Thủ pháp truyền thông sự kiện Nick Vujicic trong mối liên hệ với Phật giáo

Đăng lúc: Thứ hai - 12/08/2013 06:45 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
Trước hết, xin khẳng định lại, Nick Vujicic (Nick) là một người tốt. Bài viết không nhằm vào anh, mà nhằm vào kế hoạch truyền thông về anh, và những người hoạch định, tổ chức, tham gia vào kế hoạch này.

Một số bạn đọc có góp ý rằng tôi viết về cải đạo quá nhiều, nên giảm bớt lại. Tôi đã tiếp thu ý kiến của một số bạn đọc đó và làm theo. Tuy nhiên, qua vụ việc Nick, chúng ta có thể thấy những cảnh báo về cải đạo đã tác động rất giới hạn đối với Phật giáo Việt Nam. Khi phía thực hiện cải đạo có những kế hoạch mới, kỹ thuật mới, thì đã có không ít Phật tử đã lúng túng, bị động, rơi vào cái bẫy truyền thông tinh vi!

Vì vậy, nay xin phép tiếp tục đề tài này, với trường hợp việc Nick đến Việt Nam.

CƠN KHÁT MỸ ĐÌNH

Qua bài “Lửa đã cháy trên quảng trường Mỹ Đình, Hà Nội” đăng trên trang Hoithanh.com, chúng ta đã thấy những người đi cải đạo cần sân vận động Mỹ Đình đến mức độ như thế nào! NẾU CHỈ ĐỂ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG, THÌ CẦN NHÀ THỜ, CHỨ CỨ GÌ PHẢI SÂN VẬN ĐỘNG, MÀ CỨ PHẢI LÀ SÂN MỸ ĐÌNH MỚI ĐƯỢC?
Đó là vì để cải đạo. Người Phật tử dễ đến sân vận động xem ca nhạc, nghe diễn thuyết (như trường hợp Nick), hơn là đến nhà thờ.

Tại sân vận động, theo bài bản, người ta cũng dễ tạo ra cơn phấn khích đám đông (có thể vài chục ngàn người), với những hành vi kích động tâm lý, mà ta có thể dễ dàng nhận thấy qua ảnh, hay video clip như: khoa tay, múa chân, co giật, gào thét, giằng xé, giãy giụa, khóc lóc, kêu la… Biệt ngữ họ vẫn dùng là cơn “phấn hưng” (từ này không có trong từ điển tiếng Việt, do họ tạo ra, bằng việc đảo ngược từ “hưng phấn”).

Những cơn “phấn hưng” đó mang màu sắc tâm thần hưng cảm, rất nguy hiểm, nhưng vô cùng đắc lợi cho việc kích thích cải đạo.

Cái kiểu tiếp tục diễn thuyết dưới mưa, lôi kéo cử tọa đứng nghe dưới mưa, truyền hình phải phơi camera dưới mưa… là một dạng “phấn hưng” kích thích đó. Nó cần hiệu ứng đám đông. Vì vậy, rất cần đến sân Mỹ Đình!

Diễn tả kỹ thuật truyền thông này cho người theo đạo Phật rất khó. Vì Phật giáo không chấp nhận việc kích thích tình cảm dưới mọi hình thức, mà ở đây lại là kích thích trong môi trường và phương tiện số đông. Do đó, Phật giáo xa lạ với sinh hoạt tôn giáo kiểu này.

Kỹ thuật kích thích đám đông này có từ lâu, nhưng được coi là đạt đến đỉnh cao với Joseph Goebbels, người cầm đầu bộ máy tuyên truyền của Đức Quốc Xã: Việc tụ tập đám đông kích thích xúc động như thế kèm cờ, biểu tượng, ánh sáng mạnh, âm nhạc, lời kêu gọi, tuyên ngôn, lửa, máy bay vút qua, tiếng hô đồng loạt…                                                                                                 

Phần lớn những thứ này chúng ta đã thấy trong bài viết “Lửa đã cháy trên quảng trường Mỹ Đình, Hà Nội”, với những khuôn mặt kích thích tình cảm cao độ, như ngây dạy đi động tác quyết liệt, đốt lửa, pha đèn, hò hét…

Tu tập đến hàng vài chục ngàn người làm như thế, thì hỏi ai không sợ. Kết quả việc không thể sử dụng sân Mỹ Đình để làm những lần tiếp theo là việc đương nhiên!
Như thế, Mỹ Đình vẫn là mục tiêu số một và đã có nhiều cố gắng để lại sử dụng (xem bài trước), nhưng không thể.

