Động & tĩnh

Đăng lúc: Thứ ba - 11/08/2015 22:05 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Học Phật và định tâm là hai Phật sự tăng trưởng trí tuệ nhiều nhất nhưng có lẽ lại ít người tham gia nhất.



Mong rằng các chùa tổ chức thêm các lớp học Phật, các buổi tu tập cho Phật tử tham gia.

Mười mấy năm làm công quả cho Tam bảo, tôi nhận ra một điều, hình như người ta đi chùa mà động vẫn nhiều hơn tĩnh. Thế mới lạ!

Tôi có nhiều lứa học trò học Phật pháp, rồi lại quen biết nhiều Phật tử, lại thêm quan sát các chùa, cho nên tôi rút ra kinh nghiệm như thế. Trong các Phật sự như nấu cơm từ thiện, đi phóng sanh, xây dựng, khám bệnh, lễ lạt… thì người ta tham gia rất đông vui, hăng hái. Thật sự là hăng, vì đông mà, và hễ đông thì vui, cho nên dù cực mấy vẫn thích đi làm. Làm thì tay chân chuyển động, miệng thì nói cười, có khi ì xèo cả chuyến xe, ì xèo cả nhà bếp, ì xèo cả chùa. Không ai bắt lỗi cả, vì thấy nó vui, thấy Phật sự thành công thì thích. Thật lòng tôi cũng tán thán công đức của mọi người, cũng thích tham gia với mọi người. Tam bảo nhờ có vậy mà hoạt động và phát triển.

Tuy nhiên, có chút tiếc nuối, giá như mọi người cân bằng giữa động và tĩnh thì hay biết bao. Tĩnh ở đây là học Phật, ngồi thiền (hoặc tụng kinh, niệm Phật, trì chú). Những hoạt động này dường như bắt người ta ngồi yên cả thân mình, tay chân, mồm miệng. Dù có hoạt động đi nữa thì cũng ít hơn so với các Phật sự khác, chẳng hạn, tay thì viết khi học, miệng thì đọc khi niệm Phật, tụng kinh, trì chú. Ít vậy thôi. Vừa yên tĩnh, vừa nghiêm trang. Cho nên người ta dễ chán, ngại tham gia.

Đặc biệt là ngồi học Phật, hoặc đọc sách Phật, nhiều người hoàn toàn không dự. Ngồi nghe giảng hoặc đọc sách đều dễ buồn ngủ, trí não hoạt động lại mệt hơn tay chân hoạt động. Thế là trốn. Ngồi thiền càng ngán, vì thấy “không có gì hết”. Tâm thức hoạt động một mình, soi rọi một mình, buồn quá. Hoặc theo pháp Chánh niệm tỉnh giác thì dù làm việc gì cũng im lặng mà làm, chú tâm mà làm, ít ồn ào loạn động. Thế cũng là “không có không khí”, không thấy vui. Tóm lại, học Phật và định tâm là hai Phật sự tăng trưởng trí tuệ nhiều nhất nhưng có lẽ lại ít người tham gia nhất. Tôi gọi đây cũng là Phật sự. Bởi Đức Phật ngày xưa khuyên mình tu học chính là học giáo lý và thiền định. Chính điều này mới thực chất là Phật sự để tiến đến giải thoát.

Dĩ nhiên cũng phải lo làm phước vì “phước huệ song tu” mà. Nhưng bây giờ, người ta chỉ hiểu Phật sự là tổ chức lễ lạt, nấu cơm, xây chùa, phóng sanh, bố thí v.v… mà tách chuyện học pháp và thiền định ra thành một cụm khác dường như không dành cho mình, dường như không phải là bổn phận của mình. Nói đúng hơn, người ta thích động hơn tĩnh, thích tu phước hơn tu huệ. Chỉ đến khi nào người ta được thực tập thì mới thấy niềm vui trong việc học, gọi là pháp hỷ; niềm vui khi thiền định, gọi là định sanh hỷ lạc; niềm vui khi niệm Phật, trì chú cũng tương tự như thế.

Vì vậy, mong rằng các chùa nên tổ chức thêm các lớp học Phật, các buổi tu tập cho Phật tử tham gia. Kinh phí làm Phật sự nên chia sẻ cho việc giáo dục. Bởi giáo dục cũng là Phật sự, sao không mấy ai chịu tổ chức. Có thể ban đầu người ta chưa quen, ít tham gia đạo tràng, lớp học, hoặc tham gia mà rơi rụng dần. Nhưng cứ kiên trì giữ đạo tràng ấy. Phải có cơ hội cho người ta quen với sự tĩnh lặng, có cơ hội cho người ta nhận được pháp hỷ. Nếu không, đến chùa bây giờ chỉ là làm phước, cầu phước, còn bản thân mỗi người vừa động bên ngoài, vừa động trong tâm, thì tội lắm thay!  

Diệu Kim (GNO)

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 547
  • Khách viếng thăm: 532
  • Máy chủ tìm kiếm: 15
  • Hôm nay: 115079
  • Tháng hiện tại: 2205100
  • Tổng lượt truy cập: 91096673
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012