Cách đối trị sự tham đắm ngũ dục mà người Phật tử cần biết

Đăng lúc: Thứ sáu - 17/03/2023 20:35 - Người đăng bài viết: Nguyên Đức
Các phiền não về tham không ngoài sự đắm nhiễm ngũ dục lục trần. Từ cội gốc tham, sinh ra các phiền não tiêu cực khác như: bỏn sẻn, ganh ghét, lường gạt giả dối... gọi là tùy phiền não.
Ngũ dục, chỉ cho năm món nhiễm gồm: sắc dục, tiền của, quyền danh, ăn mặc, ngủ nghỉ. Lục trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Trong lục trần đã thâu nhiếp ngũ dục, nhưng sở dĩ lập riêng danh từ ngũ dục, là muốn nêu ra năm món nhiễm nặng của chúng sinh trong cảnh lục trần. Lục trần nói với tính cách bao quát, ngũ dục với tính cách đặc biệt. Nơi đây nói thêm lục trần là để chỉ cho các thứ nhiễm khác mà trong ngũ dục không có như: thích âm nhạc ca hát, mê tiểu thuyết nhãm nhí...
 
Khi tâm tham nhiễm ngũ dục lục trần khởi động, cách đối trị tổng quát, là nên quán sát thuần thục bốn lý: Bất Tịnh, Khổ, Vô Thường, Vô Ngã.
 
 
1.Bất tịnh
 
Bất là chỉ cho thân không sạch, tâm không sạch, và cảnh không sạch:
Thân không sạch: là phải quán xét thân ta và người bên ngoài nhờ có lớp da che giấu, bên trong chỉ toàn những thứ hôi tanh nhơ nhớp như: thịt, xương, máu, mủ, đờm, dãi, phẩn, nước tiểu v.v... Đã thế mà các thứ nhơ nhớp bên trong còn bài tiết ra cửu khiếu bên ngoài. Suy xét kỹ, sắc thân của chúng sinh không có chi đáng ưa thích.
 
Tâm không sạch: là khi tâm sinh tham nhiễm tất nó đã thành xấu xa nhơ bợn, chẳng khác chi hồ nước trong bị cáu bùn làm bẩn đục. Hồ nước đục không thể soi bóng sắc cây núi trời mây, tâm nhơ bợn mất hết thần thông trí huệ. Nên nhớ câu:
 
Biết tu hành chớ phí uổng công.
 
Tâm bình tịnh thần thông trí huệ!
 
Người đã phát nguyện bước lên đường tu, phải lập chí lần lần dứt trừ tâm phiền não nhiễm dục từ thô đến tế.
 
Cảnh không sạch: là cảnh giới cõi ngũ trược này dẫy đầy bùn đất, đá sỏi, chông gai, lại dung chứa vô số chúng sinh từ thân đến tâm đều nhơ bợn. Cho nên cảnh Uế Độ này không có chi đáng say mê tham luyến.
 
2. Khổ

Khổ là chỉ cho thân khổ, tâm khổ và cảnh khổ:
 
Thân khổ: là thân này đã nhơ nhớp, lại bị sự sinh già bệnh chết, nóng lạnh, đói khát, vất vả cực nhọc chi phối, làm cho khổ sở không được tự tại an vui.
 
Tâm khổ: là khi tâm ta khởi phiền não, tất bị lửa phiền não thiêu đốt, dây phiền não trói buộc, roi phiền não đánh đuổi sai khiến, khói bụi phiền não làm tăm tối nhiễm ô. Cho nên người nào khởi phiền não tất kẻ đó thiếu trí tuệ, vì tự làm khổ mình trước nhất.
 
Cảnh khổ: là cảnh này nắng lửa mưa dầu, chúng sinh vất vả trong cuộc mưu sinh, mỗi ngày ta thấy trước mắt diễn đầy những hiện trạng nhọc nhằn bi thảm.
 
3. Vô thường

Vô thường gồm thân vô thường, tâm vô thường và cảnh vô thường:
 
Thân vô thường: là thân này mau tàn tạ, dễ suy già rồi kết cuộc sẽ phải đi đến cái chết. Người xưa đã than:
 
Nhớ thuở còn thơ dong ngựa trúc.
 
Thoát trông nay tóc điểm màu sương.
 
Mưu lược dũng mãnh như Văn Chủng, Ngũ Tữ Tư; sắc đẹp dễ say người như Tây Thi, Trịnh Đán, kết cuộc:
 
Hồng nhan già xấu, anh hùng mất.
 
Đôi mắt thư sinh cũng mỏi buồn.
 
Tâm vô thường: là tâm niệm chúng sinh thay đổi luôn luôn, khi thương giận, lúc vui buồn. Những niệm ấy xét ra huyễn hư như bọt nước.
 
Cảnh vô thường: là chẳng những hoàn cảnh xung quanh ta hằng đổi thay biến chuyển, mà sự vui cũng vô thường. Món ăn dù ngon, qua cổ họng rồi thành không; cuộc sum họp dù đầm ấm, kết cuộc cũng phải chia tan; buổi hát vui rồi sẽ vãng; quyển sách hay, lần lượt cũng đến trang cuối cùng.
 
4. Vô ngã
 
Vô ngã nghĩa là không có ta, không tự thể, tự chủ. Điều này cũng gồm có thân vô ngã, tâm vô ngã và cảnh vô ngã:
 
Thân vô ngã: là thân này hư huyễn không tự chủ, ta chẳng thể làm cho nó trẻ mãi, không già chết. Dù cho bậc thiên tiên cũng chỉ lưu trụ được sắc thân trong một thời hạn nào thôi.
 
Tâm vô ngã: chỉ cho tâm hư vọng của chúng sinh không có tự thể; như tâm tham nhiễm, niệm buồn giận thương vui thoạt đến rồi tan, không có chi là chân thật.
 
Cảnh vô ngã: là cảnh giới xung quanh ta như huyễn mộng, nó không tự chủ được, và bị sự sinh diệt chi phối. Đô thị đổi ra gò hoang, ruộng dâu hóa thành biển cả, vạn vật luôn luôn biến chuyển trong từng giây phút, cảnh này ẩn mất, cảnh khác hiện lên.
 
Khi quán xét từ thân tâm đến cảnh giới đều bất tịnh, khổ, vô thường, vô ngã, hành giả sẽ dứt trừ được tâm tham nhiễm. Bởi chúng sinh thiếu mất trí tuệ, thường sống trong sự điên đảo, không sạch cho là sạch, khổ cho là vui, vô thường cho là thường, vô ngã cho là ngã, rồi sinh ra mê say đắm nhiễm, nên Đức Phật dạy phải dùng bốn pháp này để quán phá bốn sự điên đảo đó.
 
Chẳng hạn như sự dục nhiễm ở nhân gian, loài người cho là vui sạch đáng ưa thích, nhưng chư thiên cho là hôi tanh nhơ nhớp, chẳng khác chi ta thấy loài chó lợn ăn đồ ô uế. Sự dục nhiễm của chúng sinh rất si mê điên đảo đại khái là như thế, nên người tu phải cố gắng lần lượt phá trừ.
 
(Lược trích ấn phẩm: “Niệm Phật thập yếu”
 
HT. Thích Thiền Tâm
 
Tịnh Liên Đồ Thư Quán Xuất Bản)

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 367
  • Khách viếng thăm: 348
  • Máy chủ tìm kiếm: 19
  • Hôm nay: 91234
  • Tháng hiện tại: 350434
  • Tổng lượt truy cập: 109725053
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012