“LẠ HÓA” VÀ CÁC QUÂN CỜ MỚI

Trước tình hình đó, muốn vào lại Mỹ Đình, tập họp vài chục ngàn người, thì phải tính kế mới. Kỹ thuật được dùng ở đây có thể tạm gọi là “defamiliarization” hay, trong tiếng Nga “Ostranennie”, tạm dịch “lạ hóa”. Đây là một thuật ngữ lý luận văn học của những nhà lý luận trường phái hình thức Nga (formalism), mà chúng tôi mượn để dùng trong truyền thông. Nó chú trọng những thủ pháp hình thức, xem việc tìm những hình thức mới để truyền đạt một nội dung xác định là điều quan trọng.

Mục tiêu vẫn là sân Mỹ Đình, với vài chục ngàn người, và lời chứng. Nhưng trong một cách trình bày khác, mới về hình thức.

Trên sân khấu vẫn là các mục sư, nhà truyền bá phúc âm. Có điều họ sẽ diễn đạt với một hình thức khác. Lần này, nhà truyền bá phúc âm là Nick, cộng với một mục sư phiên dịch.

Với một hình thức khác thì phải khai thác cho đáng. Thế là có nhà tài trợ là Phật tử và đài truyền hình quốc gia, báo chí, xe mô tô hụ còi, xe công an mở đường…

Đây là những yếu tố hệ quả của hình thức mới. Họ hy sinh chỗ này thì vớt vát lại ở chỗ khác. Trên bàn cờ có thêm những quân cờ mới rất đắc dụng.

Thật ra, với hình thức mới, trong kỹ thuật mới, họ không mất gì cả. Trên bục diễn thuyết vẫn là mục sư, vẫn có cơn phấn kích, họ rao giảng dưới mưa, vẫy chào cuồng nhiệt, tiếng khóc và nước mắt… Chỉ có là sự kiện được chia làm nhiều giai đoạn và kéo dài nó ra (đúng tinh thần của “defamiliarization”).

Khi có 3 quân cờ chính: Nick + nhà tài trợ Phật giáo + VTV, thì ắt có những quân cờ sau đó: báo chí, truyền thông, hoạt động cổ động, đám đông, cử tọa doanh nhân

Họ đã tái chiếm Mỹ Đình bằng Nick và nhà tài trợ Phật giáo. Tất nhiên, là bề ngoài Nick phải không làm việc truyền đạo. Nhưng với những tính toán kỹ, ông này sẽ xé rào khi có thể. Như thế sẽ xảy ra cái điều mà người ta gọi là “ngăn Nick giảng đạo”. Nhưng Nick đâu có phải được mời đến để giảng đạo? Không có việc ngăn cản Nick gì hết, mà chỉ là việc Nick đã làm cái việc mà không phải việc của anh ta. Một điều, có thể nói là không giữ lời.

Điều không giữ lời đó trên sân Mỹ Đình được các trang web Tin Lành coi là thắng lợi. Họ ngắt những giây phút đó thành những clip video riêng và lan truyền nó. Thực sự, họ đã có những phút chiếm Mỹ Đình thực sự và họ “phấn hưng” ra mặt với những giây phút đó.

KHÔNG CÓ PHÉP LẠ NÀO HẾT Ở ĐÂY, mà chỉ có sự vận dụng khéo léo các kỹ thuật tạm gọi là mới trong truyền thông, “defamiliarization” thành công. Cái điều nói ra được diễn đạt mới lạ, đánh lạc hướng chú ý của người tiếp nhận. Cái điều muốn nói ra (cải đạo) cũng để dành lại sau. Trong giai đoạn chính, nó chỉ thó ló ra chút chút (như các video clip “lời chứng” có logo VTV). Người ta vẫn chú trọng việc nói cái gì, nhưng trước mắt, để chiếm cứ Mỹ Đình, thu hút công chúng, lợi dụng truyền hình, báo chí, thì việc nói như thế nào với nội dung tạm thời mới là quan trọng. Skhlovsky, cây bút quan trọng của trường phái hình thức, có một bài viết mà tên bài được đưa lên tầm khẩu hiệu “Nghệ thuật như là thủ pháp”. Ở đây người ta đạt đến nghệ thuật thuyền thông nhờ “thủ pháp”, chứ không có phép lạ. Mà khác với văn học nghệ thuật, thủ pháp trong truyền thông mang tính thủ đoạn nhiều hơn!

