Thực Tập quán niệm về vụ thảm sát tại Bình Phước

Đăng lúc: Thứ ba - 14/07/2015 23:13 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
Bằng sự tiếp thu năng lượng từ Đức Phật xin thắp một nén hương cho những nạn nhân xấu số, cầu nguyện các nạn nhân được tái sinh về cõi lành.

Trong những ngày qua, cả nước xôn xao bàn tán vụ án thảm sát 6 mạng người tại Bình Phước, chúng ta không khỏi bàng hoàng xót xa, kinh hãi trước sự việc.

Qua mấy ngày điều tra phá án Bộ Công An đã kết hợp Công An tỉnh Bình Phước bắt 2 nghi can, bước đầu chúng đã nhận tội. Và đã có cuộc họp báo đưa ra kết luận chính chức về vụ án từ Bộ Công An.

Tuy nhiên, những ngày qua một số trang mạng vẫn khai thác thông tin theo hướng mơ hồ, suy diễn, có những kết luận có phần hàm oan cho những nạn nhân để nhằm mục đích câu View. Nếu chúng ta không có con mắt trí tuệ dễ đi lạc sâu vào ảnh tượng của vụ án, và có khi bị ám ảnh. Là người học Phật ta cần nhìn nhận vấn đề theo sự hiểu biết chân thật.

Quy luật Nhân Quả rõ ràng

Ta thấy quy luật Nhân Quả rõ tàng trong vụ án này. Người làm ác, những kẽ gây án không chạy trốn khỏi vòng pháp luật. Manh nha từ lòng tham, sự ích kỷ, vô minh và thù hận mà 2 nghi can đã gây ra tội ác tày trời. Hiện đời bị pháp luật trừng trị thích đáng, và gây đau khổ cho người thân, sự căm phẫn cho xã hội. Quả báo ở vị lai là sẽ bị đọa lạc vào ác xứ, địa ngục, gặp nhiều điều đau khổ như chính họ đã tạo cho người khác.

Về phía những người nạn nhân, ta thấy thật xót xa đau khổ cho chính họ và người thân. Dư luận xã hội sẽ tự đặt câu hỏi rằng 2 Ông bà chủ xưởng gỗ là người làm ăn lương thiện có đóng góp cho xã hội sao lại rơi vào tình cảnh bi thương này? Có lẽ đây là oan khiên từ đời trước và kết  hợp với những oan kết ở hiện đời. Oan khiên đời trước ta chưa thể nhìn thấy rõ ràng được nhưng ta biết là có thật bằng sự liên hệ với mẫu truyện oan kết giữa ái phi của Vua Lương Võ Đế là bà Hy Thị và Hòa thượng Chí Công ( Tích truyện kinh Lương Hoàng Sám).  

Nạn nhân L đã quá tin và chiều chuộng bạn trai và có khi đã cãi lời cha mẹ. L đã cho D quá nhiều sự mơ ước dẫn đến sự tham vọng. Qua sự việc gia đình Ông M cho chúng ta nhiều bài học về sự giáo dục con cái, cách dạy bảo con, và sự tác hợp tình yêu cho chúng trước tuổi kết hôn. Và quan trọng hơn tất cả chúng ta đều không được tự mãn với phước đức của bản thân, vì vẫn còn đâu đó những oan khiên, những mầm mống của oan trái. Tất cả chúng ta đều cần tích cực tu hành hơn nữa để gieo trồng thật nhiều phước đức nhằm chuyển hóa oán thù nghiệp chướng ( Y Báo và Chánh Báo tốt đẹp hơn).

Bài học về Tình Yêu

Ta thấy tiếc thay cuộc đời của D từ sự tự tin, tham vọng khi làm người yêu của một cô gái trẻ đẹp con của gia đình giàu có, sau khi chia tay, Anh ta đã mặc cảm, thất vọng và hận thù. Chính điều này đã khơi mầm cho một loạt hành động tàn ác và kéo theo một cậu T có lòng tham phải chịu sự trừng trị của Pháp Luật. Tình yêu đích thực không phải là sự chiếm hữu mà phải là hai người tình nguyện đến với nhau. Tình yêu đích thực phải là sự quan tâm, chia sẽ cùng nhau. Ta yêu một người thì phải yêu luôn gia tộc người ấy, và buồn vui của người là buồn vui của mình. Tình yêu nến không còn sự tác hợp, hãy cứ để nguyên là nó, hãy giữ lại những kỷ niệm đẹp. Đừng mang tâm lý thù hằn, ác tâm để vấy bẩn tình yêu, để mưu hại rồi tạo ra những tình huống đáng tiếc.

