Nguồn gốc ngày cúng cô hồn 23 tháng 5 âm lịch ở Huế

Đăng lúc: Thứ tư - 08/07/2015 09:26 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Ngày 23 tháng 5 âm lịch hàng năm là ngày cúng âm hồn của người dân thành Huế. Lễ cúng tế vừa có tính chất gia đình lại vừa có tính chất cộng đồng của các đoàn thể, tổ chức, tập thể những người cùng chung một ngành nghề, cùng ở trong một thôn, xóm, phường... Việc tổ chức cúng âm hồn trọng thể như vậy liên quan đến sự kiện kinh đô thất thủ năm 1885.

Năm 1884, Pháp đã chiếm trọn hai miền Nam Bắc. Huế, trái tim của đất nước, trong cơn nguy biến mà mọi người dân Việt Nam đang lâm vòng nô lệ nhìn về. 

Tối 22 qua rạng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu tức là đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 tháng 7 năm 1885, Thượng Thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết và Đề Đốc Trần Xuân Soạn đã chỉ huy 20.000 binh lính mở cuộc tổng tấn công vào thành lũy của quân Pháp ở Toà Khâm và Mang Cá, sào huyệt giặc bên sông Hương. Quân ta chiến đấu rất gan dạ. Tôn Thất Thuyết bố trí cuộc tấn công rất chu đáo nhưng vũ khí giới kém nên bị thua trận.

Trấn Bình Đài ( Đồn Mang Cá) nơi quân Pháp đồn trú và diễn ra trận đánh

Trường ĐH Sư Phạm xưa kia là Trung học Kiễu Mẫu. Trước đó nữa là tòa khâm sứ Trung Kì. Một trong hai nơi đóng quân của Pháp và diễn ra trận đánh.

Rạng sáng, quân Pháp bắt đầu phản công dưới sự chỉ huy của Pernot. Pháp đã chia quân làm ba ngã để tiến vào kinh thành. Từng đợt xung phong chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt để tràn vào các cửa Đông Ba, Thuợng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa. Toán từ Cửa Trài, phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà, tiến vào Lục Bộ, cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Hoàng Cung. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho tấn công quân triều đình đang tử thủ vườn Ngự Uyển để tiếp ứng toán quân đang cố phá đổ một cách vô hiệu quả cửa Hiển Nhơn vẫn đứng trơ gan trong khói lửa. Quân triều đình không giữ nổi thành phải tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba đã bị toán quân Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên bao vây. Cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xảy ra: hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống trong đêm hôm đó vì bị trúng đạn của Pháp, hay một số do chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành. Hầu như không có gia đình nào không có người bị tử nạn trong đêm binh biến này.

Cửa Đông Ba vào năm 1885 đã diễn ra sự kiện đau thương với hơn 1.500 người con Huế ngã xuống.

Ngày 23 tháng 5 âm lịch (05.7.1885) từ đó về sau đã biến thành ngày giỗ lớn, ngày "quầy cơm chung" hàng năm của cả thành phố Huế. Họ cúng cho tất cả những người tử nạn: quân sĩ, dân chúng, quan lại, thợ thầy, do nhiều nguyên do: hoặc dày đạp, chen lấn nhau mà chết, hoặc bị đạn Pháp hoặc bị ngã xuống thành khi tìm cách leo ra khỏi thành, hoặc sẩy chân rơi xuống hồ ao dày đặc  trong thành, nhất là hồ Tịnh Tâm… trong khoảng từ 02g đến 04g sáng 23.5 năm Ất Dậu.

Hồ Tịnh Tâm nơi nhiều người bị ngã xuống khi tháo chạy.

Ngày chính cử hành nghi lễ là ngày 23 tháng 5 ÂL. Nhưng đối với các tư gia thì có thể tùy theo từng gia đình mà tổ chức từ 23 đến 30 tháng 5. Người ta thường dựng rạp hoặc bày bàn cúng ngoài trời. Lễ cúng ít nhiều tùy gia đình nhưng tối thiểu phải có chè, cháo, gạo, muối, hoa quả, nhang, trầm, trà, giấy tiền vàng bạc, hột nổ, áo binh, giấy ngũ sắc, cau trầu, rượu. Ðặc biệt, trong lễ cúng 23 tháng 5 này, từ gia đình cho đến tập thể phải nhớ có một bình nước lớn và một đống lửa đốt bên cạnh bàn thờ cúng. Người ta tin rằng các âm hồn sẽ đến uống nước và sưởi ấm bên đống lửa, vì nhiều người trong biến cố đã chết khát, chết lạnh lẽo dưới ao, hồ, sông, suối trong rạng ngày 23 tháng 5.

 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 661
  • Khách viếng thăm: 650
  • Máy chủ tìm kiếm: 11
  • Hôm nay: 48182
  • Tháng hiện tại: 2856325
  • Tổng lượt truy cập: 88660928
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012