Mối tương quan giữa Tôn giáo và Quốc gia

Đăng lúc: Thứ ba - 02/10/2012 07:16 - Người đăng bài viết: Ban quản trị
Nhà nước luôn xem tôn giáo với hệ thống chức sắc và tín đồ vẫn là công dân của quốc gia vì tất cả vẫn phải sống trong quốc gia, chấp nhận pháp luật quốc gia, phải thực hiện đầy đủ bổn phận và thụ hưởng quyền lợi của công dân.
Mối tương quan giữa Tôn giáo và Quốc gia

Mối tương quan giữa Tôn giáo và Quốc gia

Tôn giáo thì tràn ngập các tín điều cao siêu vượt khỏi trần gian, và vì thế, khái niệm quốc gia rất mờ nhạt.
Tôn giáo luôn yêu cầu sự biệt đãi của quốc gia dành cho mình vì như vậy mới xứng đáng với các niềm tin cao siêu dường như trên cả quốc gia.
Nhà nước thì chỉ yêu cầu đơn giản làm gì thì làm, tin gì thì tin, nhưng đừng vi phạm pháp luật của quốc gia.
Mối tương quan giữa quốc gia và tôn giáo luôn là vấn đề tế nhị từ xưa tới nay.
Có tôn giáo mặc nhiên xem chính quyền là công cụ, và nắm luôn quyền lực nhà nước; có tôn giáo khéo léo kín đáo chi phối quyền lực nhà nước để lấy ưu thế riêng cho mình.
Riêng Phật giáo thì chẳng mưu tính gì cả, rất vô tư tu hành, thường vui vẻ sống hoà đồng với dân tộc. Vua thương thì tốt, vua ghét thì ráng chịu. Nhưng cũng vì vô tư quá nên Phật giáo dễ bị các thế lực khác âm thầm tác động chi phối.
Hiện nay Phật giáo cũng có vài ý kiến muốn độc lập khỏi sự gắn bó với nhà nước vì cho rằng tôn giáo nên được độc lập, không cần phải có ý kiến của nhà nước. Phật giáo mà tách khỏi nhà nước, tức là tách khỏi dân tộc quốc gia, lập tức rơi vào ảnh hưởng của các thế lực lạ liền.
Chẳng hiếm gì những tu sĩ nhận tiền của các tổ chức ngầm để tải các đường lối điều khiển của thế lực đó vào Phật giáo. Các quốc gia Phật giáo truyền thống lâu đời vẫn "khóc ròng" vì nạn mặc cà sa mà làm việc cho ma này. Những tu sĩ gián điệp này theo lệnh của ai đó mà luôn tìm cách tiêu diệt nhân tài của Phật giáo, ngăn cản những Phật sự quan trọng, gây chia rẽ giữa Tăng chúng, kéo phe phái riêng. Các tu sĩ gián điệp này hoặc là nỗ lực lôi kéo quần chúng cho thật đông để sau này phục vụ ý đồ chính trị cho giặc, hoặc ngồi yên chẳng giáo hoá gì cả. Họ luôn tìm mọi cách để leo lên các vị trí rất cao trong Giáo hội để có thể hoạt động hiệu quả. Điều đặc biệt là tiền chi không tiếc để mua chức.
Nhà nước thì đơn giản giữ cho Phật giáo ổn định hoạt động trong pháp luật quốc gia. Song song đó có những thế lực ngầm lèo lái Phật giáo đi theo hướng khác, suy yếu, chia rẽ, không làm được gì, và cuối cùng là ly khai khỏi sự gắn bó với nhà nước. Chỉ cần Phật giáo tách khỏi nhà nước là rơi vào tay của các thế lực khác liền. Ngay cả đang còn gắn bó với nhà nước mà Phật giáo đã bị các thế lực khác âm thầm chi phối rồi.
Giáo lý của Phật thì cao siêu, nhưng không có mấy người theo kịp các giá trị cao siêu đó,  nên họ vẫn có thể bị mua chuộc, lôi kéo, dụ dỗ, rồi làm tay sai cho bên ngoài. Chỉ những tu sĩ chân tu đạo hạnh mới có thể giữ được mình thoát khỏi các trò hiểm độc của ma. Ai để cho tâm chạy theo ngũ dục đều có thể bị dính bẫy.
Phương pháp của các thế lực đen thì gom vào 3 điều. Một là lôi kéo móc nối người của Phật giáo. Hai là tiêu diệt những ai không lôi kéo được. Ba là cài người đã được đào tạo vào Phật giáo.
Người nào được cài vào và người bị móc nối thì được hỗ trợ để hoạt động. Người nào bị tiêu diệt, bị hạ uy tín, bị gạt bỏ thì là người không lôi kéo được.
Thế thì Phật giáo gắn bó với nhà nước nghĩa là bị nhà nước điều khiển à?
Thưa không, nhà nước chẳng có chuyện gì để điều khiển Phật giáo cả, chỉ muốn Phật giáo ổn định theo cuộc sống của quốc gia. Nếu có quan chức nào muốn gây khó khăn cho Phật giáo, hay muốn điều khiển Phật giáo theo hướng xấu, thì có khi kẻ đó là gián điệp hai mang, vừa là người của nhà nước, vừa bí mật làm cho giặc.
Những tu sĩ nào tu hành bình thường thì nhà nước cứ xem là công dân. Tu sĩ nào đạo hạnh cao siêu thì nhà nước kính trọng xứng đáng. Công bằng như thế. Nhưng mọi việc của Phật giáo đều phải được nhà nước quan sát, bàn bạc, tham mưu. Như thế gọi là gắn bó. Việc của Phật giáo cũng là việc của dân tộc, việc của quốc gia, việc của nhà nước. 
 
Tác giả bài viết: Minh Đăng
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 345
  • Khách viếng thăm: 288
  • Máy chủ tìm kiếm: 57
  • Hôm nay: 60773
  • Tháng hiện tại: 2860962
  • Tổng lượt truy cập: 91752535
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012