“Như sét do sắt sinh ra

 rồi trở lại ăn sắt,

ác nghiệp do người gây ra

 rồi trở lại dắt ngươi đi vào cõi ác”

( Kinh Pháp Cú)

Sự giáo dục con cái

Qua sự việc ở Bình phước ít nhiều gia đình đã giật mình và nghiệm lại những mối quan hệ của con em họ. Tâm lý của người Việt  là phải cho con cái cả sự nghiệp, cả gia tài. Ở phương tây có những tỷ phú như bill gates họ chỉ để lại cho con một phần rất ít trong số tài sản mà họ có. Họ muốn con họ thành đạt bằng chính sự nỗ lực của tự thân là chính. Thực tế, vẫn khó sao y  cách làm trên để áp dụng cho gia đình Việt. Nhưng chúng ta hãy cho con học đầy đủ kiến thức, học cách sống, cách thương yêu, cách sử dụng đồng tiền và chọn thời điểm thích hợp để giao phần tài sản cho chúng.

Tình cảm của người Việt và sự chú trọng xây dựng tình cảm gia đình.

Trong tang lễ cuả 6 nạn nhân, hàng nghìn người đã viếng thăm và đưa tiễn. Có thể nói người Việt Nam rất có tình cảm và tính cộng đồng. Đây là điều đáng quý giữa cuộc đời này, chúng ta cần phát huy tinh thần tương thân tương trợ trong tất cả hoạn giữa cuộc đời này. Nhưng chúng ta cần chú trọng hơn nữa tình cảm trong gia đình.

Theo sự phân tích của tiến sĩ Lê Nguyên Thanh - trưởng bộ môn tội phạm học, khoa luật hình sự Trường đại học Luật TP.HCM      “ vấn đề vẫn là sự gắn kết của các thành viên trong gia đình và xã hội. Nếu ở nông thôn có sự chia sẻ trông nom giữa những người hàng xóm trong bất kể vấn đề gì thì ở thành phố điều đó không có. Việc ai biết nhà nấy, ai sống cuộc sống của người ấy khiến con người xa nhau hơn có những gia đình thường không có thời gian ngồi với nhau lấy 30 phút, mà nếu có ngồi cùng thì mỗi người mỗi việc. Mẹ coi tivi, bố ôm máy tính, con thì chúi mũi vào smartphone.

Họ không tâm sự và chia sẻ với nhau những khó khăn hoặc những vướng mắc trong cuộc sống, thậm chí cả những thứ mà họ cho rằng đó là sự tự ái của bản thân. Khi những nỗi buồn này tích tụ lại lâu ngày thì hình thành nên việc muốn giải quyết theo hướng 
tiêu cực.

Trong những tình huống cụ thể như những vụ án đã xảy ra, ví như cậu bé giết bạn ném xuống sông rồi tống tiền, tại phiên tòa cậu ta cho rằng bởi bị mất xe máy và máy tính, nhưng thay vì nói với gia đình hoặc người thân để tìm hướng giải quyết thì cậu ta lại nhắm vào số tài sản mà mẹ của cậu bạn thân có.

Từ đó lên kế hoạch bắt cóc, rồi giết người, rồi tống tiền gia đình. Nếu cậu ta chia sẻ với gia đình, có thể đã giải quyết được vụ việc.”

Trách nhiệm của Văn hóa và Truyền thông.

Ca Sĩ Hà Anh Tuấn chia sẻ về nghi phạm vụ thảm sát ở Bình Phước Anh cho rằng văn hóa giáo dục và cả âm nhạc có trách nhiệm lớn trong việc hình thành nhân cách giới trẻ hiện nay. Nhưng ở đây còn là trách nhiệm của truyền thông, bây giờ các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển, bất kể việc gì người ta cũng đưa lên mặt báo. Bức tranh xã hội bỗng trở nên u ám, nặng nề và điều này cũng có tác động nhất định đến giới trẻ - là độ tuổi rất hay vào mạng. Theo Phật Giáo, những người làm Văn Hóa và Truyền thông nếu không phát triển được nhân cách cho người đọc, người xem mà còn làm hại tâm thức họ thì mang một tội nghiệp rất lớn, vì đây là những người hướng dẫn tư tưởng, suy nghĩ cho cả một cộng đồng.

Cuối cùng, bằng sự tiếp thu năng lượng từ Đức Phật xin thắp một nén hương cho những nạn nhân xấu số, cầu nguyện các nạn nhân được tái sinh về cõi lành. Và, xin thực tập việc xót thương cho những con người vô minh, Mong rằng đạo đức của dân tộc được xây dưng, phát huy trở lại, xin cho ngọn đèn Phật Pháp xóa tan bóng tối của vô minh và thù hận để xây dựng một xã hội an lành, hạnh phúc.

Thích Quang Hướng


Nguồn tin: Đaophatngaynay.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 302
  • Khách viếng thăm: 299
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 91404
  • Tháng hiện tại: 2689857
  • Tổng lượt truy cập: 91581430
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012