con. Được biết số tiền trao tặng nhà tình thương này do Phật tử Đinh Trọng Đức hiện trú tại Mỹ ủng hộ. Sáu gia đình chúng tôi đến đều là những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Gọi là nhà nhưng thực chất là những căn lều lụp xụp, chỉ đủ để đặt mỗi chiếc giường ngủ và cũng là nơi sinh hoạt cho cả gia đình.

Vật dụng trong nhà ngoài vài cái nồi niêu xoong chảo thì hầu như không có gì cả. Vách nhà chỉ được làm từ tre đan lại rồi dựng lên, sau đó trét lại bằng bùn nhão trộn với phân trâu. Theo năm tháng, những bức tường đó đã bị thủng nhiều chỗ, tôi đứng tựa mình vào đó và cứ có cảm tưởng là nó sẽ sập bất cứ lúc nào. Vậy mà bà con nơi đây vẫn sống ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, chống chịu với thời tiết, mùa nắng thì nóng nực, mùa mưa thì gió rét cắt da cắt thịt. Nhưng cũng vì cái nghèo mà họ buộc phải sống một cuộc sống tạm bợ như vậy.

Tôi đặc biệt ấn tượng khi đến nhà ông Đặng Thành mặc dù căn nhà nhỏ, cửa còn chưa có cửa nhưng giữa nhà vẫn dành một chỗ thật trang nghiêm để đặt tượng Phật. Theo lời ông, ông đã sống trong căn nhà này 16 năm rồi, trước đây có vợ con nhưng giờ con cái đã lập gia đình, bà cũng đã đi cách đây 4 năm, bây giờ ông sống một mình.

Khi đến nhà anh Biệt, được nghe kể về cuộc sống của vợ chồng anh, tôi hiểu phần nào được cuộc sống người dân nơi đây. Anh 25 tuổi, vậy mà đã lập gia đình và có một con gái 6 tuổi, vợ anh vừa sinh con được gần 3 tháng. Vì quan niệm lạc hậu cứ đeo bám mãi nên các ông chồng chỉ ăn rồi ở nhà trông con, uống rượu, còn tất cả gánh nặng đều đặt lên vai người phụ nữ. Bản thân vợ anh, vừa sinh con chưa được tuần thì đã phải đi làm rẫy để kiếm cái ăn cho chồng con. Thiết nghĩ, chỉ khi quan niệm cổ hủ này được thay đổi, còn không thì cái nghèo khó vẫn cứ đeo bám mãi nơi đây.

Chúng tôi rời A Lưới vào cuối ngày, trong lòng tôi vẫn cứ mãi băn khoăn khôn nguôi. Còn biết bao nhiêu hoàn cảnh cần được giúp đỡ? Còn biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh cần được chở che? Đến khi nào thì người dân nơi đây mới có thể tự làm giàu bằng chính đôi tay của mình, tại chính nơi họ được sinh ra?
 



















 
Tác giả bài viết: Quảng Tịnh - Thiều Đình Hoàng
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 296
  • Khách viếng thăm: 279
  • Máy chủ tìm kiếm: 17
  • Hôm nay: 71203
  • Tháng hiện tại: 2790784
  • Tổng lượt truy cập: 88595387
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012