BĐD PG huyện A Lưới - Trung thu cho em

Đăng lúc: Thứ tư - 26/09/2012 12:37 - Người đăng bài viết: Ban quản trị
Tặng quà Trung thu cho các cháu

Tặng quà Trung thu cho các cháu

Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình, Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh. Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng, Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang.
Hòa chung trong niềm hân hoan khắp cả nước của các cháu thiếu nhi, Vui hội trăng rằm - Tết Trung thu là nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hôm nay ngày 11.08 Nhâm Thìn (Thứ Tư, 26.09.2012) Ban Đại diện Phật giáo huyện A Lưới hòa chung niềm vui ấy đã tặng đến các cháu mầm non trường Mần non Sơn Thủy, Quảng Vinh, huyện A Lưới hơn 255 phần quà cho các cháu tại hai địa điểm nói trên của huyện vùng cao A Lưới. 


Các cháu lớp chồi
Vì một tương lai tươi sáng của con em chúng ta nên chuyến tặng quà  trung thu lần này cũng đã có các mạnh thường quân phát tâm ủng hộ, Ban Đại diện chân thành niệm ân đến quý Đạo hữu Thanh Tùng ở Hoa Hỳ, Đạo hữu Quảng Tân, Xuân Trần thành phố Đà Nẳng. Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa, ý nghĩa của sự săn sóc, của sự báo hiếu, của lòng biết ơn, của tình thân hữu, và của cả sự thương yêu.  


 
Theo phong tục người Việt Nam chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng ông bà và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và cùng ăn bánh kẹo, các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là “phá cỗ.”


 
Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc thương yêu quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Đây cũng là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời biểu hiện tình thân lẫn nhau. Người Trung Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành, đem may mắn lại cho mọi nhà.


Đại đức Thích Tâm Phương đang kể chuyện cho các cháu
Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ
lục bát hay lục bát biến thể để hát:
 Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Hoặc những bài hát của các em thiếu nhi như:


 
Bài Chiếc đèn ông sao:
Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan...tùng dinh dinh là tùng tùng dinh

Thầy trò chúng ta cùng hát nào
Bài Múa sư tử:
Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình
Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng
Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang


 
Bài Rước đèn tháng tám:
Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu


Cô tặng quà cho cháu
 
Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết  của Trẻ em hay Tết Nhi đồng, nhưng người lớn cũng có dự phần trong lễ hội này.


 
 Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.” Trong dịp Tết Trung Thu, không chỉ trẻ em vui thích với những khúc hát rộn ràng mà người lớn cũng có những khúc ca đêm rằm mượt mà của riêng họ, như ca khúc: “Đêm hội trăng rằm"”
Ông trăng soi lên bóng em nằm nghiêng
Ông trăng í a nằm nghiêng
Ông trăng í a nằm nghiêng
Í a í a nằm nghiêng
Nhân gian í a nằm nghiêng



Cháu cảm ơn thầy ạ 































 

Tác giả bài viết: Trọng Quốc - Văn Tú
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 29 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Tăng Tuấn Cường - Đăng lúc: 26/09/2012 21:46
Các bé vui trung thu dễ thương quá. Mong rằng, tất cả trẻ em trên thế giới đều có một mùa trung thu vui vẻ và hồn nhiên ! Cám ơn Thầy và các cô... !
Avata
Thiện Quy - Đăng lúc: 26/09/2012 20:45
like............!!!
 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 503
  • Khách viếng thăm: 471
  • Máy chủ tìm kiếm: 32
  • Hôm nay: 111233
  • Tháng hiện tại: 2911422
  • Tổng lượt truy cập: 91802995
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012