Thủ pháp đó chia sự kiện Nick làm 3 phần:

Phần 1: Tiền sự kiện

Truyền thông giới thiệu Nick. Mục tiêu là tạo công chúng, quảng cáo bán vé, bán sách, tập trung người cho các buổi diễn giảng. Nick từ một cái tên xa lạ đã gây được sự chú ý của công chúng rộng rãi. Không nói gì đến lời chứng cải đạo.

Phần 2: Trong sự kiện

Đẩy truyền thông lên đỉnh điểm. Nick diễn thuyết tại các sân vận động. Truyền hình trực tiếp. Công luận thu hút cao độ. Gây cơn phấn khích. Chỉ nói đến lời chứng cải đạo khi có cơ hội, có tính đột xuất.

Phần 3: Sau sự kiện

Diễn ra ngay khi Nick vẫn còn ở Việt Nam, nhưng đã kết thúc sự kiện tâm điểm. Nick xuất hiện ở nhà thờ giảng đạo, CHỈ NÓI “LỜI CHỨNG” CẢI ĐẠO.

Sau đó là việc khai thác tên tuổi Nick, duy trì càng lâu càng tốt hiệu ứng truyền thông đã có. Phía Tin Lành dùng việc đó vào mục tiêu cải đạo, với Nick càng nổi tiếng, càng được khâm phục, yêu mến bao nhiêu, thì cải đạo có hiệu quả bấy nhiêu. Thành quả sống của Nick được lý giải do Chúa. Bán sách Nick có nội dung tôn giáo, quảng bá dĩa hình, video clip “truyền bá phúc âm”. Rất tiếc, trong giai đoạn này, có truyền thông Phật giáo góp phần. Một vài trang web đăng bài ca ngợi, trong khi ấn phẩm giấy nhận quảng cáo nhiều kỳ.

Đó là nhìn truyền thông cho sự kiện Nick từ góc nhìn nghệ thuật, theo cách hiểu của chúng tôi. Còn có những nhà bình luận khác, vốn từ những cơ quan uy tín, như nhà báo Thanh Phương, Đài Phát thanh Quốc tế PhápRFI, đã gọi thẳng là “MARKETING” (bài đăng ngày 25/5/2013 trên mục “Phân tích” RFI tiếng Việt): “Dầu sao cũng phải thấy rằng, tuy không thể phủ nhận nghị lực phi thường của Nick, nhưng “chàng trai kỳ diệu” cơ bản vẫn là một nhà truyền giáo. Tin Lành, nhất là của Mỹ, rất giỏi trong việc truyền bá tôn giáo, qua các buổi diễn thuyết, qua việc phát hành sách và qua những hoạt động không khác gì marketing”

Thú thật, chỉ nhà báo của Radio France Internationale mới dám gọi là “marketing”, riêng tôi chỉ mới dám dùng từ “thủ pháp”.

Cái thành công của thủ pháp cải đạo đó, không phải chỉ là tài chiếm lấy Mỹ Đình bằng “defamiliarization”, lên sóng truyền hình quốc gia, mà là đã sử dụng được một Phật tử có tiếng NHƯ MỘT QUÂN CỜ.

Tại sao nhà bảo trợ không là một doanh nghiệp Cơ đốc nhân mà là một Phật tử tên tuổi được nhiều người biết đến? Đó là vì trước hết Phật tử bảo trợ thì mới “defamiliarization”, mới “lạ hóa”. Thứ hai, người bảo trợ là một Phật tử thì sẽ thêm một “lời chứng” nữa, rất có hiệu quả (sẽ phân tích trong một bài sau, nói riêng về kỹ thuật “lời chứng”). 
 
Minh Thạnh (PTVN)
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 469
  • Khách viếng thăm: 462
  • Máy chủ tìm kiếm: 7
  • Hôm nay: 45138
  • Tháng hiện tại: 2853281
  • Tổng lượt truy cập: 88657884
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012